Tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 - Đề số 9 do VnDoc biên soạn bám sát thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì.

Đọc hiểu văn bản lớp 12

  • Đề đọc hiểu văn bản
  • Gợi ý đáp án Đọc hiểu văn bản

Đề đọc hiểu lớp 12 bao gồm phần đề bài bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để các em luyện tập và đạt điểm cao trong bài thi cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

Gợi ý đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2:

Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.

Câu 3:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.

Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.

Câu 4:

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…

Ngoài ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp lí vẫn tính điểm.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 - Đề số 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

     “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Xác định cấu trúc ngữ pháp trong câu sau [Ngữ văn - Lớp 7]

1 trả lời

Viết 1 đoạn văn về Sác-lơ-ma-nhơ [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Trần Anh

Đề bài Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” [Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu. danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997] câu. 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. câu. 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. câu. 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

câu. 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

Tổng hợp câu trả lời [1]

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận. Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình. Câu 3: Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người [cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …] với một mảnh vườn [mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…] Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy. Câu 4: Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. - Không có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp - Hình thành lối sống ích kỉ, thụ động, rất dễ mắc bệnh trầm cảm - Sự nghèo nàn về kiến thức xã hội. .......

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đọc văn bản: Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có mấy bạn đồng song thủa trước. Ông ta bảo người nhà dọn cơm thết. Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa: – Chả mấy khi rồng đến nhà tôm. Các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho. Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì,… Nhà nho thong thả nói: – Đây là chó, kia cũng là chó. Bẩm, toàn chó cả ! Thực hiện các yêu cầu : Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
  • Đọc hiểu Quê mình, Tạ Nghi Lễ
  • nhà thơ chế lan viên cho răng giữa tuệt bút thì thơ cũng là con đẻ đẻ của đời, từ cảm nhận bài thơ tức cảnh pác bó của hồ chí minh em hãy làm sáng tỏ í kiến trên
  • Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” [Ngữ Văn 9, tập một, tr.163, NXB Giáo dục] a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…” c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
  • hãy cảm nhận về câu thơ:"Hãy sống như đồi núi/vươn lên những tầm cao"
  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN [Đề thi gồm có 02 trang] Ngày thi: 20/7/2020 Thời gian làm bài: 120 phút [Không kể thời gian phát đề] I. PHẦN ĐỌC HIỂU: [3,0 điểm] Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và ném chúng trở lại đại dương. - Cháu đang làm gì vậy? - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu phải giúp chúng! - Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mĩm cười: - Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều đó, ít nhất là cứu sống những co sao biển này. [Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TPHCM, 2010, tr.132] Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Đặt nhan đề cho văn bản đó. Câu 2. Chỉ ra phép liên kết hình thức và từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó trong đoạn văn: Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và ném chúng trở lại đại dương. Câu 3. Em có suy nghĩ gì về câu nói của cậu bé trong câu chuyện: “- Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều đó, ít nhất là cứu sống những co sao biển này.” [Trình bày từ 03 đến 04 câu] II. TẬP LÀM VĂN [7,0 điểm] Câu 1: [2,0 điểm] Dựa vào văn bản trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 01 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: Ý nghĩa của những điều bình dị Câu 2: [5,0 điểm] Đọc đoạn trích sau: […] Nó … Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ong lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướn ở cổ, ông cất tiếng nói, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại… - Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đinh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!... [Làng – Kim Lân, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.165, NXB Giáo dục] Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân qua tình huống nghệ thuật trên.
  • Trả lời câu hỏi vị khách đầu tiên muốn mua gì trong văn bản quán hàng phù thủy
  • Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn có dẫn chứng
  • trong bài thơ tự sự nhà thơ nguyễn quang vũ có viết "Hạnh phúc như bầu trời này vậy / không chỉ dành cho một riêng ai ". Hãy bày tỏ quan điểm của anh chị về ý kiến trên bằng đoạn văn nghị luận
  • Trong chèo cổ có một loại nhân vật rất đặc biệt gọi là hề chèo. Hãy cho biết có những loại hề nào? Đặc điểm của những loại hề đó?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề