Nguyên nhân gây thấm nhà

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM TƯỜNG, GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM VÀ KHÔI PHỤC KẾT CẦU TƯỜNG BỊ THẤM

Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất khiến tường nhà bị thấm gây ra hiện tưởng ẩm mốc khi sử dụng.

Việc chống thấm tường là bí quyết để giảm thiểu nguy cơ thấm tường. Trên thực tế, hiện tượng tường nhà bị nước thấm, thẩm thấu xuyên vào bên trong nhà rất khó xảy ra, thấm tường là dấu hiệu thường gặp đối với nhà phố liền kề, nhà phố hoặc chung cư cũ, chia ra 3 nguyên nhân chính sau đây: 

- Các vấn đề về liên quan đến kỹ thuật xây dựng: tường xây với mạch gạch lớn, không đều, bị hở chân gạch, tường không được tô trét hoàn thiện, vật liệu xây tô tường không bảo đảm chất lượng, định mức thấp…

Hình 1: Thợ chống thấm thi công xử lý chống thấm tường bằng thang dây

- Những nguyên nhân thấm do yếu tố tác động của môi trường, thời tiết và khí hậu.

- Các nguyên nhân gây thấm tường từ hệ thống đường ống cấp thoát nước âm tường, hệ thống đường dây dẫn điện, ông thoát máy lạnh, ống thoát nước thải. 

Hình 2: Ống nước và dây dẫn điện âm tường là những nguyên nhân gây thấm tường 

I. Các nguyên nhân chính khiến tường nhà bị thấm

1. Tường bị thấm do bị nứt, sụt lún, nghiêng

Đến 90% sự cố thấm tường liên quan đến việc ngôi nhà không thể thoát hoặc bốc hơi nước do tường nứt thay đổi cấu trúc phẳng của bề mặt, tường bị biến dạng. Khi tường không còn giữ đúng phương vuông góc với hệ móng. 

Hình 3: Cấu trúc tường decor là nguyên nhân gây thâm, nước không trượt được

Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do kết cấu móng suốt quá trình sử dụng bị sụt lún nhé, nứt đà dầm giữa các sàn, hoặc vị trí tiếp giáp vách tường liền kề bị hở, nước len lỏi và thấm dần vào bên trong. Nếu thấy tường bị nứt gãy mạnh, độ mờ vết nứt lớn chắc chắn là nứt kết cấu. 

2. Tường thấm do kết cấu tường gạch bị xuống cấp

Tường nhà có thể được sử dụng với tuổi đời trên 25 năm, là cấu trúc chịu lực giữa các sàn khi kết hợp với hệ dầm đà và cột.

Tường còn có chức năng quan trọng là vách ngăn và bao che giữa không gian bên trong và bên ngoài của ngôi nhà.

Do là hạng mục chịu trực tiếp tác động từ môi trường, thời tiết, yếu tố nắng và gió của căn nhà nên tường nhà thường là hạng mục xuống cấp nhanh, dễ hư hỏng và bào mòn kết cấu theo thời gian.

Hình 4: Tường bị nứt chân chim, xuống cấp nghiêm trọng

Kết cấu tường gạch có xu hướng ngậm nước và giữ nước, bề mặt không phẳng mịn nên nước dễ thẩm thấu vào bên trong, lâu dần phá hủy cấu trúc gạch và hồ vữa xây tô và gây thấm tường.

3. Vách liền kề 

Vách tường liền kề là đặc điểm xây dựng phổ biến nhất hiện nay, đô thị lớn, dân cư đông, nhà phố liền kề là loại hình kiến trúc xây dựng tối ưu cho giải pháp xây dựng hiện đại, nhưng đồng thời là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thấm tường.

Do cấu trúc nhà phố liền kề với vách tường áp sát nhau, nhiều kiểu nhà phố liền kề còn chung vách và chung cấu trúc móng, lâu dài hai vách tường bị sụt lún tạo thành khe hẹp [khe lún] để nước thấm đầy vào và gây thấm sang vách tường hai bên.

Hình 5: Tường bị thấm do liền vách, vách liền kề bị hở khe tiếp giáp

4. Tường nhà được xây với vật liệu chất lượng kém: Vài trò của tường nhà, vách song là bình phong che chắn môi trường bên ngoài với không gian sống bên trong của bất kỳ loại hình kiến trúc xây dựng để ở của con người.

- Tường có thể được hình thành bởi nhiều loại vật liệu khác nhau; tường gạch, tường lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ, bê tông khí chưng áp, hoặc vách nhôm kính. Khi tường có dấu hiệu bị thấm, rò rỉ nước vào bên trong nhà, hoạt động sống bên trong sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi; bụi bẩn, ẩm mốc, mùi hôi do ẩm mốc, thậm chí nghiêm trọng hơn phần hồ vữa, vật liệu trang trí trên tường sẽ bị bung trong, nổ rộp,... 

- Kỹ thuật xây tường không đạt chuẩn: kỹ thuật xây tường quyết định tới việc tường bị thấm hoặc không, nếu tường được xây với mạch hồ kín, chất lượng hồ vữa đạt chuẩn, gạch và các vật liệu xây tường đảm bảo sẽ ngăn ngừa nước đâm ngang khi trượt trên bề mặt tường.

Hình 6: Chống thấm tường bằng màng Quicseal 103 kết hợp lưới chống nứt polyester

5.Tường thấm do hiện tượng nứt do co giãn nhiệt độ:

Khi tường có dấu hiệu bị nứt chân chim, đường nứt có biên độ rộng từ 1.5-2mm, miệng vết nứt có rêu mốc, ố vàng.

Nước mưa khi trượt theo vách tường đứng có xu hướng đâm xuyên vào bên trong, qua quá trình trượt trên bề mặt tường bị nứt [bề mặt tường không phẳng mịn] sẽ có đủ độ trễ để thấm dần đều vào bên trong nhà.

Việc kết cấu tường gạch phần nào giúp tường bị thấm và ngậm nước lâu hơn, lâu dần gây ra hiện tượng thấm tường, với hệ tường nhôm kính nước sẽ rò rỉ hoặc xuất hiện dấu hiệu điểm sương vào bên trong do chênh lệch nhiệt độ.

 Hình 7: Tường nứt chân chim do hiện tượng co giãn nhiệt

Hình 8: Vách tường nhôm kính, dễ gây rò rỉ nước qua khung nhôm

Có thể bạn quan tâm: 

II. Cách chống thấm tường, và khôi phục kết cấu bị thấm

Theo kinh nghiệm chống thấm và khôi phục kết cấu bị thấm, trong hầu hết các trường hợp chủ nhà liên hệ với công ty chống thấm chuyên nghiệm để được tư vấn và báo giá chống thấm phù hợp với hiện trạng tường thấm.

Khi gặp các vấn đề phức tạp, chủ nhà nên tìm công ty chống thấm chuyên nghiệp để chống thấm. Không nên để tình trang thấm tường tiếp diễn quá lâu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người sống trong ngôi nhà đó, vì lâu dần các vách tường bị thấm sẽ ngậm nước, làm mục kết cấu tường gạch,  bào mòn kết cấu, và đặc biệt nguy hiểm khi sự thấm dột tường nhà kết hợp với sụt lún kết cấu nền móng.

Hình 9: Tường thấm do nứt kết cấu khung nhôm, nứt ngang dầm đà sàn

- Chống thấm tường kết hợp tô trét và hoàn thiện bề mặt tường ngoại thất bằng sơn phủ cách nhiệt

- Kết hợp lưới chống nứt polyester khi xử lý chống thấm tường, vách ngăn, vách song liền kề.

- Xử lý chống thấm khe lún liền kề

Tìm hiểu thêm giải pháp chống thấm:

Chủ Đề