Suy nghĩ nông cạn là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "nông cạn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ nông cạn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ nông cạn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Nông cạn!

2. Tránh một quan điểm nông cạn

3. Các cậu nghĩ tớ nông cạn thế à?

4. Đừng xúi giục người, những kẻ nông cạn.

5. Ơ... ơ... nhất thời em suy nghĩ nông cạn..

6. Sự suy luận của loài người thật nông cạn!

7. Như bài giảng của tôi ấy, nông cạn lắm.

8. Suy nghĩ của ngươi cũng nông cạn không kém.

9. Mình không nghĩ cậu lại nông cạn đến vậy.

10. Cô ấy xinh thật đấy nhưng cực kỳ nông cạn!

11. Anh ngạc nhiên khi cô ta nông cạn đến thế?

12. Thần tuy vụng về nông cạn, đâu dám chối từ.

13. Kinh Thánh không ủng hộ quan điểm nông cạn như thế.

14. Thật vậy, sự hiểu biết nông cạn có thể rất nguy hiểm.

15. Những người nông cạn lẽ ra chỉ cần cấm khăn trùm mặt.

16. Họ muốn tránh xét đoán người ta dựa trên những ấn tượng nông cạn.

17. Nghe có vẻ như cậu có định nghĩa nông cạn về người hùng đấy.

18. Nàng không phải là người nông cạn, lợi dụng thời cơ hay tham lam.

19. Chỉ có những người suy nghĩ nông cạn mới tin là có đỉnh cao.

20. Việc tiêm không thể được vào các vùng da có chứa tĩnh mạch nông cạn.

21. Khi nhổ neo chiếc Essex hầu như bị mắc cạn trên dòng sông Elbe nông cạn.

22. Tài năng nông cạn để tiêu khiển thì có, nhưng sâu sắc và vượt trội thì không.

23. Họ phải giàu có, già nua, yếu lòng, tự phụ, nông cạn, tóc vàng, cần được quan tâm.

24. Và chúng ta không nên lãng phí thời gian Anh nghĩ rằng tôi suy nghĩ nông cạn vậy sao.

25. Điều này tạo ra một sự cắt giảm lớn, 1 cái nhìn nông cạn về bản chất con người.

26. Nếu chúng không tin chắc nơi lẽ thật, thì đức tin của chúng thường bị yếu và nông cạn.

27. + 20 Hỡi người nông cạn, anh có muốn biết đức tin không có việc làm là vô ích không?

28. Đôi khi từ ngữ “vẻ đẹp bề ngoài” được dùng để mô tả vật gì nông cạn hoặc không quan trọng.

29. Ở trong lẽ thật một cách nông cạn khác biệt làm sao với việc có lẽ thật ở trong chúng ta?

30. Và điều đó dẫn đến một đường lối chính trị nông cạn và trong tất cả những nỗ lực của loài người.

31. Mục tiêu là, chắc là khá nông cạn khi nói ra, là năm nay, điểm đến thậm chí còn ngọt ngào hơn hành trình.

32. Rất có thể, Ca-in chỉ suy nghĩ nông cạn về lễ vật của mình và chỉ đem dâng lễ vật một cách máy móc.

33. Tuy nhiên, việc đánh giá dựa trên những ước muốn hoặc sở thích hay thay đổi của chúng ta là nông cạn và thiển cận.

34. Đức tin dựa trên sự hiểu biết chính xác về Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh-thánh, không phải là đức tin yếu hoặc nông cạn.

35. Nhiều giáo lý sai lầm như thế bắt nguồn từ triết lý và thần thoại cổ xưa hoặc từ sự nghiên cứu nông cạn về Kinh Thánh.

36. “Vậy thì tại sao chúng ta lại dành hết thời giờ và nghị lực của mình cho những thứ tạm bợ, không quan trọng, và nông cạn như vậy?

37. Vậy thì tại sao chúng ta lại dành hết thời giờ và nghị lực của mình cho những thứ tạm bợ, không quan trọng, và nông cạn như vậy?

38. Một văn sĩ về tôn giáo viết về tình trạng ở Bắc Mỹ: “Đạo Đấng Christ... thường là nông cạn, [và] giáo dân không được dạy nhiều về đạo của mình”.

39. Ngày nay, một số người nhìn vào đây và bàn luận về chủ nghĩa duy vật nông cạn nhưng đó hoàn toàn sai lạc khi quan sát nó theo cách đó

40. Thay vì tập trung vào cách rao giảng tốn kém, nông cạn và lạnh lùng trên TV, các Nhân-chứng đến với người ta, giàu lẫn nghèo, và gặp họ tận mặt.

41. Hậu quả là lòng quý trọng của họ đối với Đức Giê-hô-va và lời Ngài, quá hời hợt và quá nông cạn, không đủ để vượt qua sự chống đối.

42. Những em trẻ đặc biệt được giúp đỡ để tránh lối suy nghĩ nông cạn hay cảm thấy khó chịu vì cho rằng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời là khắc nghiệt.

43. Trong thời của Phao-lô, những người chỉ có một sự hiểu biết nông cạn dễ bị người khác làm lung lay cách nhanh chóng, và ngày nay cũng đúng như vậy.

44. Một số bãi cát khô và biển trong khu vực rất nông cạn, chỉ sâu từ 1 m đến 10 m [3 foot đến 30 foot], gây cản trở giao thông hàng hải.

45. Nếu muốn, hãy cố gắng chú trọng đến vẻ đẹp có giá trị thật, đừng để những suy nghĩ nông cạn—và thường vô tâm—của những người xung quanh chi phối bạn.

46. Nhà báo Nathan Rabin của tờ The A.V. Club đã tạo nên khái niệm "Manic Pixie Dream Girl" để miêu tả kiểu nhân vật "sôi nổi và nông cạn" mà Dunst đảm nhiệm trong phim.

47. Kierkegaard nhận biết bổn phận của ông trong thời kỳ sau rốt là nói cho người khác biết về sự nông cạn và tính chú trọng hình thức của cái gọi là "Nếp sống Cơ Đốc".

48. Giờ đây, lịch sử nông cạn đó không hề cho tôi thấy rằng chúng ta có tất cả các câu trả lời cho mọi thử thách mà chúng ta sẽ gặp phải trong thiên niên kỷ này.

49. 19 Nếu chúng ta không thiết rao giảng, thì sự yêu thương đối với Đức Giê-hô-va và sự tin cậy của chúng ta nơi Ngài còn nông cạn ở trình độ trí thức mà thôi.

50. Thay vì nhanh chóng cho lời đề nghị nông cạn, chúng ta hãy dành đủ thì giờ để cho lời chỉ dẫn dựa trên Kinh-thánh mà thật sự thích ứng với nhu cầu hiện tại.

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

nông cạn tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ nông cạn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nông cạn trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nông cạn nghĩa là gì.

- tt. [Nhận thức] hời hợt, không biết đào sâu suy nghĩ, không sâu sắc: hiểu biết nông cạn suy nghĩ còn nông cạn lắm.
  • bình tĩnh Tiếng Việt là gì?
  • sểnh tay Tiếng Việt là gì?
  • phầm phập Tiếng Việt là gì?
  • Tân Châu Tiếng Việt là gì?
  • kính hiển vi Tiếng Việt là gì?
  • phở xốt vang Tiếng Việt là gì?
  • mở hàng Tiếng Việt là gì?
  • Quảng Liên Tiếng Việt là gì?
  • thẳng đứng Tiếng Việt là gì?
  • ngoài doanh Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của nông cạn trong Tiếng Việt

nông cạn có nghĩa là: - tt. [Nhận thức] hời hợt, không biết đào sâu suy nghĩ, không sâu sắc: hiểu biết nông cạn suy nghĩ còn nông cạn lắm.

Đây là cách dùng nông cạn Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ nông cạn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Chúng ta thường hay nói về người sâu sắc [deep people] và người nông cạn [shallow people], nhưng liệu ta đã thực sự hiểu được sự sâu sắc ấy là gì hay chưa? và làm thế nào để có thể tiếp cận được "độ sâu" đó?

Một trong những định nghĩa của từ “deep” là sâu sắc [profound], tức khả năng đi sâu vào các chủ đề tư tưởng và kiến thức, hoặc, có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết sâu sắc. Mặt khác, nông [shallow] có nghĩa là hời hợt [superficial] hoặc thiếu chiều sâu.

Vì vậy, việc trở thành một người sâu sắc có nghĩa là, trở thành người có hiểu biết sâu rộng, thông tuệ, trong khi đó, một người nông cạn chỉ có sự hiểu biết hời hợt và thiếu sáng suốt. Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta liên hệ với thế giới và những người khác? Và làm thế nào chúng ta có thể trở nên sâu sắc hơn là nông cạn?

Tất nhiên, không phải ai cũng có thể có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về mọi thứ. Không ai có thể nói một người là nông cạn chỉ vì họ không hiểu cơ học lượng tử. Vậy chúng ta thực sự muốn nói gì khi miêu tả một người là nông cạn hay sâu sắc?

Dưới Đây Là Năm Cách Thể Hiện Người Sâu Sắc Cư Xử Khác Với Người Nông Cạn:

1. Người sâu sắc nhìn xa hơn vẻ bề ngoài

Thường thì chúng ta lấy ví dụ về những người nông cạn chỉ biết phán xét người khác dựa trên vẻ bề ngoài. Vì vậy, một người không kết bạn với một người không giàu có, hoặc không đẹp trai sẽ được mô tả là nông cạn.

Chúng ta thường nghĩ về những người sâu sắc là người quan tâm đến người khác vì giá trị của họ hơn là vẻ bề ngoài. Những người có khả năng "nhìn xa" hơn là chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài và đánh giá cao người khác vì những phẩm chất bên trong họ như lòng tốt, lòng trắc ẩn và trí tuệ.

2. Những người sâu sắc không tin tất cả những gì họ nghe hoặc đọc được

Một ví dụ khác về hành vi được xem là nông cạn, đó là khi một người tin tất cả những gì họ đọc hoặc nghe được, mà không tư duy phản biện hoặc tìm hiểu sâu để hiểu về nó. Những người sâu sắc không nhất thiết tin những gì họ nghe được, đặc biệt nếu những điều đó đi ngược lại thế giới quan của họ.

Đây là lý do tại sao những người sâu sắc nhận thấy những lời đồn đại và thông tin sai lệch rất khó chịu. Họ biết những quan điểm nông cạn này có thể gây tổn hại như thế nào. Những người sâu sắc nhìn vào sự thật đằng sau những câu chuyện thời sự và những câu chuyện phiếm. Họ đặt câu hỏi tại sao thông tin này lại được chia sẻ và nó phục vụ mục đích gì.

3. Người sâu lắng nghe nhiều hơn họ nói

Một câu tiếng Anh cổ:  'Con suối cạn thì tiếng nước róc rách lớn' [‘A shallow brook babbles the loudest’] là một phép ẩn dụ tuyệt vời cho sự khác biệt giữa người nông cạn và người sâu sắc. Nếu chúng ta dành toàn bộ thời gian để luyên thuyên, chúng ta sẽ không thể nghe thấy ý kiến và quan điểm của người khác.

Khi tất cả những gì chúng ta làm là phun ra không ngớt những ý kiến riêng của mình, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể học được điều gì mới. Đây là một loại rào cản khiến ta khó có thể hiểu sâu hơn. Một câu khác, 'hai tai để nghe, một miệng để nói' [‘two ears for listening, one mouth for speaking’] là một châm ngôn sống hữu ích, nếu chúng ta muốn trau dồi chiều sâu của bản thân.

4. Những người sâu sắc suy nghĩ thông qua hậu quả của hành vi

Những người nông cạn đôi khi không hiểu được lời nói và hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Mọi thứ chúng ta làm đều có tác động đến người khác và mặc dù chúng ta cần sống thật với chính mình, nhưng đó không phải là lý do để làm tổn thương người khác.

Bạn đã bao giờ nghe ai đó đưa ra chỉ trích thô tục, nhưng họ bào chữa cho mình bằng cách nói rằng, họ chỉ là "trung thực", hoặc hành xử "đúng với bản thân họ" hay chưa?

Bất cứ khi nào tôi sắp sửa phạm phải điều này, tôi liền nhớ lại những gì mẹ tôi thường nói với tôi - "Nếu con không thể nói điều gì tốt đẹp, thì đừng nói gì cả".

Lời nói của chúng ta có thể khiến người khác tổn thương sâu sắc, vì vậy chúng ta nên hết sức cẩn thận về cách sử dụng từ của chúng ta.

Hành động của chúng ta cũng phản ánh con người ta ra sao, vì vậy nếu ta mong muốn trở thành người sâu sắc, chúng ta nên hành động một cách trọn vẹn và có trách nhiệm. 

5. Người sâu sắc cố gắng vượt qua cái tôi của họ

Những người sâu sắc hiểu rằng hành vi của họ thường bị dẫn dắt bởi nhu cầu của bản ngã - phải tốt hơn những người khác. Đôi khi, chúng ta hạ thấp người khác để khiến bản thân cảm thấy khá hơn. Thông thường, sự thôi thúc chỉ trích sẽ đến từ cảm giác bản thân không đủ tốt.

Ví dụ, khi chúng ta thấy ai đó thừa cân, chúng ta có thể chỉ trích người đó, nhưng thông thường, chúng ta chỉ làm điều này nếu bản thân có vấn đề về cân nặng. Một ví dụ khác là khi chúng ta thấy ai đó là 'cha mẹ tồi'. Trong nội tâm, chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm: chúng ta có thể không phải là cha mẹ hoàn hảo nhưng ít nhất cũng không xấu như 'cha mẹ tồi' đó!

Những người sâu sắc thường nhìn về những bất an trong quá khứ để họ có thể biểu lộ lòng trắc ẩn với những người đang gặp khó khăn hơn là phán xét họ.

Tóm lại

Hãy đối mặt với mọi hoàn cảnh. Rằng, không ai trong chúng ta là những sinh vật có trí tuệ sâu sắc hoàn hảo. Chúng ta là con người và chúng ta liên tục mắc sai lầm. Chúng ta đánh giá người khác và chỉ trích họ theo thời gian. Tuy nhiên, trau dồi cách nói và cư xử sâu sắc hơn có thể sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và những người xung quanh.

Để nhớ chọn lòng trắc ẩn thay vì phán xét, có một câu nói của người Mỹ bản địa sẽ giúp bạn dễ nhớ “đừng bao giờ đánh giá một người khi bạn chưa trải mình trong hoàn cảnh của người đó”. [‘never judge a man until you have walked two moons [months] in his moccasins [shoes]’]. Chúng ta không bao giờ có thể hiểu rõ được trải nghiệm của người khác, ta không bao giờ biết được bản thân sẽ đối mặt ra sao nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Vì vậy, để thực sự trở thành ‘người sâu sắc’, chúng ta nên cố gắng nuôi dưỡng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn sâu sắc đối với người khác.

----------

Tác giả: Kirstie Pursey

Link bài gốc: 5 Traits That Separate Shallow People from Deep Ones

Dịch giả: Phan Thị Bảo Hân - ToMo - Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Phan Thị Bảo Hân - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

[***] Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: //bit.ly/ToMo-hiring.  

1,239 người xem

Video liên quan

Chủ Đề