Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Bảng chấm công là gì? Các phương pháp và cách điền bảng chấm công được sử dụng ở các doanh nghiệp? Các mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2022?

Chấm công là công việc thường xuyên và vô cùng quan trọng đối với tất cả các tổ chức, đặc biệt là những tổ chức có số lượng nhân viên lớn. Bảng chấm công thường quản lý ngày công trong tháng, có tên và chức vụ của tất cả các nhân viên trong công ty. Sau đây, Học viện TACA xin gửi đến các bạn các mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2022.

  • Bảng chấm công là gì?
  • Các phương pháp chấm công phổ biến 
    • Chấm công theo ngày 
    • Chấm công tính theo giờ (hoặc theo ca)
  • Cập nhật mẫu bảng chấm công Excel mới nhất năm 2022
  • Mẫu Bảng chấm công hàng ngày
  • Mẫu bảng chấm công sản xuất
  • Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
  • Hướng dẫn điền Bảng chấm công

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng trong mọi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức để theo dõi ngày làm việc thực tế, ngày nghỉ, thời gian nghỉ việc hưởng BHXH, v.v. để đánh giá sự siêng năng, chăm chỉ và tích cực, hiệu quả công việc của từng người lao động, làm cơ sở để công ty, tổ chức trả lương. 

Đối với một vài mô hình kinh doanh, việc chấm công này không quá quan trọng, nhưng để xây dựng một tổ chức hoạt động kinh doanh ổn định và lâu dài, bền vững thì việc chấm công là rất cần thiết. 

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Các phương pháp chấm công phổ biến 

Tùy theo mô hình hoạt động và tính chất công việc mà mỗi công ty, đơn vị, tổ chức sẽ có những phương pháp để chấm công khác nhau. 

Chấm công theo ngày 

Nhân viên sẽ chấm công một lần trước khi bắt đầu làm việc và một lần sau khi kết thúc ca làm trong ngày. Một ngày làm việc được tính bằng một ký hiệu được chỉ định trước đó trong bảng chấm công. Nếu trong ngày, nhân viên thực hiện 2 nhiệm vụ với thời gian khác nhau thì tính thời gian chấm công theo ký hiệu của nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian hơn hoặc việc thực hiện trước. 

Thông thường, những tổ chức thực hiện hình thức chấm công này là những công ty có nhân viên làm việc trong giờ hành chính, điển hình là công việc 8h/ngày. Căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày, người có trách nhiệm phụ trách sẽ thu thập và tính ra bảng chấm công hàng tháng. 

Chấm công tính theo giờ (hoặc theo ca)

Người lao động làm được bao nhiêu công việc thì sẽ được tính giờ theo các ký hiệu quy định trên ca làm việc và ghi số giờ làm việc theo ký hiệu tương ứng. Đây là hình thức chấm công khá linh hoạt, áp dụng cho những công ty, doanh nghiệp có nhiều nhân viên làm việc bán thời gian, khối lượng công việc tính theo giờ, chia ngày làm việc thành nhiều ca khác nhau.

Xem thêm: Mô tả công việc của kế toán thuế chi tiết nhất

Cập nhật mẫu bảng chấm công Excel mới nhất năm 2022

Mọi doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ đều nên có bảng chấm công để theo dõi ngày làm việc và ngày nghỉ của nhân viên. Đối với thời gian chấm công của nhân viên, mỗi công ty tạo ra một tệp chấm công khác nhau. 

Khi xây dựng bảng chấm công cho doanh nghiệp cần bảo đảm những tiêu chuẩn nhất định để không xảy ra những sai sót, thiếu sót liên quan đến việc chấm công. Các File Excel để tính thời gian và tính lương theo giờ phải có đầy đủ thông tin cần thiết của nhân viên. Dưới đây là mẫu bảng chấm công Excel mới nhất năm nay, mời các bạn tham khảo.

Mẫu bảng chấm công Excel (cập nhật mới nhất)

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Mẫu Bảng chấm công hàng ngày

Bảng chấm công hàng ngày (cập nhật mới nhất)

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Mẫu bảng chấm công sản xuất

Mẫu bảng chấm công sản xuất được tạo ra để chấm công cho nhân viên, công nhân trong các cửa hàng sản xuất để làm căn cứ tính lương cho nhân viên. Mẫu đi kèm dưới dạng file Excel dễ sử dụng, bao gồm các thông tin: Tên nhân viên, chức vụ, tiền làm thêm giờ, tiền ăn trưa… Bạn có thể tải về và chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động của mình.

Bảng chấm công sản xuất (cập nhật mới nhất) 

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ là chứng từ kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc tính lương cho công ty, đặc biệt là đối với các tổ chức sản xuất, vừa phản ánh chính xác thời gian tăng ca của nhân viên vừa đảm bảo tính rõ ràng và công bằng giữa nhân viên. Theo dõi thời gian làm thêm thực tế cũng là một trong những căn cứ để kế toán tính toán thời gian nghỉ của nhân viên hoặc quy đổi thành lương để trả cho nhân viên công ty. 

Mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính, cụ thể như hình sau: 

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Mẫu bảng chấm công làm thêm theo giờ được ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT – BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, cụ thể như hình bên dưới. 

Tải mẫu bảng chấm công năm 2022

Hướng dẫn điền Bảng chấm công

  1. Định kỳ hàng ngày, Trưởng phòng, ban, bộ phận hoặc người có ủy quyền căn cứ vào thời điểm thực tế của bộ phận mình để chấm công từng người theo ngày, ghi những ngày tháng theo các ký hiệu được quy định.
  2. Các phương pháp chấm công:

Tùy theo điều kiện sản xuất và hoạt động của từng đơn vị mà thực hiện các phương pháp chấm công phù hợp, hiệu quả. Cần lưu ý: 

– Nếu trong ngày, người lao động thực hiện 2 công việc với thời gian khác nhau thì thời gian thực hiện theo công việc mất nhiều thời gian hơn.   

– Nếu trong ngày, người lao động thực hiện cùng lúc 2 công việc thì tính thời gian căn cứ vào công việc đã thực hiện trước. 

  1. Bảng chấm công cần ghi rõ số ngày trong tháng (28 – 31 ngày tùy tháng) cùng các thứ trong tuần. Việc lập một bảng chấm công chi tiết sẽ rất hữu ích cho các nhà quản lý trong việc theo dõi và đánh giá nhân viên của mình.
  2. Người lao động làm việc đủ thời gian tại đơn vị theo đúng hợp đồng lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, công ty sẽ được tính 01 đơn vị công việc và đánh dấu “x” vào ngày này. Các trường hợp khác sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu tương ứng khác.
  3. Tổng hợp công việc trong tháng (Từ cột 35 – 39): 

 – SP: Tổng số công làm trong tháng của người lao động. 

 – P: tổng số ngày nghỉ của người lao động trong tháng. 

 – L: tổng số ngày nghỉ lễ trong tháng theo Nhà nước (kể cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ bù). 

 – Ô: tổng số ngày người lao động nghỉ ốm trong tháng (nếu có). 

 – CĐ: Tổng số ngày nghỉ của người lao động theo chế độ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ không lương, lao động bắt buộc, v.v.)

  1. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công với các chứng từ liên quan cho phòng tài vụ kiểm tra và so sánh. Phòng kế toán lập bảng lương hàng tháng trả cho người lao động và trình bảng chấm công này lên để Giám đốc/Tổng Giám đốc duyệt.

Các mẫu bảng chấm công bằng excel trên đây tuy đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và công bằng cho người lao động dù nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ không lương đều được chấm đầy đủ theo quy định. Học viện TACA  hy vọng bài viết về những mẫu bảng chấm công nhân viên bằng bảng tính excel trên đây sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. 

Xem thêm:

  • Chứng chỉ đại lý thuế
  • Chứng chỉ kế toán
  • Chứng chỉ kiểm toán viên
  • Kế toán trưởng