Tại sao ánh sáng ảnh hưởng đến thoát hơi nước

Thoát hơi nước là một quá trình tương tự bay hơi. Nó là một phần của chu trình nước trong cơ thể thực vật, và là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây [tương tự như đổ mồ hôi], đặc biệt xảy ra trong lá nhưng cũng có trong thân cây, hoa và rễ. Bề mặt lá có các khí khổng [lỗ khí], và ở hầu hết các loài, nó có nhiều hơn ở mặt dưới của lá. Lỗ khí được bao bọc bởi các tế bào bảo vệ mở và đóng các lỗ.[1] Thoát hơi nước qua lá xảy ra qua các lỗ khí, và có thể coi là một "phí tổn" cần thiết liên quan đến việc mở các lỗ khí cho phép sự khuếch tán của khí cacbon dioxide từ không khí để quang hợp. Quá trình này cũng làm mát cây, làm áp suất thẩm thấu thay đổi, và cho phép lưu thông các chất dinh dưỡng, chất khoáng và nước từ rễ đến chồi.[1]

Khí khổng lá cà chua

Đám mây trong rừng Amazon là kết quả của quá trình thoát hơi nước.

Dòng chất của nước lỏng từ rễ đến lá được thúc đẩy một phần bởi hoạt động mao dẫn. Tuy nhiên, trong các cây cao, lực hấp dẫn chỉ có thể bị vượt qua bằng cách giảm áp lực thủy tĩnh [nước] trong các bộ phận phía trên của cây do sự khuếch tán của nước ra khỏi các lỗ khí vào khí quyển. Nước được hấp thụ tại rễ bằng thẩm thấu dẫn các chất dinh dưỡng khoáng chất hòa tan cùng theo, qua xylem [chất gỗ].

Thực vật điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước thông qua mức độ mở lỗ khí. Tốc độ thoát hơi nước cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu bay hơi của không khí xung quanh lá như độ ẩm, gió, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. Sự cung cấp nước của đất và nhiệt độ đất có thể ảnh hưởng đến sự mở lỗ khí, và bằng cách ấy là tốc độ thoát hơi nước. Lượng nước bị mất của cây cũng phụ thuộc vào kích thước của nó và số lượng nước hấp thụ vào rễ. Thoát hơi nước qua khí khổng chiếm phần lớn sự mất nước của cây, nhưng một số sự bốc hơi trực tiếp cũng diễn ra, thông qua lớp biểu bì của lá và cành non. Thoát hơi nước làm mát cây do hơi nước thoát ra mang theo nhiệt năng.[2]

Bảng sau đây tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước của thực vật.

Đặc trưng Điều này ảnh hưởng đến thoát hơi nước như thế nào
Số lượng lá Có nhiều lá [hoặc gai, hoặc cơ quan quang hợp khác] hơn sẽ có nhiều lỗ khí hơn trên bề mặt của nó để trao đổi khí. Điều này sẽ dẫn đến một lượng lớn sự mất nước và tăng diện tích bề mặt cho bốc hơi.
Số lượng khí khổng Nhiều lỗ khí hơn sẽ gây thoát hơi nước nhiều hơn.
Sự hiện diện của lớp biểu bì Một lớp biểu bì sáp hoặc có tính phản xạ sẽ ngăn chặn sự nóng lên của các lá. Điều này làm giảm nhiệt độ và tốc độ bay hơi từ lá. Đây là điều cần thiết cho các cây có nhu cầu giảm thiểu sự mất nước, và được tìm thấy trên nhiều cây ưa khô hạn.
Ánh sáng cung cấp Khí khổng trực tiếp liên quan đến tốc độ thoát hơi nước, đặc biệt mở ra khi quang hợp. Trong khi có những trường hợp ngoại lệ cho điều này [chẳng hạn như khí khổng mở ra ban đêm hay các cây "quang hợp kiểu CAM"], nói chung một nguồn cung cấp ánh sáng sẽ khuyến khích các khí khổng mở.
Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ trong ba cách:

1] Tăng tốc độ bốc hơi do nhiệt độ tăng sẽ đẩy nhanh sự mất nước.
2] Độ ẩm tương đối giảm xuống bên ngoài lá sẽ làm tăng gradien thế nước.
3] Động năng tăng lên của các hạt hơi nước hỗ trợ sự khuếch tán ra ngoài của lá.

Độ ẩm Môi trường xung quanh khô hơn sẽ làm cho gradien thế nước dốc hơn, và làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
Gió Nước bị mất từ ​​thoát hơi nước thường sót lại trong một lớp dưới lá. Nếu còn lại một mình, điều này có thể làm giảm lượng mất nước do gradien thế nước từ bên trong ra ngoài lá là hơi thấp hơn, do sự tích tụ hơi nước tại đó. Nếu có gió, nước bị thổi đi và gradien vẫn sẽ cao hơn.
Cấp nước Ít nước có sẵn hay thiếu nguồn cung cấp cũng có thể kích thích các thay đổi khác làm giảm tốc độ thoát hơi nước.

Lá một cây ưa khô hạn teo nhỏ khi môi trường khô nóng và phình to ra trở lại khi môi trường thuận lợi hơn.

Một cây phát triển đầy đủ có thể mất vài trăm lít nước thông qua lá của nó vào một ngày nóng, khô. Khoảng 90% lượng nước hút vào rễ của cây được sử dụng cho quá trình này. Độ thoát hơi nước là tỷ lệ giữa khối lượng nước thoát hơi ra với khối lượng chất khô được sản xuất, độ thoát hơi nước của các loại cây trồng có xu hướng nằm trong khoảng từ 200 đến 1.000 [ví dụ, cây trồng thoát 200 đến 1.000 kg nước cho mỗi kg chất khô nó sản xuất ra].[3] Tốc độ thoát hơi nước của thực vật có thể được đo lường bằng một số kỹ thuật, bao gồm cả potometers, thẩm kế, porometers,...

Cây trên sa mạc và các loài cây lá kim có các cấu trúc thích nghi đặc biệt, chẳng hạn như các lớp biểu bì dày, diện tích lá giảm xuống, khí khổng chìm và những sợi lông để giảm thoát hơi nước và bảo tồn nước. Nhiều loài xương rồng tiến hành quang hợp trong thân cây mọng nước, chứ không phải là lá, nên diện tích bề mặt của chồi rất thấp. Nhiều cây sa mạc có một loại quang hợp đặc biệt, gọi là trao đổi chất axít crassulacean hay quang hợp CAM, trong đó các lỗ khí đóng trong thời gian ban ngày và mở vào thời gian ban đêm khi sự thoát hơi nước là thấp hơn.

  • Thủy văn học [nông nghiệp]
  • Thông lượng ẩn nhiệt
  • Chất chống thoát hơi nước - một chất ngăn chặn quá trình thoát hơi nước

  1. ^ a b Benjamin Cummins [2007], Biological Science [ấn bản 3], Freeman, Scott, tr. 215
  2. ^ Debbie Swarthout and C.Michael Hogan. 2010. Stomata. Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment, Washington, DC
  3. ^ Martin, J.; Leonard, W.; Stamp, D. [1976], Principles of Field Crop Production [Third Edition], New York: Macmillan Publishing Co., Inc., ISBN 0-02-376720-0

  • Transpiration by Trees
  • USGS The Water Cycle: Evapotranspiration Lưu trữ 2013-12-07 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thoát_hơi_nước&oldid=67007296”


SGK Lớp 11 – Bài 12 – Trang 51

1. Mục Đích:

Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng trên tỉ lệ thoát hơi nước.

2. Chuẩn bị lý thuyết:

Nước được hấp thụ bởi thực vật từ đất. Tuy nhiên, thực vật không sử dụng tất cả nguồn nước hấp thụ cho sự quang hợp. Lượng nước thừa, cùng với nước tiết ra từ các tế bào trong quá trình hô hấp của mô, được thải ra thông qua sự hô hấp. Lượng nước tiêu hao [dạng hơi nước] chủ yếu là qua lỗ khí của lá. Hô hấp phụ thuộc vào việc làm bay hơi.  Từ đó, bất kỳ các nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ bay hơi [như độ ẩm, gió, ánh sáng và nhiệt độ]  cũng sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ hô hấp.

Trong phần này, bạn sẽ xác định cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến tỉ lệ hô hấp như thế nào. Cường độ ánh sáng có liên quan đến tổng số năng lượng ánh sáng chiếu vào bề mặt của lá. Cường độ ánh sáng không giống nhau ở mọi nơi, cường độ sẽ mạnh ở những nơi không có mây và ít hơi ẩm trong không khí.

Bạn sẽ dùng đèn và đặt nó ở nhiều vị trí khác nhau để có nhiều cường độ ánh sáng riêng biệt [xem Hình 4]. Cho loại thực vật thủy sinh có nhiều tán lá lớn vào ống nhựa cách không khí chứa đầy nước. Vì thực vật có sự thoát hơi nước nên cọng lá sẽ hút nước.  Áp suất trong ống nhựa sẽ giảm xuống và ta có thể đo áp suất đó bằng Cảm biến Áp suất khí.

3. Đồ dùng cần thiết:

aMixer và phần mềm Addestation

01 Cảm biến Áp suất khí [có kèm theo ống nhựa và nút đóng]

1 Giá đỡ với 2 thanh kẹp

1 loại cây đang phát triển mạnh mẽ

1 ống nhựa dài 15 cm [dùng để cho cây vào]

1 cái kéo

1 thước dài 1 m

1 bút đánh dấu

chất dẻo platixin

1 đèn 40 W

4. Thực hành:

Click đúp vào biểu tượng  trên màn hình để khởi động chương trình Addestation.

Nối aMixer vào máy vi tính.  Nếu bạn chưa [hoặc không chắc] đã định chuẩn cho aMixer hay chưa, hãy định chuẩn ngay bằng cách click vào menu “Tuỳ chọn”, sau đó “Chuẩn hoá aMixer và Cảm biến”.  Kế đến, click “Chuẩn hoá”, tiếp tục “Bắt đầu” sau đó click “OK”.

Nối Cảm biến Áp suất khí vào CH 1 của aMixer.  Gắn ống nhựa [kèm nút đóng] vào Cảm biến Áp suất khí [xem Hình 1].

Click menu “Hiệu chỉnh nhanh”, sau đó “Bộ Addestation Sinh học”, tiếp tục “Bài 14: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sự thoát hơi nước”.

Bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình như hình trên.

Chọn loại cây đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều tán lá lớn và cọng lá rắn chắc có cùng đường kính với đường kính của ống nhựa.

Dùng kéo cẩn thận cắt bỏ phía dưới thân cây một góc khoảng 45°.

Cắm thân cây vào ống nhựa. Cắm ít nhất khoảng 2 cm thân cây vào ống nhựa.  Giữ chặt cây và ống nhựa bằng  chất dẻo platixin để không khí không lọt vào.

Đảo ngược cây [xem hình dưới đây] và cho thêm nước vào phía cuối ống nhựa bằng cách dùng ống hút .  Nếu nước chảy ra ngoài, cố gắng điều chỉnh chất dẻo.

Cho nước vào đến mức 0.5 cm tính từ vành ống nhựa.  Đánh dấu trên ống nhựa như là mực nước khởi điểm [xem Hình 3]. Điều này giúp bạn canh đều mực nước cho lần thực nghiệm kế tiếp.

Gắn chặt nút đóng vào phần mở ở cuối ống nhựa.  Kẹp chặt cả ống nhựa và nút đóng vào khung cố định.

Lưu ý:

Hãy chắc rằng không có bọt khí trong ống nhựa suốt quá trình thực nghiệm. 

Đặt kẹp cách xa 45 cm và bật đèn lên.

Cho cây thích nghi với môi trường mới trong vòng 5 phút

Sau 5 phút, kết nối cảm biến áp suất khí bằng ống dẫn áp suất [xem hình 4] và click vào nút

  để  thu dữ liệu, chúng sẽ tự động ngừng lại sau 10 phút.

Click vào nút “Phân tích dữ liệu” và sau đó là nút “Hồi quy tuyến tính”. Máy sẽ hiển thị lên dữ liệu nào tốt nhất. Cân bằng dữ liệu, lấg 5 chữ số thập phân. Viết lại đường áp suất như bảng 1.

Click vào “Phân tích dữ liệu”“Thoát khỏi mã phân tích dữ liệu”. Sau cùng là click vào nút “Xoá tất cả dữ liệu”

Lập lại từ bước [9] đến bước [16] với khoảng cách 25 cm.

5.Kết qu:

6.Câu hỏi:

  1. Trong thí nghiệm, tại sao cường độ ánh sáng lại ảnh hưởng lên tốc độ thoát hơi nước? Giải thích.
  2. Từ những thí nghiệm trên hãy so sánh sự thoát hơi nước của cây giữa ánh sáng ban đêm và ánh sáng ban ngày.
  3. Bạn có những mong chờ gì nếu sử dụng cây có lá nhỏ hơn để làm thí nghiệm.

Video liên quan

Chủ Đề