Tại sao bị nóng tai

Tai là một trong những bộ phận khá quan trọng trong cơ thể chúng ta, tai đóng vai trò là cơ quan thính giác dùng để nghe các âm thanh xung quanh và phân tích chuyển thành tín hiệu về não bộ . Khi chúng ta bị nóng tai trái hay nóng tai phải ở Nam hay Nữ thì đó đều có những điềm báo trước cho chúng ta .

Ngoài các vấn đề về hắt xì hơi, nháy mắt trái , nháy mắt phải thì hôm nay Bất động sản Legoland hôm nay xin chia sẻ cho mọi người các vấ đề liên quan đến nóng tai Trái và nóng tai Phải để mọi người có thể biết được nó là điềm gì khi chúng ta gặp phải để có những cách phòng tránh nếu là điềm gở nhé .

Nóng tai có thể là do bệnh lý hoặc đó là 1 điềm báo về tâm linh . Đây là hiện tượng chúng ta tự nhiên cảm thấy ở khu vực tai khó chịu và nóng ran lên , nếu nhìn ở ngoài thì tai sẽ bị đỏ ửng lên . Hiện tượng nóng tai trái hay nóng tai phải này cũng được bắt gặp nhiều không hề ít tuy nhiên với hiện tượng này thì phần lớn gặp ở người lớn .

Hiện tượng nóng tai 

Theo quan niệm dân gian, thì tai là cơ quan thính giác thể hiện một phần phúc – lộc của con người. Nếu một ngày nào đó chúng ta gặp trường hợp nóng tai trái hay nóng tai phải bất ngờ bị nóng ran lên đó có thể là hiện tượng bênh lý và cũng có thể đó là lời mách bảo nào đó từ thế giới tâm linh huyền bí.

  • Nóng tai có thể là do chúng ta đang có biểu hiện của bệnh lý
  • Nóng tai cũng có thể là do điềm báo một vấn đề gì đó trong tương lai
  • Nóng tai cũng có thể là do bạn vừa hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến đôi tai

Đối với hiện tượng nóng tai thì chúng ta không phân biệt đó là nóng tai ở Nam hay Nữ mà chúng ta chỉ quan tâm đó là nóng tai phải hay nóng tai trái mà thôi . Chính vì thế nếu bạn gặp hiện tượng nóng tai phải thì hãy xem bạn gặp vấn đề hay điềm báo gì ở các khung giờ dưới đây nhé bởi hiện tượng nó còn phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn bị nóng tai trong ngày nhé . Các điềm báo nóng tai bên phải theo khung giờ :

Hiện tượng nóng tai phải

Nóng tai ở khung giờ từ 23h đến 1h [giờ Tý] :

Nếu bạn bị nóng tai phải ở khoảng thời gian này thì đây là điềm báo tốt cho bạn bởi bạn có thể sắp hoàn thành được mục tiêu được đặt ra mà bạn đã đặt ra mục tiêu hoàn thành trước đó . Chúc mừng bạn đã hoàn thành mục tiêu sớm nhé .

Nóng tai ở khung giờ từ 1h đến 3h [giờ Sửu]:

Khi có hiện tượng tai nóng ran lên ở trong thời điểm giờ Sửu này thì đó là một điềm báo sắp tới bạn có thể xẩy ra mâu thuẫn cãi vã nói chung là có chuyện bực mình nhé . Hãy cẩn thận và chủ động dĩ hòa vi quý mọi chuyện là tốt nhất bởi nó không có lợi chút nào cho bạn mà còn gây hỏng việc của bạn .

Nóng tai ở khung giờ từ 3h đến 5h [giờ Dần] :

Chúc mừng bạn vì đây là điềm báo tốt cho bạn bởi các cơ hội kinh doanh làm ăn của bạn hay nói là vận may của bạn đang sắp đến sẽ giúp bạn trở nên ăn nên làm ra nhé . Hãy cố gắng chớp lấy thời cơ này đó .

Nóng tai ở khung giờ từ 5h đến 7h [giờ Mão]  :

Đâylàđiềm báo tốt cho bạn bởi bạn sắp được cóngười mời điăn uốngđónhé , lời mời đócóthể từ người thânvà bạn bè của bạn đó .

Nóng tai ở khung giờ từ 7h đến 9h [giờ Thìn] :

Nếu theo tử vi và tướng số thì bị nóng tai phải ở giờ này thì đó là điềm báo sắp tới bạn sẽ nhận được một tin vui từ một người ở xa báo về cho bạn đó . hãy chuẩn bị tinh thần nhé .

Nóng tai ở khung giờ từ 9h đến 11h [giờ Tị] :

Nếu bạn bị nóng tai phải ở khung giờ này thì dây là điềm báo là có một người bạn của bạn khó khăn và người ấy đang rất cần sự giúp đỡ từ bản thân bạn. Hãy cố gắng giúp bạn đó vì sau đó có thể bạn sẽ được nhận nhiều hơn là cho đó.

Nóng tai ở khung giờ từ 11h đến 13h [giờ Ngọ] :

Bạn nên để ý những phát ngôn và tránh gây hiềm khích với bất kỳ ai vì rất có thể bạn sẽ nhận lại điều không tốt đâu .

Nóng tai ở khung giờ từ 13h đến 15h [giờ Mùi] :

Khi bạn gặp vấn đề tai phải bị nóng ở thời điểm này thì đây là điềm báo bạn rất dễ gây xích mích với người thân, nên biết nhường nhịn cho đối phương, cố hơn thua cũng không ích gì.

Nóng tai ở khung giờ từ 15h đến 17h [giờ Thân] :

Chúc mừng bạn vì điềm lành sắp tới sẽ đến với bạn đó bởi bạn sẽ gặp được 1 quý nhân hỗ trợ bạn trong con đường kinh doanh hay thăng quan tiến chức khi bạn làm cho cơ quan nhà nước .

Nóng tai ở khung giờ từ 17h đến 19h [giờ Dậu] :

Nếu trong khoảng thời gian này mà bạn gặp hiện tượng nóng tai phải thì đây là điềm báo là có một người khác giới đang có tương tư và thầm mong thầm nhớ bạn đó . Hãy cố gắng tỏ tình với người đó sớm nhé vì đó là người rất chân thành và tốt tính đó .

Nóng tai ở khung giờ từ 19h đến 21h [giờ Tuất]:

Bạn sắp có niềm vui mới hay có tài lộc ập đến đó

Nóng tai ở khung giờ từ 21h đến 22h [giờ Hợi] :

Khi bạn gặp hiện tượng tai phải nóng thì rất có khả năng lớn xảy ra kiện tụng, mất tiền, bạn nên tìm cách hỏa giải, chớ kéo dài thời gian chỉ mất thêm tiền bạc mà chẳng ích gì.

Có thể bạn quan tâm :

Đối với tai bên trái ở Nam hay Nữ thì hiện tượng nóng tai trái đều có điềm báo giống nhau và nó điềm báo đó còn tùy thuộc vào trong khoảng thời gian khác nhau . Cụ thể dưới đây :

Hiện tượng nóng tai trái

Nóng tai ở khung giờ từ 23h đến 1h [giờ Tý] :

Nếu bạn bị nóng tai trái trong khoảng thời gian này thì đó làm điềm báo sắp tới bạn sẽ gặp được người mà đã từng giúp đỡ bạn .

Nóng tai ở khung giờ từ 1h đến 3h [giờ Sửu]:

Nếu trong thời gian này bạn thấy tai trái nóng thì đây là điềm báo rất có thể trong ngày hôm đó bạn sẽ gặp phải chuyện bực mình gây ra cãi cọ với người khác . Tốt nhất bạn nên kiềm chế nhé .

Nóng tai ở khung giờ từ 3h đến 5h [giờ Dần] :

Chúc mừng bạn vì rất có thể bạn sẽ nhận được tài lộc và may mắn từ người khác đó

Nóng tai ở khung giờ từ 5h đến 7h [giờ Mão]  :

Bạn sắp có một quý nhân phù trợ trong công việc và trong đời sống hằng ngày

Nóng tai ở khung giờ từ 7h đến 9h [giờ Thìn] :

Nếu bạn bị nóng tai trái từ 7h sáng tới 9h sáng thì có thể bạn sẽ gặp một chuyện nào đó không được may mắn bởi nó có thể ập đến bất ngờ . Hãy cẩn thận trong việc di chuyển của mình nhé .

Nóng tai ở khung giờ từ 9h đến 11h [giờ Tị] :

Nếu bạn đang bị tai trái nóng ở khoảng thời gian này thì là đang có ai đó đang nhắc tới bạn có thể là nguo

Nóng tai ở khung giờ từ 11h đến 13h [giờ Ngọ] : Bạn sắp có người mời đi ăn uống đó

Khung giờ từ 13h đến 15h [giờ Mùi] :

Nếu bạn là người đã lập gia đình thì rất có thể nhận được món quà từ người thân của bạn có thể chồng hoặc vợ . Còn nếu bạn chưa lập gia đình thì rất có thể bạn sẽ có người tỏ tỉnh với bạn một cách chân thành nhất .

Nóng tai ở khung giờ từ 15h đến 17h [giờ Thân] :

Bạn rất có thể gặp chuyện buồn trong tình cảm vì đối phương của bạn hiểu lầm bạn gây ra tranh cãi không hiểu ý nhau . Hãy cẩn thận nhé .

Nóng tai ở khung giờ từ 17h đến 19h [giờ Dậu] :

Nếu bạn nóng tai trái trong khoảng thời gian từ 17h tối đến 19h tối thì đây là điềm báo về sức khỏe của bạn đang có vấn đề  . Hãy cố gắng đi đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt .

Nóng tai ở khung giờ từ 19h đến 21h [giờ Tuất]:

Rất có thể bạn sẽ gặp 1 điều gì đó may mắn

Nóng tai ở khung giờ từ 21h đến 23h [giờ Hợi] :

Nếu tai trái của bạn nóng ran lên trong khoảng thời gian này thì đó là điềm lành có thể bạn gặp được quý nhân phù trợ nhé .

  • Nóng tai trái: 75, 12, 03
  • Nóng tai phải: 36, 99, 48
  • Nóng cả hai tai: 66, 28, 91

Nếu bạn bị nóng tai trái hay tai phải để khắc phục nhanh chóng hiện tượng thì hãy tham khảo các cách sau .

Cách làm giảm bị nóng tai nhanh nhất  : Chúng ta có thể sử dụng đá lạnh để chờm để giảm nhiệt độ của tai .

Với những thông tin về điềm báo của hiện tượng nóng tai Trái và nóng tai Phải ở trên đối với cả Nam và Nữ thì hi vọng Legoland giúp bạn có thêm những thông tin chuẩn xác nhất nhé .

1.ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng tai đỏ [Red ear syndrome – RES] là một rối loạn không thường gặp, biểu hiện bởi các cơn đau và đỏ một bên hoặc cả hai tai.

Hội chứng tai đỏ có thể gặp ở mọi độ tuổi với độ tuổi khởi phát trung bình là 44 tuổi [từ 4–92 tuổi].

Ở trẻ em, chủ yếu gặp ở nam với tỷ lệ nam/nữ = 2/1, trong khi ở người lớn giới nữ gặp nhiều hơn một chút với tỷ lệ nữ/nam=1.25/1.

Các nghiên cứu ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy trong các bệnh nhân đến khám tại phòng khám tâm thần kinh vì đau nửa đầu thì có đến 20–25% mắc hội chứng tai đỏ, điều đó có nghĩa là hội chứng này phổ biến hơn 100 trường hợp được báo cáo.

Hội chứng tai đỏ có thể được phân loại là nguyên phát và thứ phát.

RES nguyên phát thường gặp hơn ở trẻ nam, thường liên quan đến đau nửa đầu và thường liên quan đến cả hai tai. Một dưới nhóm của hội chứng tai đỏ nguyên phát có thể là một dạng của bệnh đau và đỏ đầu chi [erythromelalgia].

RES thứ phát thường gặp hơn ở phụ nữ trưởng thành, liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh cột sống cổ hoặc khớp thái dương hàm và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.

2. NGUYÊN NHÂN

– Cơ chế bệnh sinh của hội chứng tai đỏ vẫn chưa được biết rõ và có thể khác nhau giữa 2 nhóm.

– Có hai giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của RES

+ Giả thuyết trung tâm: hội chứng tai đỏ nguyên phát được cho là một kiểu đau đầu liên quan đến hệ tự chủ của thần kinh sinh ba do rối loạn điều hòa ở thân não.

+ Giả thuyết ngoại vi: gợi ý rằng hội chứng tai đỏ thứ phát là do rối loạn chức năng hoặc kích thích ở các dây thần kinh cột sống cổ [chủ yếu là rễ C3].

3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

– Triệu chứng đặc trưng:

+ Những cơn đau và đỏ kịch phát ở một hoặc cả hai tai ngoài, đôi khi có thể lan ra má bên cạnh.

+ Khoảng 2/3 trường hợp xảy ra ở một bên tai, chủ yếu là tai trái. Gần một phần ba các trường hợp còn lại xuất hiện ở cả 2 tai.

+ Cảm giác đau thường bỏng rát, khó chịu từ trung bình đến nặng. Đôi khi có hiện tượng sưng tai kèm theo cảm giác căng tức và các triệu chứng khác như đỏ hoặc chảy nước mắt.

– Tần suất: có thể thay đổi từ nhiều đợt mỗi ngày cho đến các cơn không liên tục xảy ra theo từng cụm mỗi tháng hoặc hai tháng. Đa số các trường hợp ghi nhận các cơn xuất hiện hàng ngày.

– Thời gian: mỗi cơn có thể chỉ kéo dài vài giây, tối đa 4 giờ, nhưng thường kéo dài 30-60 phút.

– Các cơn có thể tự phát hoặc có yếu tố kích hoạt.

+ Các yếu tố kích hoạt thường gặp ở hội chứng tai đỏ thứ phát nhiều hơn, bao gồm nóng tai, chạm hoặc cọ xát tai, chải tóc, đánh răng hoặc nghiến răng, hoặc nhai.

+ Khi kết hợp với đau nửa đầu, các triệu chứng về tai thường bắt đầu cùng lúc với cơn đau đầu và hết khi cơn đau đầu kết thúc. Tuy nhiên, tai có thể không đỏ lên với mỗi cơn đau nửa đầu.

+ Đỏ tai cũng có thể xảy ra như một phần của bệnh đau và đỏ đầu chi [erythromelalgia], thường xảy ra cùng lúc với các triệu chứng bàn tay và bàn chân điển hình hơn.

– Các bệnh liên quan với hội chứng tai đỏ

+ Đau nửa đầu

+ Bệnh lý cột sống cổ trên

+ Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

+ Bệnh đau và đỏ đầu chi [Erythromelalgia]

+ Hội chứng đỏ và rối loạn cảm giác bàn tay-chân [Palmoplantar erythrodysaesthesia]

4.CHẨN ĐOÁN

– Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng tai đỏ:

A: Các cơn đau tai ngoài kéo dài đến 4 giờ

B: Đau tai có ít nhất hai trong số các đặc điểm sau:

i.Cảm giác nóng rát

ii. Một bên

iii. Mức độ nhẹ đến trung bình

iiii.Được kích hoạt bởi kích thích vào da hoặc kích thích nhiệt vào tai

C: Đau tai kèm theo đỏ tai ngoài cùng bên.

D: Các cơn xảy ra với tần suất ≥1 lần mỗi ngày, mặc dù các trường hợp với tần suất thấp hơn có thể xảy ra

E: Ít nhất 20 cơn đáp ứng tiêu chí A – D

F: Không giải thích được bằng các rối loạn khác.

– Các thăm dò được khuyến cáo ở bệnh nhân hội chứng tai đỏ bao gồm:

+ MRI cột sống cổ và não

+ Đánh giá chỉnh nha khớp thái dương hàm.

– Chẩn đoán phân biệt

+ Viêm đa sụn tái diễn

+ Viêm da tiếp xúc

+ Viêm mô bào hoặc viêm màng sụn do tụ cầu vàng hoặc Pseudomonas aeruginosa

+ Cước

5. ĐIỀU TRỊ

– Các biện pháp chung

+ Tránh các yếu tố khởi phát

+ Phòng/điều trị đau đầu

+ Làm mát tai trong các cơn cấp tính.

– Các biện pháp cụ thể

+ Hội chứng tai đỏ thường khó điều trị.

+ Các báo cáo về indomethacin cho kết quả không nhất quán.

+ Gabapentin dường như là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất.

6. TIÊN LƯỢNG

Hội chứng tai đỏ thường là một tình trạng mạn tính. Trong một số trường hợp, tần suất các cơn có thể giảm dần theo thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lance JW. The red ear syndrome. Neurology. 1996;14[3]:617–620. doi: 10.1212/WNL.47.3.617
  2. Sklebar D, Sklebar I, Vrabec-Matkovic D, Cengic L. Red ear syndrome–chronic pain syndrome of low prevalence. Acta Clin Croat. 2010;14[3]:327–329
  3. Raieli V, Compagno A, Brighina F, La Franca G, Puma D, Ragusa D. et al.Prevalence of red ear syndrome in juvenile primary headaches. Cephalalgia. 2011;14[5]:597–602. doi: 10.1177/0333102410388437
  4. Brill TJ, Funk B, Thaci D, Kaufmann R. Red ear syndrome and auricular erythromelalgia: the same condition? Clin Exp Dermatol. 2009;14[8]:e626–e628. doi: 10.1111/j.1365-2230.2009.03342.x.
  5. Ramirez CC, Kirsner RS. A refractory case of erythromelalgia involving the ears. Am J Otolaryngol. 2004;14[4]:251–254. doi: 10.1016/j.amjoto.2004.02.008.

Bài viết: BSNT Trịnh Ngọc Phát

Đăng bài: Phòng CTXH

Video liên quan

Chủ Đề