Sự khác nhau giữa xinap điện với xinap hóa học

Đề bài

Đánh dấu X vào ô □ cho câu trả lời đúng về xináp.

□ a) Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.

□ b) Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

□ c) Truyền tin khi qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.

□ d) Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quảng cáo

Sự khác nhau giữa xinap điện với xinap hóa học

Lời giải chi tiết

B sai vì Xinap điện không chứa chất trung gian hóa học

C sai vì xinap hóa học thì cần có chất trung gian hóa học.

D sai vì xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác.

A đúng Vì trên sợi thần kinh, xung được lan truyền theo nguyên tắc lan truyền điện theo cơ chế đảo cực của ion Na+. Qua xinap thì xung được lan truyền nhờ sự khuếch tán của chất trung gian hoá học từ màng trước tới màng sau xinap (theo cơ chế điện – hóa - điện). Sự khuếch tán này diễn ra chậm vì các chất trung gian hoá học có nồng độ thấp. Ngoài ra sự di chuyển của các bóng chứa chất trung gian hóa học tới màng trước, việc gắn chất trung gian hóa học với thụ thể ở màng sau cũng góp phần làm chậm tốc độ lan truyền xung qua xinap hóa học.

* Khi điện thế hoạt động truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy xinap.

- Ca2+ vào làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học axetincolin, giải phóng các chất này vào khe xinap.

- Axetincolin sẽ gắn vào các thụ thể trên màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động ở tế bào sau xinap.

* Đại bộ phận là xinap hoá học vì xinap hóa học có các ưu điểm sau:

- Việc truyền thông tin qua xinap hóa học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện nhờ sự điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap.

* Khi điện thế hoạt động truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy xinap.

- Ca2+ vào làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học axetincolin, giải phóng các chất này vào khe xinap.

- Axetincolin sẽ gắn vào các thụ thể trên màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động ở tế bào sau xinap.

* Đại bộ phận là xinap hoá học vì xinap hóa học có các ưu điểm sau:

- Việc truyền thông tin qua xinap hóa học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện nhờ sự điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap.

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, hoặc giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

II. CẤU TẠO CỦA XINÁP

- Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện. (Nội dung bài học chỉ đề cập đến xináp hóa học).

1. Cấu tạo xináp hóa học

- Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xináp.

- Khe xináp, nằm giữa màng trước và màng sau.

- Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học.

2. Đặc điểm

- Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.

- Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axêtincôlin và norađrênalin.

- Các chất trung gian hóa học khác, ít phổ biến hơn: đôpamin, serôtônin…

III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP

Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:

- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm $Ca^{2+}$ đi vào trong chùy xináp.

- $Ca^{2+}$ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.