Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Viện Pháp Việt Nam, gồm hơn một trăm nhân viên, cả nam lẫn nữ, người Pháp lẫn người Việt. Viện Pháp Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, cách Nhà hát Lớn Hà Nội một đoạn ngắn, Viện Pháp Hà Nội-L’Espace là nơi gặp gỡ và trao đổi về văn hóa Pháp và Pháp ngữ, là một trong những nhân tố chính của cuộc sống văn hóa và nghệ thuật Hà Nội.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Được chuyển đến từ năm 2003 trong một tòa nhà năm tầng xinh xắn của một nhà in cũ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, L’Espace gồm có :

  • một khán phòng nơi tổ chức nhiều chương trình phong phú như các buổi hòa nhạc, biểu diễn khiêu vũ, kịch, rạp chiếu phim và các hội nghị, cuộc họp-thảo luận ;
  • một không gian triển lãm dành riêng cho sáng tạo đương đại ;
  • khoa tiếng Pháp cung cấp các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu, ở trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp ;
  • một trung tâm luyện thi cho phép xác nhận trình độ tiếng Pháp của học viên ;
  • một dịch vụ dịch thuật ;
  • một thư viện đa phương tiện ;
  • một không gian Campus France, dành riêng cho những ai muốn du học Pháp ;
  • không gian café/nhà hàng.

Địa chỉ và liên hệ :

Được thành lập vào năm 1995 bởi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Đà Nẵng là một chi nhánh của Viện Pháp Việt Nam với nhiều hoạt động đa dạng. Tại đây có một thư viện và văn phòng Campus France cung cấp cho công chúng các thông tin về du học Pháp.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Tọa lạc trong một tòa nhà 2 tầng nằm trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố, Viện Pháp tại Đà Nẵng cung cấp:

  • các lớp học tiếng Pháp chất lượng cao
  • các hoạt động văn hóa: các buổi hòa nhạc được tổ chức với sự hợp tác của Ủy ban nhân dân thành phố, các buổi triển lãm và chiếu phim
  • thư viện Pháp được trang bị hiện đại
  • văn phòng Campus France, dịch vụ chính thức của Đại sứ quán Pháp hỗ trợ cho các sinh viên Việt Nam sang Pháp du học

Địa chỉ và liên hệ :

Từ năm 2004, tọa lạc tại thành phố mới, Viện Pháp tại Huế (IF Huế) là nơi gặp gỡ và giao lưu về văn hóa Pháp và Pháp ngữ, đồng thời là một trong những đơn vị đóng vai trò chính trong cuộc sống ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật của vùng.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Viện Pháp tại Huế cung cấp cho công chúng nhiều cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ và văn hóa Pháp:

  • sảnh đón tiếp đa chức năng với nhiều chương trình đa dạng như rạp chiếu phim, hội nghị, gặp gỡ-thảo luận và triển lãm nghệ thuật.
  • các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ Pháp hợp tác với các đối tác địa phương.
  • trường dạy tiếng Pháp cung cấp cho bạn các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu và trình độ. Nhiều khóa học được tổ chức hàng năm.
  • thư viện truyền thông là trung tâm tư liệu và nơi tham khảo về văn hóa Pháp tại Huế.
  • Trung tâm Khảo thí mang tới cơ hội thi lấy bằng DELF và DALF cũng như TCF.
  • một không gian Campus France, dành riêng cho tất cả những ai có nhu cầu du học Pháp.
  • dịch vụ dịch thuật cung cấp dịch vụ dịch Pháp-Việt và Việt-Pháp

Địa chỉ và liên hệ :

Sứ mệnh của Viện Pháp Thành phố Hồ Chí Minh (IF HCMV) là phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ, đại học, nghiên cứu và y học. Viện Pháp TP HCM hỗ trợ các hoạt động được tiến hành bởi các tác nhân hợp tác phi tập trung và các tổ chức phi chính phủ.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, Viện Pháp TP HCMV làm việc với nhiều đối tác (đại học, văn hóa và giới doanh nghiệp) mà đối tác chính là Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF)

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Viện Pháp Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trên ba địa điểm:

  • nằm trong Tổng Lãnh sự quán Pháp, nơi Viện Pháp đón tiếp công chúng sử dụng dịch vụ dịch thuật và ngôn ngữ ;
  • tại IDECAF, nơi đặt trụ sở Espace Campus France;
  • trong tòa nhà lãnh sự, nơi lưu trú của các nghệ sĩ thành phố Sài Gòn

địa chỉ và liên hệ :

Viện trao đổi văn hóa Pháp ngữ (IDECAF)

Viện trao đổi văn hóa Pháp (IDECAF) được được thành lập vào năm 1982 theo hiệp định liên chính phủ Pháp-Việt, tiếp quản các tòa nhà của Viện Pháp tại Sài Gòn. Được đặt dưới cơ quan chủ quản là Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ sở này hoạt động để phổ biến ngôn ngữ và văn hóa Pháp trong khi hợp tác với Viện Pháp TP. Hồ Chí Minh. Các dịch vụ chính của Viện là giảng dạy tiếng Pháp, thư viện truyền thông (25.000 tài liệu tham khảo trên diện tích 800m2) và tổ chức các sự kiện văn hóa.

.

Nghệ thuật nghe nhìn và thị giác

Thúc đẩy giao lưu nghệ thuật giữa Pháp và Việt Nam, thông qua công tác phổ biến và hợp tác, là sứ mệnh của bộ phận nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật thị giác. Để thực hiện điều này, bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa phát triển mạng lưới của Viện Pháp tại Việt Nam, tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Quảng bá

Nghệ thuật biểu diễn

Phòng nghệ thuật thúc đẩy các hoạt động giao lưu gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Pháp và Việt Nam, điều này có ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam bởi giai đoạn lịch sử giao thoa với nước Pháp:

  • Viện Pháp Hà Nội - L’Espace sở hữu khán phòng hòa nhạc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố với chương trình hoạt động sôi nổi và dày đặc suốt cả năm thu hút sự tham gia của đông đảo khán, thính giả. Chương trình văn hóa đa dạng gồm các hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ Pháp (⅓) và các chương trình của nghệ sỹ địa phương (⅔) nhưng có mối liên hệ với nước Pháp (chương trình biểu diễn của cựu du học sinh, của các nghệ sỹ Việt kiều; các buổi hòa nhạc cổ điển giới thiệu các tác phẩm của Pháp; những nghệ sỹ thành danh đã từng bắt đầu sự nghiệp từ sân khấu L’Espace)
  • Viện Pháp tại TP. HCM không có địa điểm biểu diễn riêng và tập trung vào các chương trình có quy mô tại các sân khấu lớn của thành phố: như vở kịch Sài Gòn của đạo diễn người Pháp gốc Việt Caroline Guiela Nguyen hồi tháng 9 năm 2018 hay vở nhạc kịch “Frédégonde” được Camille Saint-Saëns sáng tác trong chuyến du ngoạn của ông ở Việt Nam.
  • Những chi nhánh khác thuộc mạng lưới của Viện Pháp Việt Nam, tại Huế và Đà Nẵng, cũng như các đối tác tại Cần Thơ, Nha Trang, Vinh và sắp tới là Đà Lạt (2019), với sự hỗ trợ của chúng tôi, cũng đề xuất một chương trình lưu diễn của các nghệ sĩ Pháp tại Việt Nam.
  • Những festival Việt Nam như festival Quốc Tế tại Huế hay festival Châu Âu trong khuôn khổ chương trình do EUNIC tại Việt Nam (Pháp giữ chức chủ tịch EUNIC từ năm 2016) hay Phái đoàn Liên Minh Châu Âu điều phối vẫn là một véc-tơ quảng bá quan trọng của các hoạt động văn hóa của chúng tôi.
Nghệ thuật thị giác

Cũng trên tinh thần giao lưu văn hóa, chúng tôi duy trì hoạt động trao đổi giữa các nghệ sĩ thị giác Pháp và Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những phương thức biểu đạt nghệ thuật mới cũng được đặc biệt chú trọng như công nghệ thực tế tăng cường, được ứng dụng trong thời gian gần đây trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác và cũng là lĩnh vực Pháp có thế mạnh nổi trội.

Hợp tác

  • Hoạt động hợp tác nghệ thuật được tăng cường đáng kể với sự ra đời của chương trình nghệ sĩ lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Villa Sài Gòn. Mỗi năm, 12 nghệ sĩ người Pháp hoặc cư trú tại Pháp được tuyển chọn trong các lĩnh vực nghệ thuật thị giác hoặc nghệ thuật biểu diễn (hay trong lĩnh vực văn học và điện ảnh) để tham gia chương trình lưu trú nghệ thuật từ một đến nhiều tháng. Phối hợp chặt chẽ với một đối tác Việt Nam, các tác phẩm và sáng tạo của các nghệ sỹ tham gia chương trình lưu trú sẽ được giới thiệu đến công chúng tại các địa chỉ văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh như MOT, Salon Saigon, The Factory, IDECAF hay L’Espace. Đổi lại, những nghệ sĩ Việt cũng có thể tham gia chương trình lưu trú nghệ sĩ tại Pháp tại trụ sở Tổ chức lưu trú nghệ thuật hàng đầu của Pháp Cité Internationale des Arts (Paris).
  • Sự hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực của chúng tôi được thể hiện thông qua việc mời các curator Việt Nam đến các hội chợ quốc tế, nơi họ được đội ngũ Viện Pháp tại Paris hỗ trợ (chương trình FOCUS). Những hoạt động này thực sự quan trọng khi Việt Nam bắt đầu mở những trung tâm nghệ thuật đương đại theo chuẩn quốc tế. Những hoạt động tương tự khác (FOCUS) cũng được tiến hành trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
  • Mối quan hệ hợp tác lâu năm với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam hay Dàn nhạc giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tiếp nối thông qua việc mời các nhạc trưởng hoặc các nghệ sĩ độc tấu người Pháp với mục đích giới thiệu đến công chúng danh mục các tác phẩm âm nhạc cổ điển cũng như đương đại của Pháp.

Phổ biến sách và chương trình hội thảo - giới thiệu sách

Với nhiệm vụ chính là quảng bá sách Pháp ngữ tại Việt Nam, phòng Sách phụ trách công tác tổ chức các chương trình hội thảo – giới thiệu sách tại Viện Pháp cũng như chương trình hỗ trợ xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh nhằm dịch và xuất bản tác phẩm của Pháp sang tiếng Việt. Chương trình hợp tác năng động nhằm quảng bá sách được tiến hành dưới các hình thức đa dạng và với nhiều đối tác.

Chương trình hội thảo – giới thiệu sách

Phòng sách tổ chức mỗi tuần một hội thảo, tọa đàm hay giới thiệu sách mới được xuất bản, đây là những hoạt động luôn được độc giả và báo chí quan tâm. Chương trình hội thảo được thiết kế và thực hiện trên tinh thần “tổ chức tại Việt Nam, bằng tiếng Việt, cho người Việt Nam” nên cuộc gặp mặt thường xuyên này đã khiến cho Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội trở thành nơi hội tụ của các nhà trí thức Việt Nam và trở thành một trong những lĩnh vực năng động nhất của hợp tác văn hóa của Pháp tại Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ xuất bản

Phòng Sách đã hợp tác với các NXB Việt Nam tiến hành chương trình hỗ trợ xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh (PAP) từ gần ba mươi năm nay. Đến nay, chương trình này đã giúp xuất bản gần 500 tác phẩm của các tác giả Pháp sang tiếng Việt.

Các tác phẩm dịch có vài trò đặc biệt khi số lượng độc giả có khả năng đọc sách bằng tiếng Pháp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việc dịch các tác phẩm Pháp sang tiếng Việt cũng giúp các tác phẩm này tiếp cận đến một lượng công chúng rộng rãi hơn và vì vậy, đáp ứng được nhu cầu của độc giả Việt Nam vốn quan tâm, yêu thích văn chương Pháp.

Sự khác nhau giữa Việt Nam và Pháp

Theo thống kê của Hiệp hội Xuất bản Pháp, số đầu sách Pháp được nhượng bản quyền và dịch sang tiếng Việt đã tăng đáng kể trong những năm trở lại đây : vào năm 2013 là 52 đầu sách Pháp nhưng vào năm 2014 đã tăng lên 82 đầu sách, năm 2015 là 194 đầu và năm 2016 là 193 đầu sách. Trong số 193 đầu sách được Việt Nam mua bản quyền năm 2016 có 89 đầu sách dành cho thanh thiếu niên, 25 tác phẩm truyện tranh, 14 sách truyện và 26 sách tham khảo.

Đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực sách

Nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Pháp và Việt Nam, đổi mới đội ngũ dịch giả văn học chuyên nghiệp và đẩy mạnh truyền bá văn học Pháp, phòng Sách hỗ trợ các dịch giả có chuyên môn trong các bước xin học bổng sang Pháp của Trung tâm Sách Quốc gia.

Lĩnh vực lưu trữ văn thư và bảo tồn di sản là các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác của chúng tôi, vì vậy phòng Sách tiếp tục hỗ trợ các chuyên viên lưu trữ Việt Nam tham gia các chương trình trao đổi nghiệp vụ quốc tế do Cục Lưu trữ Pháp tổ chức.

Hợp tác trong lĩnh vực nghe nhìn

Chính sách nghe nhìn của Pháp tại Việt Nam được điều phối bởi Tùy viên nghe nhìn khu vực, chịu trách nhiệm về quan hệ hợp tác với 4 nước ASEAN khác là Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Tại Việt Nam, chính sách nghe nhìn của Pháp bao gồm các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, phát thanh, Internet, báo chí và các phương tiện truyền thông mới. Những định hướng này xoay quanh ba ưu tiên sau :

1. Thông báo cho các chuyên gia và tổ chức nghe nhìn của Pháp về sự phát triển của bối cảnh truyền thông Việt Nam.

Công việc hỗ trợ, giám sát và báo cáo này nhằm nâng cao nhận thức về diễn biến thị trường và các quy định về nghe nhìn tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Pháp trong ngành để họ nắm rõ chính sách và sàng lọc các nhu cầu phù hợp gửi tới các doanh nghiệp trong nước.

Các thông tin này thường xuyên được gửi tới các nhà khai thác nghe nhìn bên ngoài nước Pháp (France Médias Monde, TV5MONDE, CFI, TVFI, Unifrance, Phòng xuất khẩu Âm Nhạc Pháp, v.v.).

Tùy viên nghe nhìn, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có thể trả lời trực tiếp các câu hỏi cụ thể được đặt ra cho các chuyên gia Pháp trong lĩnh vực này (nhà sản xuất, đạo diễn, lễ hội, nhà xuất nội dung, kênh truyền hình, v.v.).

2. Hỗ trợ và tăng cường sự hiện diện của các ngành công nghiệp văn hóa Pháp tại Việt Nam.

Điện ảnh

Phổ biến văn hóa

Viện Pháp Việt Nam tổ chức chiếu phim Pháp hàng tuần trong nhiều năm. Chương trình chiếu phim tại Hà Nội được lặp lại ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Huế, Đà Nẵng, Vinh, Nghệ Anh và Cần Thơ. Mục tiêu chính của chương trình chiếu phim là nâng cao thị hiếu của công chúng đối với điện ảnh Pháp và duy trì sự có mặt của nó trong một thị trường phức tạp. Tại Hà Nội, Viện Pháp có một phòng chiếu phim được trang bị máy chiếu kỹ thuật số DCP. Tất cả các bộ phim được chiếu đều có phụ đề tiếng Việt. Viện Pháp cũng hỗ trợ và tham gia nhiều sự kiện văn hóa, chẳng hạn như liên hoan phim châu Âu (phim tài liệu và viễn tưởng) hoặc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF).

Phân phối thương mại

Bộ phận nghe nhìn duy trì mối liên hệ thường xuyên với các nhà phân phối và khai thác Việt Nam, đặc biệt vào thời điểm mua phim trên thị trường phim quốc tế và khi phim được phát hành. Bộ phận này điều phối việc đặt mua phim với các cơ chế hỗ trợ khác nhau cho điện ảnh Pháp với sự hợp tác chặt chẽ với Unifrance Films và góp phần quảng bá phim khi chúng được phát hành trên các kênh thương mại.

Truyền hình

Phối hợp chặt chẽ với TVFI, bộ phận nghe nhìn duy trì mối liên hệ thường xuyên với các kênh truyền hình Việt Nam, đặc biệt vào thời điểm mua các chương trình quốc tế trên thị trường. Bộ phận nghe nhìn cũng thường xuyên liên hệ với các nhà khai thác phát thanh truyền hình Pháp và hỗ trợ họ trên thị trường Việt Nam. Các nhà khai thác của Pháp hoạt động tại Việt Nam bao gồm cả tư nhân và nhà nước :

  • việc phát sóng TV5MONDE rất chắc chắn;
  • việc phát sóng France 24, phiên bản tiếng Anh, đã có hiệu lực từ tháng 3 năm 2018 và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng;
  • Tập đoàn Canal Plus đã có mặt tại Việt Nam với gói vệ tinh K + (liên doanh với tập đoàn VTV).

Các ngành âm nhạc

Trong ngành công nghiệp ghi âm và chương trình âm nhạc, các tùy viên văn hóa và nghe nhìn làm việc cùng nhau và chia sẻ thông tin, tư vấn và liên hệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên chương trình của các nghệ sĩ Pháp tại Việt Nam.

3. Đóng góp vào sự phát triển nghe nhìn của Việt Nam, hiện đại hóa môi trường truyền thông địa phương và thúc đẩy kiến thức chuyên môn của Pháp.

Truyền hình/đài phát thanh/Các phương tiện truyền thông mới

Hợp tác của Pháp tại Việt Nam về lĩnh vực truyền thông từ 20 năm nay chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động của CFI, cơ quan của Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp trong lĩnh vực truyền thông.

Tập trung cho tập đoàn VTV từ năm 2010, hợp tác của Pháp năm 2013 tập trung vào kênh VTV6. Trong năm 2014-2015, CFI và Viện Pháp Việt Nam đã tập trung hoạt động để cho ra đời kênh tin tức VTV24, nay đã trở thành phòng chuyên sản xuất tin tức. Việt Nam cũng thường xuyên tham gia các chương trình khu vực, chẳng hạn như dự án 4MAsie (2014-2018).

Viện Pháp hiện đang phát triển mạng lưới các đối tác Pháp và Việt Nam để làm việc về các vấn đề sáng tạo nghe nhìn và phát sóng kỹ thuật số, đặc biệt là về các chủ đề sau:

  • Tạo nội dung gốc và định dạng video (tạo web, phim dọc, 360 ° ...)
  • Việc đưa vào các cách thức kể chuyện tương tác và nhập vai (XR, trò chơi điện tử, truyền thông đa phương tiện, v.v.);
  • Đổi mới hình ảnh (hoạt hình 2D/3D, hậu kỳ và VFX ...)
  • Việc triển khai các dịch vụ và nền tảng phân phối trực tuyến (OTT, VoD, mạng xã hội, v.v.);
  • Quảng cáo và thu tiền từ các kênh phát sóng.

Mục tiêu là thúc đẩy năng lực chuyên môn của Pháp trong các lĩnh vực này, làm tăng cường khả năng đổi mới, đào tạo những nhân tài sẽ trở thành đối tác của chúng ta trong tương lai và do đó kích thích hợp tác tư nhân và nhà nước.

Hỗ trợ nền điện ảnh Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Pháp đã hỗ trợ và tiếp sức cho nền điện ảnh Việt Nam thông qua việc tổ chức nhiều lễ hội, hội thảo và nơi lưu trú của nghệ sĩ, cũng như hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Châu Âu cho việc đồng sản xuất (Viện trợ cho các rạp chiếu phim trên thế giới).

Trung tâm nghe nhìn điều phối các chương trình này với sự cộng tác chặt chẽ của các tổ chức và chuyên gia của hai quốc gia. Nhân dịp Liên hoan phim Quốc tế Cannes 2017, một thỏa thuận hợp tác đã được ký kết bởi CNC và Cục Điện ảnh Việt Nam (Bộ VHTTDL).

Liên hệ :

  • L’Espace - Viện Pháp Hà Nội, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
  • ĐT : (84-24) 39 36 21 66 (452)
  • Email :

Cập nhật ngày 20/04/2021