Xã đạt chuẩn nông thôn mới là gì

Các em nhỏ phải dùng đèn dầu để học bài. [Ảnh: Minh Tâm/Vietnam+]

Tháng 1/2020, đồng bào các dân tộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên [Hà Giang] phấn khởi vì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hơn 3 năm qua, trên 200 hộ dân 4 thôn vùng cao nơi đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia.

Hiện nay, để có điện sinh hoạt người dân phải tự kéo thiết bị điện mini bằng sức nước, một số hộ khá giả hơn tự kéo điện lưới từ các bản khác về. Nhiều hộ dân không có điều kiện vẫn phải sử dụng đèn dầu.

Nghịch lý ở chỗ, Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên đã hoàn thành đầu tư công trình cấp điện cho 4 thôn này từ tháng 4/2020 với số vốn trên 7,4 tỷ đồng nhưng hiện nay điện vẫn chưa được đóng.

Mòn mỏi chờ điện lưới quốc gia

Phương Tiến là xã vùng đệm của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 10km. Mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng trên 200 hộ dân ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến gồm Xà Phìn, Mào Phìn, Nậm Tẹ và Nà Màu vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Để có điện sinh hoạt, gia đình ông Lý Văn Toàn ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến phải tự kéo thiết bị điện mi ni bằng sức nước. Dù mất nhiều công sức dẫn nước từ trên núi về nhưng điện năng cũng chỉ đủ dùng cho mấy bóng đèn công suất nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, khi trời mưa to, máy hỏng, đứt dây hoặc bị rác cuốn vào, gia đình ông phải sử dụng đèn dầu.

Ông Lý Văn Toàn cho biết, sử dụng thiết bị điện mini bằng sức nước nguy cơ mất an toàn cao. Các thiết bị này thường được đặt ở khá xa nhà và để ngoài trời, sau thời gian sử dụng, vỏ máy han, gỉ dẫn đến máy bị rò điện, gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Không có điện không thể phát triển sản xuất được. Gia đình ông cùng một số hộ dân đã mua các thiết bị để phục vụ sinh hoạt và sử dụng máy móc nông nghiệp nhưng do nguồn điện không ổn định dẫn đến sử dụng không hiệu quả, nhanh hỏng.

Xà Phìn là thôn vùng cao của xã Phương Tiến, với 53 hộ đồng bào Dao sinh sống. Hiện toàn thôn có khoảng hơn 30% hộ dân dùng thiết bị điện mini bằng sức nước, 5 gia đình có điều kiện hơn tự bỏ ra hơn 130 triệu đồng kéo điện lưới từ Trạm biến áp thôn Nà Màu về, sau đó chia cho các hộ khác dùng chung. Trung bình ở đây có 5-7 hộ chung nhau một đường điện. Hơn 5km đường điện tự kéo về, người dân phải mua ít nhất là 20 cuộn dây điện tương đương gần 30 triệu đồng/hộ.

Chỉ cho chúng tôi đường dây diện mắc chằng chịt trên cột tre sau nhà, ông Đặng Văn Giang cho biết, do trạm biến áp ở xa nên những hộ kéo điện lưới từ bản khác về điện năng tiêu hao nhiều, thường xuyên chập chờn nên rất khó khăn trong lao động, sản xuất.

Toàn thôn chỉ có một chiếc máy xay sát nhưng do giá xăng dầu tăng cao nên cũng phải đóng cửa. Những gia đình tận dụng khe nước để lắp máy phát điện mini cũng chỉ thắp sáng khoảng bảy tháng trong năm, còn lại phải dùng đèn dầu.

Điểm trường mầm non nằm ở đầu thôn Xà Phìn, nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia. [Ảnh: Minh Tâm/Vietnam+]

Điểm trường mầm non nằm ở đầu thôn Xà Phìn, nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia, các thầy cô nơi đây phải kéo nhờ điện nhà người dân phục vụ việc giảng dạy, học tập hàng ngày. Điểm trường chỉ có 20 cô trò nhưng điện chỉ đủ cho một chiếc bóng chiếu sáng 50W và một quạt treo tường.

[Quan Hóa: Dân bản vùng cao ở gần nhà máy điện vẫn mòn mỏi chờ điện]

Cô giáo Vàng Thị Hương, giáo viên điểm trường chia sẻ, do không có điểm, điểm trường đã mắc nhờ điện của người dân trong thôn để có chút ánh sáng và quạt cho các con nhưng cũng rất bất tiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phương Tiến cho biết, toàn xã còn 4 thôn vùng cao với 286 hộ đồng bào Dao chưa có điện sinh hoạt. Thiếu điện nên việc tiếp cận thông tin của người dân hạn chế. Các hộ dân ở 4 thôn không có điện hầu hết là hộ nghèo, cận nghèo. Việc phát triển kinh tế-xã hội và duy trì các tiêu chí nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

"Nợ" tiêu chí đến bao giờ?

Dự án cấp điện cho 4 thôn vùng cao xã Phương Tiến gồm Nà Màu, Mào Phìn, Xà Phìn và Nặm Tẹ nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2019-2022.

Dự án do Ban Quản lý các công trình huyện Vị Xuyên làm chủ đầu tư, công trình được khởi công từ 10/2019 có tổng mức đầu tư hơn 7,4 tỷ đồng, đặt mục tiêu cấp điện cho khoảng 300 hộ dân...

Vui mừng vì công trình điện kéo về thôn bản, người dân đã góp công sức, hiến đất dựng cột cùng đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án. Gần 3 năm qua, dù đã hoàn thành cơ bản các hạng mục, đường điện kéo về tận bản nhưng đến nay người dân vẫn mòn mỏi mong chờ đóng điện.

Hơn 200 hộ dân 4 thôn vùng cao xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên vẫn chưa có điện lưới quốc gia. [Ảnh: Minh Tâm/Vietnam+]

Là người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, ông Đặng Văn Háu, Trưởng thôn Xà Phìn cho biết, ông đã nhiều lần đại diện cho Chi bộ thôn và người dân kiến nghị chính quyền sớm cấp điện cho người dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ huyện Vị Xuyên đến tỉnh Hà Giang. Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên đã có văn bản hứa với người dân hoàn thành đóng điện từ tháng 4/2020 nhưng không biết vì lý do gì đến giờ vẫn chưa thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phương Tiến cho biết thêm, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ tháng 1/2020 nhưng niềm vui ấy vẫn không xóa được khoảng cách có điện ở vùng thấp và “trắng điện” ở các thôn vùng cao.

Trước khi công nhận, các sở, ban, ngành của tỉnh, phòng, ban chuyên môn của huyện đã lên thẩm định các tiêu chí nhưng đến nay tiêu chí điện vẫn còn nợ với 4 thôn vùng cao.

Theo quy định, xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện đạt 95% trở lên. Tiêu chí điện góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng nông thôn. Để “nợ” tiêu chí điện trong nhiều năm là một nghịch lý, gây khó khăn cho địa phương trong việc duy trì các tiêu chí nông thôn mới khác.

Tìm hiểu nguyên nhân này, ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án của Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên cho biết, đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Điện lực tỉnh Hà Giang nghiệm thu công trình, các chỉ số đo tiếp địa, kỹ thuật chống sét chưa hoàn thành. Hơn nữa, ngành Điện yêu cầu danh mục thu hồi đất nên chưa thể đóng điện.

Ngày 17/8/2021, Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang đơn vị huyện Vị Xuyên gồm các ông, bà: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang; Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên... đã tiếp xúc cử tri tại xã Phương Tiến.

Tại buổi tiếp xúc, bà con kiến nghị kéo điện cho 4 thôn vùng cao. Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang và Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên đã hứa sẽ sớm giải quyết đóng điện cho bà con nhưng gần 1 năm sau kể từ buổi tiếp xúc cử tri người dân nơi đây vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Trong chiến lược phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, thôn Xà Phìn được Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên định hướng xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng. Việc công trình điện lưới quốc gia chưa hoàn thành vừa gây khó khăn cho người dân phát triển sản xuất, vừa gây lãng phí thất thoát tài sản của Nhà nước. Mong mỏi lớn nhất của người dân ở Phương Tiến hiện nay là chính quyền không “thất hứa” thêm một lần nữa./.

Minh Tâm [Vietnam+]

Một trong các nội dung của tiêu chí giao thông xã nông thôn mới nâng cao là tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết.

Trong đó, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới có 19 tiêu chí. Cụ thể, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí [1- Quy hoạch]; nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí [2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư]; nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí [10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn]; nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí [14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh].

Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai có các nội dung: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên; đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 48 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 39 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 53 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 44 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 62 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 53 triệu đồng/người trở lên.

Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn gồm các nội dung: Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững; thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương; có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống [nếu có] gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường; có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Tiêu chí về y tế có 4 nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế [áp dụng đạt cho cả nam và nữ]; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi [chiều cao theo tuổi]; tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử.

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung; đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định;...

19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Quyết định cũng quy định cụ thể xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025:

1- Là xã đạt chuẩn nông thôn mới [đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025].

2- Đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: 1- Quy hoạch; 2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Giáo dục; 6- Văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và Truyền thông; 9- Nhà ở dân cư; 10 -Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 14- Y tế; 15- Hành chính công; 16- Tiếp cận pháp luật; 17- Môi trường; 18- Chất lượng môi trường sống; 19- Quốc phòng và An ninh.

Trong đó, về tiêu chí quy hoạch có các nội dung: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch; có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Tiêu chí giao thông gồm các nội dung: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết [biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…] theo quy định; tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp: Được cứng hóa và bảo trì hàng năm; có các hạng mục cần thiết theo quy định [biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…] và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 58 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 47 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là từ 64 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 52 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 76 triệu đồng/người trở lên.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc huyện nghèo và huyện vừa thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020, mức đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, công bố chỉ tiêu cụ thể và ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 8/3/2022.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định của trung ương, gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên, giàu bản sắc văn hóa truyền thống.

Phân công Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao sau đạt chuẩn trên địa bàn để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

Đối với xây dựng nông thôn mới thôn, bản, ấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng thôn, bản, ấp trên địa bàn để ban hành và chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đồng bộ với tiêu chí nông thôn mới cấp xã.

 Chí Kiên


Video liên quan

Chủ Đề