Mục đích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Trong thời kỳ kinh tế đa dạng và đầy biến động ngày nay, các đối tác bên ngoài thường suy xét rất kỹ càng, các mối quan hệ dựa vào uy tín đối với doanh nghiệp

1. Đối với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc hay tạo lợi thế cạnh tranh.

a. Giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân và tập thể

Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì yếu tố văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Văn hóa doanh nghiệp còn đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh nghiệp có sự khác nhau về mục tiêu và đó là một vấn đề lớn trong quản trị. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp có thể hướng tất cả các thành viên về một mục tiêu chung là sự tự nguyện, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung.

b. Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc,… Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ góp phần định hướng tốt cho doanh nghiệp trong tất cả các mặt của doanh nghiệp như phong cách lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa chất lượng, văn hóa tổ chức. Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

c. Tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những quy định cứng nhắc, cản trở tính sáng tạo của thành viên, ngược lại, những quan niệm chung về giá trị doanh nghiệp và những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên mà văn hóa doanh nghiệp mang lại sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc của mình làm, giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diễn vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng. Đây là lợi ích quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp bởi vì không có gì quý giá yếu tố con người trong doanh nghiệp, con người là nhân tố chủ chốt quyết định tất cả sự thành bại của doanh nghiệp.

READ:  Thế nào là văn hoá quốc gia và nhánh văn hoá?

d. Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

2. Đối với bên ngoài doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Trong thời kỳ kinh tế đa dạng và đầy biến động ngày nay, các đối tác bên ngoài thường suy xét rất kỹ càng, các mối quan hệ dựa vào uy tín đối với doanh nghiệp hơn là những cái lợi trước mắt. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp giúp cũng cố các mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp cũng như là yếu tố thu hút khách hàng, đối tác đến với doanh nghiệp. Cụ thể:

– Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, tự hào khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ trung thành hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới của doanh nghiệp, khó bị lôi kéo bởi những mặt hàng thay thế cạnh tranh khác của đối thủ. Hơn nữa, họ có thể là những người tuyên truyền, quảng cáo đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp.

– Các đối tác sẽ tin tưởng hơn khi giao dịch với doanh nghiệp và họ có thể đưa ra những mức giá ưu đãi, cùng hỗ trợ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, giữ vững những cam kết với doanh nghiệp.

– Cơ quan quản lý, chính phủ khi tiếp xúc với các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt thì sẽ được tin tưởng hơn, do đó có thể giảm bớt những thủ tục không cần thiết. Hơn nữa, doanh nghiệp còn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của cơ quan quản lý, chính phủ trong việc kinh doanh.

3. Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng văn hóa tổ chức; xác định văn hóa trong kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa chất lượng,… ;xác định mục tiêu, định hướng cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết tinh của các giá trị văn hóa này sẽ tạo ra thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tùy theo đặc tính của sản phẩm hay chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mà có có nhiều tên sản phẩm thuộc một doanh nghiệp như là Công ty Unilever có Dove, Omo, Sunsilk,… hay chỉ có một tên gọi của công ty cho tất cả những sản phẩm của mình, như là Sony có các sản phẩm về ti vi, máy nghe nhạc, điện thoại di động, loa đều mang nhãn hiệu Sony.

Thương hiệu sản phẩm tạo ra vị thế về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng nhìn vào thương hiệu sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu doanh nghiệp giúp người tiêu dùng đánh giá về mức độ uy tín, đạo đức của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, đối tác và chính phủ, để không có sự tiếp tay cho những doanh nghiệp không có hình thức kinh doanh đúng đắn, có thể gây hại cho con người và môi trường. Tóm lại, tất cả những vai trò trên của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển bền vững, để tạo ra mục đích cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp – yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Có thể nói khi tất cả những cái khác mất đi mà văn hóa doanh nghiệp vẫn còn thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội tồn tại và phát triển, nhưng ngược lại nếu như văn hóa đã mất thì doanh nghiệp không thể trường tồn được. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có tạo ra bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp.

Một trong những yếu tốt cốt lõi làm nên thành công của một công ty chính là văn hoá doanh nghiệp. Đây cũng là khía cạnh được quan tâm hàng đầu bởi mỗi ứng viên khi tìm kiếm một môi trường làm việc mới. 

Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Tại sao xây dựng văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng? Ảnh hưởng của nó đến nhân viên nói chung ra sao? 

Cùng Glints giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài viết này nhé!

Văn hoá doanh nghiệp là gì? 

Văn hoá doanh nghiệp là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. 

Một công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cùng làm chung cho một doanh nghiệp, họ có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện liên quan đến doanh nghiệp đó. Những điểm chung đó biểu thị văn hoá doanh nghiệp. 

Văn hoá doanh nghiệp như tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài, cũng là trụ cột vững chắc cho mỗi nhân viên.

© Freepik.com

Văn hoá doanh nghiệp không mơ hồ, mà được hiển thị qua nhiều yếu tố, bao gồm cả vô hình và hữu hình. Chẳng hạn như: 

  • Cách ứng xử, giao tiếp, thói quen của mọi người trong công ty
  • Cách nhận thức và ứng xử của nhân viên công ty với thế giới bên ngoài 
  • Quy định nội bộ công ty 
  • Đồng phục, hoạt động, v.v.v 

Nhân sự là yếu tố quan trọng làm nên văn hoá doanh nghiệp. Và mỗi nơi làm việc lại có một văn hoá khác nhau. 

Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp?

Dễ dàng hòa nhập khi văn hóa doanh nghiệp cởi mở

Một doanh nghiệp khi muốn xây dựng văn hóa công ty vững mạnh sẽ luôn đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các khía cạnh của cơ cấu tổ chức và hoạt động hàng ngày của công ty. Thế nhưng nếu các giá trị đó không phù hợp với tư tưởng làm việc của cá nhân bạn, thì đó sẽ là một vấn đề lớn. 

Lý do là vì nhân viên sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.

© Freepik.com

Vì vậy, sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ cản trở sự hòa nhập của bạn với môi trường văn phòng và dần dần khiến bạn không còn niềm vui trong công việc.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở bạn cần nắm

Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống văn phòng

Luôn có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống nơi công sở của nhân viên với năng suất làm việc của họ. Chất lượng cuộc sống ở đây được hiểu là sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng của họ với doanh nghiệp. Một văn hóa công ty lành mạnh có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao với cả hai yếu tố trên.

Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển đời sống của nhân viên một cách toàn diện. Chính vì vậy, những hành động hỗ trợ từ phía công ty, như giờ làm việc linh hoạt, hay một môi trường làm việc cởi mở cho phép nhân viên có tiếng nói, là vô cùng quan trọng.

Tất cả những điều trên giúp bạn luôn đảm bảo được động lực và tinh thần tốt trong công việc. Thêm vào đó, việc được hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực và công cụ sẽ giúp tăng năng suất và mức hiệu suất nói chung.

Hiệu suất tăng, thường xuyên đạt được mục tiêu đề ra sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều với công việc mình đang làm

Đọc thêm: Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Toxic

Văn hoá doanh nghiệp khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến lâu dài

Các khoản lương thưởng có thể là mục đích của việc đi làm, nhưng thứ luôn tạo động lực đẩy bạn tiến lên chính là cảm hứng. Bạn muốn trở thành một phần quan trọng của công ty, và những đóng góp của bạn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung.

Văn hóa công ty có thể giúp bạn thực hiện điều này. Một trong những lợi thế lớn nhất của văn hóa công ty lành mạnh là nó có khả năng truyền cảm hứng cho các nhân viên và bạn là một trong số đó.

© Freepik.com

Một công ty xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh các nhân viên của mình. Từ đó, bạn sẽ có động lực để cống hiến lâu dài, và trở thành một người không chỉ đóng góp vào văn hóa của tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài.

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng

Văn hoá doanh nghiệp tích cực và lành mạnh sẽ nâng cao hạnh phúc cho nhân viên. Từ đó họ sẽ đóng góp và làm việc năng suất, sáng tạo hơn. 

Điều này phản chiếu trực tiếp lên cách mà họ ứng xử với khách hàng. Nếu nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi làm việc, họ cũng sẽ lan toả luồng cảm xúc đó tới khách hàng. Họ có thể giới thiệu sản phẩm hay tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử trong văn hoá công ty. 

Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, marketing, tầm nhìn hay sứ mệnh, văn hoá chính là chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi  doanh nghiệp.

3 Cách tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty

Tỷ lệ thay đổi nhân viên của doanh nghiệp

Tỷ lệ thay đổi nhân viên [turn rate] là tỷ lệ phần trăm nhân viên rời khỏi công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế; tỷ lệ turn rate phản ánh được mức độ tích cực; khả năng giữ chân nhân tài của văn hóa doanh nghiệp.

Chúng ta biết rằng hiện tượng nhảy việc khá phổ biến; nhưng nếu một công ty có turn rate thấp; chứng tỏ họ đã xây dựng và đang duy trì văn hóa tích cực. Chỉ khi nhân viên cảm thấy sự tích cực và niềm đam mê với công việc thì họ mới có thể tiếp tục đến công ty mỗi ngày được.

Hãy tìm kiếm dữ liệu về turn rate của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó bạn có thể so sánh và nhận ra mức turn rate phù hợp; đồng thời có thêm cơ sở để đánh giá về văn hóa doanh nghiệp.

Tham khảo ý kiến từ nội bộ doanh nghiệp

Bạn có kết nối với những người đã/đang làm việc tại công ty đó? Vậy thì đây là lúc bạn cần tận dụng mối quan hệ của mình để tìm hiểu những thông tin xoay quanh văn hóa doanh nghiệp của công ty.

© Freepik.com

Hãy chọn những người mà bạn tin tưởng như bạn bè, tiền bối, đồng nghiệp cũ,…Có thể hỏi họ về những yếu tố quan trọng như: Các nhân viên có phối hợp ăn ý với nhau hay không; họ có cảm thấy hài lòng với việc đi làm tại công ty đó mỗi ngày hay không…

Đọc thêm: Thực trạng văn hóa công sở hiện nay

Những ý tưởng mới được đón nhận thế nào?

Nếu một công ty sẵn lòng đón nhận những ý tưởng mới; chứng tỏ văn hóa doanh nghiệp ở đấy luôn hướng đến sự cải tiến và hoàn thiện. Điều này giúp nhân viên cảm thấy họ được hỗ trợ để phát triển những ý tưởng của mình; và nhờ đó duy trì tinh thần tích cực trong suốt quá trình làm việc.

Làm thế nào để biết được về mức độ tiếp nhận ý tưởng mới của doanh nghiệp?

Điều này có thể tìm được qua nguồn tài liệu tự tạo của công ty: Có thể có những chủ đề tương tự nhau, nhưng họ có cách tiếp cận mới mẻ và khác lạ; cách thể hiện hình ảnh và tiếng nói riêng của công ty.

Trong trường hợp bạn đang tìm hiểu thông tin bằng cách hỏi người quen, hãy tìm hiểu về thái độ của công ty khi tiếp nhận với ý tưởng mới [có lắng nghe, làm thử nghiệm, v..v.. là những dấu hiệu tốt].

Xem thêm vai trò của văn hóa doanh nghiệp như thế nào trong công ty tại video sau

Đến đây, bạn nghĩ nơi mình đang hoặc sắp làm việc có văn hóa doanh nghiệp tích cực hay chưa? Hãy áp dụng ngay các gợi ý trên để tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp nhé.

Kết

Văn hoá doanh nghiệp chính là cột sống của một công ty. Nếu không có nó, mâu thuẫn trong doanh nghiệp sẽ rất dễ xảy ra. Chỉ cần một yếu tố bị thay đổi, toàn bộ con người trong doanh nghiệp sẽ dễ mất định hướng.

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề