So sánh máy biến áp và động cơ

quá quen thuộc với người dùng. Đặc biệt, ứng dụng của 2 thiết bị này trong nông nghiệp và công nghiệp rất nhiều. Nhưng rất nhiều người lại chưa hiểu rõ về 2 loại thiết bị này. Cùng BINH DUONG AEC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Biến tần là gì? Biến áp là gì?

Để phân biệt được biến tần và biến áp thì trước hết bạn cần phải hiểu rõ khái niệm biến tần là gì và biến áp là gì trước tiên. Vậy:

1.1. Biến tần là gì? Lợi ích của biến tần

So sánh máy biến áp và động cơ

Biến tần là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện một chiều hoặc xoay chiều thành dòng điện xoay chiều ở một tần số khác và có thể điều chỉnh được. Tóm lại, sử dụng biến tần giúp người dùng thay đổi được dòng điện đặt lên cuộn dây trong động cơ, từ đó có thể điều khiển được tốc độ động cơ mà không cần phải sử dụng tới hộp số cơ khí.

Sử dụng biến tần có rất nhiều lợi ích đem lại, như:

  • Có thể tiết kiệm 20-30% điện năng tiêu thụ so với hệ thống khởi động truyền thống
  • Bảo vệ động cơ tốt hơn bởi biến tần có thể điều chỉnh tốc độ động cơ và dòng khởi động phù hợp với yêu cầu của động cơ, mà điều này thì hệ thống khởi động truyền thống không làm được.
  • Tăng hiệu suất làm việc cho động cơ, giảm hư hỏng, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Giảm tỉ lệ hao mòn trang thiết bị, giúp động cơ tải lớn không cần phải khởi động đột ngột, giảm tỉ lệ hư hỏng và tăng tuổi thọ động cơ

1.2. Biến áp là gì? Ưu điểm khi sử dụng biến áp

So sánh máy biến áp và động cơ

Theo đó, biến áp là thiết bị giúp thay đổi điện áp xoay chiều AC dựa trên nguyên lý cảm ứng điện. Chức năng chủ yếu của máy biến áp đó là chuyển đổi điện áp, chuyển đổi trở kháng, ổn định lại điện áp, chuyển đổi dòng điện trong dây dẫn, biến đổi điện áp cao tần, biến áp điện tử,…

Biến áp có rất nhiều ưu điểm như:

  • Tránh nguy hiểm cho người dùng khi xảy ra sự số chập điện, nổ cầu chì,…
  • Giúp mạng lưới điện hoạt động ổn định, phù hợp với yêu cầu của các thiết bị đang sử dụng.
  • Tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, giảm chi phí cho doanh nghiệp
  • Điều chỉnh điện áp phù hợp với các thiết bị đang sử dụng trong doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao tuổi thọ cho thiết bị
  • Điện áp ổn định giúp thiết bị hoạt động ổn định, đúng công suất, làm tăng năng suất làm việc của doanh nghiệp.

Xem thêm:

  • Biến tần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần
  • Biến áp âm tần là gì? Nguyên lý hoạt động và chức năng

2. So sánh biến tần và biến áp

2.1. Giống nhau

Biến tần thì có khả năng thay đổi dòng điện và tốc độ của động cơ, còn biến áp giúp ổn định nguồn điện và giúp động cơ hoạt động trơn tru.

Những điểm giống nhau của Biến tần và biến áp như:

  • Đầu ra của 2 thiết bị đều là điện áp xoay chiều: 2 thiết bị biến tần và biến áp đều hoạt động với mục đích làm ổn định điện áp xoay chiều ở đầu ra, giúp ổn định dòng điện áp vào động cơ khi hoạt động
  • Bảo vệ động cơ, giúp động cơ hoạt động ổn định: Khi điện áp ổn định, động cơ sẽ hoạt động đúng công suất, an toàn.
  • Về lâu dài, sử dụng một trong 2 thiết bị này giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa: Khi động cơ hoạt động ổn định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sau này. Về lâu dài giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
  • Giúp tăng tuổi thọ của động cơ: Máy biến tần và biến áp giúp điện áp xoay chiều ổn định, phù hợp với công suất hoạt động của động cơ, giúp động cơ hoạt động trơn tru, ít trục trặc, từ đó làm tăng tuổi thọ sử dụng động cơ, hạn chế được tối đa sự cố có thể xảy ra khi điện áp thay đổi không ổn định.
  • Tăng năng suất làm việc của động cơ nhờ ổn định điện áp đầu vào: Khi động cơ hoạt động trơn tru và ổn định giúp tăng tuổi thọ, giảm sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, tăng hiệu suất trong quá trình làm việc.

2.2. Khác nhau

Máy biến tần và biến áp tuy rằng có nhiều điểm giống nhau, nhưng về bản chất thì đây là 2 thiết bị khác biệt.

Đối với máy biến tần

  • Cấu tạo: Gồm bộ chỉnh lưu, tuyến dẫn một chiều, thiết bị IGBT, bộ kháng điện xoay chiều, bộ kháng điện một chiều, điện trở hãm.
  • Chức năng: Biến đổi dòng điện một chiều, xoay chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp có thể điều chỉnh được

Đối với máy biến áp

  • Cấu tạo: Bao gồm 3 bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
  • Chức năng: Biến đổi dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, tần số không thay đổi.

Biến tần GTAKE sản phẩm chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều dòng biến tần và biến áp chất lượng. Một trong số đó có dòng biến tần GTAKE Đây là dòng biến tần đang “làm mưa làm gió” thị trường Việt hiện nay. Mỗi một series đều được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản. Đặc biệt, dòng biến tần hạn thế đa năng này có khả năng ứng dụng được trong hầu hết các ứng dụng cơ bản như: máy đóng chai, máy đóng gói, quạt thông gió, máy ly tâm, máy in bao bì…

So sánh máy biến áp và động cơ

Trên đây là những thông tin cơ bản về máy biến tần và biến áp mà người dùng cần nắm được. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà lựa chọn máy biến tần hoặc biến áp cho phù hợp.

Nếu cần tư vấn chi tiết giải pháp tối ưu, giảm thiểu chi phí và nhân lực qua các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến được áp dụng trong sản xuất, hãy liên hệ với Bình Dương AEC để được giải đáp đầy đủ nhất.