Soạn văn 12 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ngắn nhất

  • Soạn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học [chi tiết]

- Đối tượng đa dạng, phong phú: về văn học, về tác phẩm văn học, lý luận văn học,...

- Nội dung: nêu quan điểm, giải thích, chứng minh ý kiến trên cơ sở tác phẩm văn học.

Luyện tập

Câu 1 [trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1]

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về nhà văn Thạch Lam

- Dẫn dắt ý kiến của nhà văn Thạch Lam

2. Thân bài

*Ý kiến của Thạch Lam là vô cùng xác đáng, vì văn học không chỉ có chức năng phản ánh hiện thực mà còn có chức năng bồi đắp những tình cảm phong phú và tốt đẹp cho con người.

* Phân tích, lí giải ý kiến:

- Văn chương là tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác:

+ Văn chương bắt nguồn từ đời sống, phản ánh hiện thực của đời sống khách quan-> hiện thực đầy rẫy những tốt xấu, những cái được và chưa được, những bất công và giả dối -> sức mạnh của văn học là tố cáo thế giới của những tàn ác, giả dối.

+ Văn chương tố cáo thế giới tàn ác với mục đích cao cả là nhằm thay đổi, hướng tới việc xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng ngôn từ nghệ thuật, bằng hình tượng nghệ thuật.

+ Chứng minh qua các tác phẩm:

- Truyện Kiều của Nguyễn Du tố cáo xã hội bất công, sự lên ngôi của đồng tiền khiến nhiều kẻ bán đứng cả lương tâm chính mình -> mong muốn thay đổi một xã hội công bằng, công lý.

- Vợ nhặt của Kim Lân tố cáo sự tàn ác của thực dân đã đẩy con người vào cái đói, cái khát, giá trị con người bị rẻ rúng -> mong muốn một xã hội ấm no, nhân dân được tự do làm chủ cuộc đời mình.

- Tuyên ngôn độc lập của Hồ chí Minh tố cáo tội ác, sự bất nhân của kẻ thù-> mong muốn đấu tranh, giữ lấy nền độc lập, mong muốn dân tộc, nhân dân được bình đẳng, bác ái.

- Văn chương làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn:

+ Văn chương giúp người đọc biết đồng cảm, sẻ chia, biết cảm thông với nhân vật, với số phận nhiều đau thương của họ.

+ Văn chương khiến con người biết căm ghét cái các, cái bất công, biết yêu thương, biết vui buồn cùng nhân vật.

+ Văn chương giúp lòng người hướng thiện, trong sạch và bồi đắp những tình cảm cao đẹp.

+ Chứng minh qua các tác phẩm văn học.

- Đánh giá về ý kiến:

   +Ý kiến của Thạch Lam giúp mọi người hiểu rõ và đánh giá đúng về chức năng của văn chương.

   + Ý kiến giúp mỗi nhà văn định hướng đúng đắn để sáng tạo ra những tác phẩm thành công phục vụ người thưởng thức, họ trở nên có trách nhiệm hơn với đứa con tinh thần của mình.

+ Dù ở thời đại nào thì ý kiến của Thạch Lam vẫn có giá trị sâu sắc

3. Kết bài

Bài học cho bản thân về ý kiến trên

Câu 2 [trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1]

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về nhà thơ Tố Hữu

- Dẫn dắt ý kiến nhận định của Hoài Thanh

2. Thân bài

- Giải thích ý kiến:

+ Yếu tố chính tạo nên thành công trong thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu là thái độ toàn tâm toàn ý với cách mạng

   + Các yếu tố khác góp phần như truyền thống gia đình, quê hương, diễn biến lịch sử thời đại, năng khiếu

   + Hoài Thanh nhấn mạnh đến “thái độ toàn tâm, toàn ý với cách mạng” là yếu tố quan trọng hàng đầu

- Phân tích, chứng minh ý kiến

+ Tố Hữu tham gia cách mạng từ khi còn niên thiếu, bắt gặp lí tưởng cách mạng soi đường, ông trở nên gắn bó và tình cảm, đời sống của ông luôn hướng về cách mạng, về Đảng, về nhân dân, dân tộc.

+ Các bài thơ của Tố Hữu hầu hết đều là thơ trữ tình, chính trị

+ Thơ ông luôn gắn với những tình cảm, lý tưởng và lẽ sống lớn của cộng đồng, của một con người trách nhiệm với cách mạng. Ví dụ Từ ấy, Máu và hoa

+ Trong mỗi chặng đường của lịch sử dân tộc, thơ Tố Hữu luôn để lại những dấu ấn với các tập thơ riêng đầy thành công và đặc sắc.Dẫn chứng các sáng tác của ông

+Thơ Tố Hữu mang đến một tấm gương phản chiếu hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết, với tình yêu và niềm tin mãnh liệt với cách mạng. Dẫn chứng.

- Đánh giá lại ý kiến: Ý kiến của Hoài Thanh là chính xác và vô cùng đúng đắn, nó không chỉ phù hợp với thực tế sáng tác của nhà thơ Tố Hữu mà còn phù hợp với những lý luận của thơ ca.

3. Kết bài

-Khẳng định lại vấn đề. 

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 12 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học siêu ngắn - Bản 1

Nội dung bài học

- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,.....

- Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó với văn học và đời sống

Luyện tập

Bài 1 [trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1]:

Dàn ý

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:

* Giải thích

- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là:

  + văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả

  + nó tác động bằng con đường tình cảm, không bị sử dụng vào mục đích xấu

- Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn:

  + Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế.

  + Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

* Bình luận:

- Ý kiến thể hiện niềm tự hào của Thạch Lam về vũ khí của mình

- Đó là nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

  + thể hiện sự ý thức được sức mạnh cao cả của văn chương.

  + Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ

  + Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

  + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ [phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn].

  + khẳng định niềm tin ở khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người của văn học

C, Kết bài: suy nghĩ của bản thân

Bài 2 [trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1]:

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:v

- Giải thích: ý kiến trình bày một số nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu

  + Do năng khiếu bẩm sinh, truyền thống của gia đình, quê hương

  + Nguyên nhân chính "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" dẫn tới sự thành công trong thơ của ông

- Chứng minh:

  + Tố Hữu là người toàn tâm, toàn ý với cách mạng, luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với mọi đau khổ, sướng vui của chặng đường lịch sử dân tộc

  + Tình cảm, tâm tư chân thành, tha thiết của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị

  + Ở tác giả có sự thống nhất, hài hòa giữa con người với thơ ca

  + Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.

  + dẫn chứng tập thơ Máu lửa, Việt Bắc,........

C, Kết bài: suy nghĩ của bản thân

Soạn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học siêu ngắn - Bản 2

- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,...

- Nội dung: khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến văn học thường tập trung giải thích, chứng minh, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với người học.

Luyện tập

Câu 1 [trang 93, sgk Ngữ văn 12, tập 1]

I. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt ý kiến của Thạch Lam

II. Thân bài

- Giải thích ý kiến: câu nói của Thạch Lam là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó giúp chúng ta thấy rõ hai chức năng cơ bản của văn học là chức năng đói với hiện thực xã hội và chức năng hình thành, bồi dưỡng những tình cảm nhân văn của con người

- Phân tích, chứng minh, bình luận về ý kiến:

   + Văn chương là tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác:

• Văn chương là sự phản ánh thế giới hiện thực một cách chân thực, khách quan. Từ đó, nó có sức mạnh tố cáo, phê phán những hiện tượng xã hội bất công, trái chiều

• Văn chương hướng tới mục đích thay đổi, cải tạo xã hội tốt đẹp hơn, xóa bỏ những cái xấu xa, tàn bạo, bất công

   + Văn chương làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn: văn chương bồi đắp thêm cho con người những thứ tình cảm tốt đẹp, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

- Đánh giá về ý kiến:

   + câu nói đã mở ra một quan niệm mới, đúng đắn, sâu sắc về vai trò, chức năng to lớn và quan trọng của văn chương đối với mỗi người

   + câu nói đặt ra yêu cầu to lớn đối với nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học

III. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân

Câu 2 [trang 93, sgk Ngữ văn 12, tập 1]

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu

- Trích dẫn nhận định của nhà phên bình Hoài Thanh

II. Thân bài

- Giải thích ý kiến:

   + Thơ Tố Hữu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, quê hương, thời đại,...

   + Song, ý kiến của Hoài Thanh nhấn mạnh “thái độ toàn tâm, toàn ý với cách mạng” là yếu tố hàng đầu dẫn tới thành công của thơ Tố Hữu

- Phân tích, chứng mình, bình luận ý kiến:

   + Thơ Tố Hữu thể hiện những tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng

   + Chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó sâu sắc với chặng đượng lịch sử của dân tộc

   + Thơ tố hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người

   + Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc

- Đánh giá lại ý kiến: Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca.

III. Kết bài

   - Khái quát vấn đề nghị luận

   - Suy nghĩ của bản thân về sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu

Soạn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học siêu ngắn - Bản 3

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước. Trình bày suy nghĩ của anh/chị với ý kiến trên.

a. Tìm hiểu đề: 

- Giải thích các cụm từ: phong phú, đa dạng tức là có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau; chủ lưu: dòng chảy chính; quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

- Giải thích nhận định: Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

b. Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.

Thân bài:

- Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng: gồm nhiều dòng chảy khác nhau như yêu nước, nhân đạo, thế sự,…

- Văn học yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam:

+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học trung đại [chứng minh qua bốn giai đoạn của văn học trung đại].

+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học hiện đại [chứng minh qua văn học thời kì chống Pháp, thời kì chống Mĩ…].

- Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước là dòng chủ lưu thông suốt kim cổ:

+ Nước ta có lịch sử trường kì chống giặc ngoại xâm.

+ Yêu nước là truyền thống quý báu, là tình cảm lớn lao trong tinh thần người Việt.

+ Văn học vừa phản ánh tình yêu đất nước, lịch sử hào hùng của dân tộc vừa là một phương tiện góp phần vào công cuộc dựng và giữ nước.

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Đặng Thai Mai.

Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

a. Tìm hiểu đề

- Giải thích ý kiến: càng nhiều tuổi, người ta càng có cách thức và khả năng lĩnh hội hiệu quả hơn các giá trị khi đọc sách.

- Bàn luận về ý kiến:

  + Ý đúng: càng nhiều tuổi, càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng nhận thức và lĩnh hội hơn.

  + Ý bổ sung: cách đọc và kết quả đọc sách ngoài phụ thuộc vào tuổi tác còn phụ thuộc vào sự yêu thích dành cho sách, năng lực, trình độ, điều kiện của cá nhân người đọc.

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề đọc sách và trích dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

* Thân bài:

- Giải thích ý kiến trong đề bài: sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi.

- Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

- Bổ sung các ý kiến để có quan điểm toàn diện, đầy đủ về việc đọc sách.

- Rút ra bài học cho bản thân khi đọc sách.

* Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt với tác phẩm văn học.

2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: 

- Đối tượng: đa dạng [về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…].

- Nội dung: giải thích, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Luyện tập

Câu 1 [trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Gợi ý lập dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: 

Mở bài: Giới thiệu Thạch Lam và ý kiến của ông về vai trò của văn chương đối với con người.

Thân bài:

- Giải thích:

+ Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: văn chương là công cụ giúp nhà văn truyền tải thông điệp, thực hiện sứ mệnh, tác động đến tư tưởng tình cảm của đông đảo người đọc và xã hội.

+ Vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch, phong phú hơn: văn chương có vai trò và tác dụng to lớn đối với con người, lên án diệt trừ cái xấu, cái ác và bồi đắp cái thiện, cái đẹp.

- Bàn luận, chứng minh:

+ Sử dụng các dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để chứng minh ý kiến.

+ Nhận định: ý kiến của Thạch Lam vừa sâu sắc vừa đúng đắn, đồng thời thể hiện niềm tự hào về nghiệp văn và niềm tin vào sức mạnh lớn lao, kì diệu của văn chương.

Kết bài: Khẳng định vai trò, sức mạnh lớn lao của văn chương và sứ mệnh cao cả của các nhà văn, nhà thơ.

Câu 2 [trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Gợi ý lập dàn ý trình bày suy nghĩ về nhận định của Hoài Thanh:

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh và nêu nhận định khái quát về ý kiến đó.

Thân bài:

- Giới thiệu khái quát thành công của thơ Tố Hữu.

- Lí giải thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của nhà thơ Tố Hữu [lí giải và chứng minh qua nguồn cảm hứng, nội dung, phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu].

- Nhiệt tình cách mạng, tinh thần dân tộc hòa quyện với tâm hồn nghệ sĩ đem lại những thành tựu thơ lớn lao của Tố Hữu.

Kết bài: Rút ra bài học sáng tác văn chương rút ra từ cuộc đời thơ Tố Hữu và từ ý kiến sắc sảo của Hoài Thanh.

Video liên quan

Chủ Đề