Sự gắn bó của trẻ với mẹ giữ vai trò như thế nào trong sự phát triển tâm lý của trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ.

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ ở từng giai đoạn của cuộc đời thì sẽ có những biến đổi nhất định. Vì thế, việc hiểu con, biết con cần gì, phát triển tâm lý ra sao chính là bước đầu tiên giúp bố mẹ gần gũi với con hơn. Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em bao gồm:

Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sẽ bắt đầu học cách làm quen với môi trường mới khác hẳn khi còn nằm trong bụng mẹ, những biến đổi về thời tiết, môi trường sống, âm thanh, ánh sáng... sẽ khiến trẻ dần hình thành thói quen sống.

Trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi, chúng chỉ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng như ăn, ngủ, đi lại, chơi... Vì thế, nếu cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Khi được 8 tháng tuổi trở lên, trẻ đã biết phát ra những âm đơn giản, biết phân biệt người lạ - người quen, lúc này cha mẹ hãy gần gũi với trẻ nhiều hơn bởi đây là giai đoạn trẻ rất cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Tất cả những nhu cầu của trẻ khi được mẹ đáp ứng và trong môi trường sống ổn định thì sẽ tạo được cảm giác an toàn và phát triển tốt. Ngược lại, nếu giai đoạn này mẹ có những bất ổn về tâm lý như sinh con ngoài ý muốn,... thì có thể gây nên những bất ổn về tâm lý cho đứa trẻ.

Mặc dù vậy, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng cần phải được đáp ứng. Hãy hình thành cho trẻ thói quen làm theo quy luật, quy tắc để trẻ sống có trách nhiều và điềm tĩnh hơn, sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ theo hướng tích cực hơn.

Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm.

Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ

Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.

Quá trình phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bé đã biết tự mình khám phá thế giới xung quanh, sử dụng các vật dụng thường ngày một cách linh hoạt, vốn từ tăng nhanh, hiểu người lớn nói gì, biết nói thành câu và yêu cầu khi có mong muốn. Trẻ thích thú khi được đáp ứng và vui chơi, trẻ hay đặt ra những câu hỏi tại sao và bắt đầu có ý kiến riêng của mình.

Cũng trong giai đoạn này, cái tôi của trẻ em đã được hình thành, chúng bắt đầu nhận thức về giới tính và hay đặt ra những câu hỏi. Trẻ cũng đã nhận ra được vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối. Nếu cha mẹ biết cách hướng con đến những điều tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sau.

Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi là lúc trẻ bắt đầu đi học, bước vào môi trường mới và phải hoạt động tư duy, sử dụng trí nhớ nhiều hơn. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong tương lai của trẻ, những đứa trẻ được học trong môi trường tốt và nhận được sự quan tâm, dạy dỗ từ bố mẹ sẽ có quá trình phát triển tâm lý tốt hơn.

Quá trình phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này sẽ song song với quá trình hình thành nhân cách sau này của bé, gắn liền với những thói quen, nếp sống. Sự hướng dẫn của thầy cô, gia đình sẽ giúp trẻ có những hành vi có ý thức, khép mình vào các quy tắc, chuẩn mực xã hội và những giá trị bản thân đã chấp nhận. Đây là giai đoạn hình mẫu, chính vì thế cha mẹ nếu muốn tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ em ở giai đoạn này thì hãy đóng vai trò tấm gương mẫu mực cho trẻ.

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này sẽ song song với quá trình hình thành nhân cách sau này của bé

Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ. Những diễn biến phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để chuẩn bị cho quá trình dậy thì, trưởng thành.
Có một điều không thể phủ nhận là ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi rõ rệt về hình thức [lớn rất nhanh], tâm sinh lý, trẻ cũng sẽ quan tâm đến những sự thay đổi này của bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển mới, giúp trẻ nhận thức, đánh giá được bản thân. Trẻ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người để sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với chuẩn mực của gia đình và xã hội hay không.

Ở giai đoạn này, trẻ cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chỉ một lời khen nhỏ cho thành công nhỏ cũng sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, tự mãn và đánh giá cao bản thân mình. Ngược lại, những thất bại nhỏ khi bị chê trách cũng có thể khiến cho các em rụt rè, tự ti.

Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên rất phức tạp, vì vậy trẻ cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn của người lớn, giúp các em từng bước tự chủ trong mọi hoạt động. Một chỗ dựa tình cảm vững chắc sẽ giúp trẻ thoải mái và có những suy nghĩ tích cực hơn trong giai đoạn này.

Sự phát triển tâm lý trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến khi vị thành niên đóng vai trò nền tảng làm nên nhân cách của trẻ trong suốt cuộc đời. Vì vậy cha mẹ bên cạnh việc cho trẻ một nền tảng thể chất tốt, hãy cố gắng dành thời gian và tâm huyết để thấu hiểu, định hướng con trong giai đoạn này.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

XEM THÊM:

Việc dạy dỗ của bạn sẽ giúp trẻ học hỏi sự đổi mới, chấp nhận thất bại và vượt qua chúng, hiểu thế nào là khuôn phép và kỷ luật, chấp nhận lắng nghe những nhận xét về bản thân. Điều này sẽ chi phối phản ứng của con đối với những kích thích, từ đó hun đúc hình thành nên những phản xạ trong tâm trí chúng.

5. Phát triển về tâm linh [với những gia đình có tôn giáo]

Vai trò của cha mẹ chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn có trách nhiệm dạy con trẻ hiểu về tôn giáo của gia đình, việc cầu nguyện, hiểu đâu là những điều nên làm và những chuyện nào là sai trái.

Bạn nên dạy trẻ học cách chấp nhận và có niềm tin vào những điều tốt đẹp để giúp chúng có ý thức hơn về mục tiêu của mình. Tuy nhiên, đừng cố ràng buộc con vào bất kỳ tôn giáo nào mà chúng không muốn, hãy để trẻ tự do tìm hiểu và khám phá thế giới tâm linh theo cách riêng của chúng.

Một số lời khuyên hữu ích trong việc nuôi dạy con cái của bạn

Đã qua rồi cái thời mà các ông bố là người phải đi làm gánh vác kinh tế gia đình và các bà mẹ quần quật với việc nhà và nuôi con. Vai trò của người cha trong sự phát triển của trẻ cũng rất quan trọng, con cái sẽ luôn cần được tiếp thêm động lực từ cha mình.

Cả cha lẫn mẹ đều có trách nhiệm nuôi dạy để con lớn lên thành một người trưởng thành, có ích. Những mẹo trong bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho hai bạn:

1. Luôn là những phụ huynh tích cực

Trẻ em luôn dễ dàng cảm nhận sự tiêu cực. Vì vậy, dù con bạn còn nhỏ như thế nào, hãy cố gắng tìm cách giải thích vấn đề của bạn với chúng và nói rõ hướng mà bạn giải quyết. Hãy khuyến khích và tạo diều kiện cho con cùng tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau trong gia đình, dạy chúng cách để giải quyết vấn đề.

2. Hãy đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con

Bất kể nhu cầu của con yêu nhỏ đến mức nào, việc thấu hiểu và đáp ứng chúng là rất quan trọng để giúp con bạn nhận ra rằng, bạn luôn có mặt trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà nuông chiều con quá mức sẽ gây tác dụng ngược.

3. Bày tỏ cảm xúc với con cái

Tình cảm chỉ thực sự mang lại trái tốt chỉ khi chúng được trồng trọt, vun xới, nuôi dưỡng. Hãy bộc lộ cho con bạn thấy rằng bé được yêu thương mọi lúc và bạn luôn ở bên con, dù thế nào đi chăng nữa.

4. Giao tiếp hiệu quả

Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi đưa ra bất kỳ điều gì. Trong mọi cuộc trò chuyện với con, hãy chắc chắn rằng bạn luôn đặt mình vào vị trí của con để hiểu tình huống của trẻ. Hãy nhớ rằng, những cuộc trò chuyện tích cực luôn tốt hơn là những hình phạt tiêu cực hoặc trách móc chúng.

5. Tránh lời nói và hành động tiêu cực

Trẻ em sẽ bắt chước những gì chúng thấy hoặc nghe ở nhà. Đừng quá ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ sử dụng tiếng lóng, đánh nhau, thậm chí là chửi thề. Bởi lẽ rất có thể chúng đã học được những điều này từ chính bố mẹ của mình.

Video liên quan

Chủ Đề