Sự khác nhau giữa adn và arn trắc nghiệm

Phân biệt ADN và ARN

Trang trước Trang sau

Với câu hỏi Phân biệt ADN và ARN .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Phân biệt ADN và ARN về cấu tạo và chức năng ?

Quảng cáo

Trả lời:

Bảng phân biệt sự giống và khác nhau giữa ADN và ARN về cấu tạo và chức năng:

Sự khác nhau giữa adn và arn trắc nghiệm

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

I. Axit Nucleic

* Đặc điểm chung

- Axit nucleic có ở trong nhân tế bào (bảo mật trong màng sinh chất)

-Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N theo nguyên tắc đa phân

-Đơn phân là nucleic

-Có 2 loại axit nucleic:

+ Axit deoxiribonucleic (ADN)

+ Axit ribonucleic (ARN)

II. Axit đêôxiribônuclêic - (ADN)

1. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu)

2. Cấu tạo một nuclêôtit

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đêoxiribôza: C5H10O4

- Axit phốtphoric: H3PO4

- Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

+ Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) (có cấu tạo vòng kép)

+ Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) (có cấu tạo vòng đơn)

- Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...

- Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

3. Sự tạo mạch

- Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nuclêôtit đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số

3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nuclêôtit kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.

4. Cấu trúc không gian của ADN

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

5. Tính chất ADN

- Tính đa dạng trên cơ sở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

So sánh ADN và ARN

  • So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng
  • Bảng so sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

* Giống nhau:

a/ Cấu tạo

  • Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân
  • Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P
  • Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X
  • Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

* Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

  • ADN (theo Watson và Crick năm 1953)
    • Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
    • Số lượng đơn phan lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X
    • Đường kính: 20Ao, chiều dài vòng xoắn 34Ao (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)
    • Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 lk, G với X 3 lk)
    • Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z
    • ADN là cấu trúc trong nhân
  • ARN
    • Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn
    • Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X.
    • Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.
    • Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết.
    • Phân loại: mARN, tARN, rARN
    • ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

b/ Chức năng:

  • ADN:
    • Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật
    • Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
    • Quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN và quy định trình tự a.a của protein
    • Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình
  • ARN
    • Truyền đạt thông tin di truyền (mARN)
    • Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin (dịch mã)
    • Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình