So sánh gỗ nhựa và gỗ công nghiệp

Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng HardyWood tìm hiểu gỗ công nghiệp và tấm ván nhựa/ gỗ nhựa composite là gì? Chúng có những ưu, nhược điểm gì?

GỖ CÔNG NGHIỆP

Là loại gỗ được làm từ vụn gỗ kết hợp với keo/ chất kết dính, ép thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Gỗ công nghiệp được chia thành các loại MFC, MDF, HDF tùy vào cách thức sản xuất và bề mặt hoàn thiện.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp là giá thành tương đối rẻ, tuy nhiên nó lại có những nhược điểm như:

- Khả năng chịu nước kém

- Dễ cong vênh và nứt

- Khả năng chống cháy không tốt

- Có thể gây hại cho sức khỏe bởi trong keo/ chất kết dính để sản xuất chứa Formaldehyde, chì…

TẤM VÁN NHỰA/ GỖ NHỰA COMPOSITE

- Là vật liệu được làm từ nhựa nguyên sinh và phụ gia vô cơ, trải qua quá trình phối trộn, đùn ép để tạo thành tấm có kết cấu vững chắc, bề mặt mịn. 

Ưu điểm của tấm ván nhựa/ Gỗ nhựa composite:

- Kháng nước tuyệt đối bởi thành phần chính là nhựa.

- Không cong vênh, co ngót

- Chống cháy, chống mối mọt, nấm mốc.

- An toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, tấm ván nhựa/ gỗ nhựa composite còn có khả năng chịu lực tốt, dễ dàng in và khắc bởi bề mặt tấm mịn.

Tấm ván nhựa/ Gỗ nhựa composite có giá thành cao hơn Gỗ công nghiệp, nhưng xét về độ bền cũng như tính ưu việt thì tấm ván nhựa/ gỗ nhựa composite vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, là vật liệu hoàn hảo để làm nội thất.

Để có thể mua được tấm ván nhựa/ gỗ nhựa composite với chất lượng cao, giá thành hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0982 448 840!

Tủ bếp nhựa và gỗ công nghiệp là hai sản phẩm có kiểu dáng bên ngoài khá tương đồng với nhau. Nhưng về giá thành lại có sự chênh lệch tương đối. Do đó, rất nhiều khách hàng có nhu cầu làm tủ bếp phân vân không biết nên lựa chọn chất liệu nào. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định nên dùng tủ bếp nhựa hay gỗ công nghiệp. Hãy tham khảo những chia sẻ bên dưới đây của Thế Giới Mộc để dễ dàng lựa chọn.
 


 

Tủ bếp gỗ công nghiệp

1. Cấu tạo của gỗ công nghiệp làm tủ bếp

Gỗ công nghiệp là chất liệu được cấu tạo từ các bột gỗ cùng một số thành phần kết dính [chất làm cứng, parafin,…]. Chúng được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ. Gỗ công nghiệp làm tủ bếp được trộn với keo chống thấm, gọi là gỗ lõi xanh. Có 03 loại gỗ công nghiệp sản xuất tủ bếp là:

- MFC: Dùng các dăm gỗ ép với keo để tạo thành tấm. Bề mặt bên ngoài tấm MFC có thể dùng PVC tráng lên hoặc in giấy vân gỗ.

- MDF: Gỗ để ép tấm MDF là gỗ xay nhuyễn dưới dạng sợi chứ không phải dạng dăm như MFC. Do đó, chất lượng của MDF sẽ tốt hơn so với MFC. Bề mặt loại gỗ này có thể được phun sơn, dán veneer, phủ Laminate hoặc Acrylic. Đây là loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp phổ biến nhất.

- HDF: Được ép từ bột gỗ và keo. Bột gỗ trước khi ép đã được xử lý để làm tăng độ cứng. Lớp phủ của tấm gỗ HDF thường là Melamine kết hợp sợi thủy tinh.
 


 

2. Ưu, nhược điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp

Sở dĩ, tủ bếp gỗ công nghiệp được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng là vì có những ưu điểm tuyệt vời như:

- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên: Nguyên liệu sản xuất tấm gỗ công nghiệp luôn có sẵn và đa dạng nên giá thành cũng khá rẻ so với gỗ tự nhiên.

- Màu sắc đa dạng: Chất liệu này có thể phủ bề mặt bằng màu sơn, tấm gỗ veneer hoặc nhiều chất liệu khác. Nên tủ bếp gỗ công nghiệp có màu sắc vô cùng đa dạng. Giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

- Khả năng chống thấm, mối mọt: Nếu bạn lựa chọn những loại gỗ công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như gỗ An Cường. Thì tủ bếp sẽ có khả năng chống thấm rất tốt, lên đến gần 20 năm.

- Khả năng chịu lực: Sức chịu lực của tấm gỗ công nghiệp rất tốt, không thua kém so với gỗ tự nhiên.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên. Tủ bếp gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là không thể chạm khắc hoa văn, đường nét trang trí lên bề mặt. Bạn chỉ có thể sử dụng tấm gỗ trơn. Và màu sắc sẽ là điểm nhấn cho kiểu tủ bếp này.

Tủ bếp nhựa

1. Cấu tạo của nhựa làm tủ bếp

Nhựa làm tủ bếp được cấu tạo từ thành phần chính là Polivinyl Clorua. Hay còn gọi là PVC hay Picomat. Bên cạnh đó, còn có loại nhựa được trộn thêm 40% bột gỗ. Gọi là gỗ nhựa hay nhựa composite. Nếu không để ý, bạn hoàn toàn có thể không nhận ra đây là chất liệu nhựa mà sẽ nhầm lẫn với gỗ công nghiệp. Hiện nay, phần lớn nhựa làm tủ bếp được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu Đài Loan.
 


 

2. Ưu, nhược điểm của tủ bếp nhựa

Ngày nay, xu hướng dùng tủ bếp nhựa đang dần lên ngôi. Vì chất liệu này sở hữu khá nhiều điểm ưu việt như:

- Khả năng chống cháy: Vật liệu nhựa không bắt lửa nên rất thích hợp để dùng làm tủ bếp.

- Độ bền cao: Nhựa là chất liệu không thấm nước nên bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề tủ bị ẩm, mối mọt. Độ bền của tủ bếp nhựa có thể lên đến 20 năm.

- Giá thành đa dạng: Giá tủ bếp nhựa cao cấp loại 1 gần bằng các loại tủ bếp gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại nhựa thông thường có giá thành chỉ 2 - 3 triệu đồng / md.

- Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt nhựa không thấm nước, không thấm dầu mỡ nên người dùng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh, lau chùi.

Song, chất liệu này cũng có nhược điểm là khả năng bắt ốc vít kém. Nên nhựa thường chỉ được sử dụng để làm tủ bếp dưới. Nếu cần đóng thêm tủ bếp trên, bạn vẫn phải sử dụng gỗ công nghiệp.

Tạm kết: Mỗi chất liệu làm tủ bếp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bạn sẽ xem xét để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Nếu muốn có một bộ tủ bếp đẹp, sang trọng, bạn nên lựa chọn gỗ công nghiệp. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí, sử dụng lâu thì tủ bếp nhựa sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Hi vọng rằng qua những chia sẻ trên đây của Thế Giới Mộc. Bạn đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp và nhựa. Từ đó, không còn phân vân nên dùng tủ bếp nhựa hay gỗ công nghiệp. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với Thế Giới Mộc qua số Hotline: 0926 132 132 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, phục vụ quý khách mọi lúc, mọi nơi!

05/01/2022

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp với nhiều thương hiệu khác nhau cùng chất lượng khác nhau.

Phân theo cốt gỗ ta có:

  • Gỗ MDF
  • HDF
  • Gỗ ván ép
  • Gỗ ván dăm

Phân theo vật liệu phủ bề mặt ta có:

  • Sơn bệt
  • Phủ Melamine
  • Acrylic
  • Laminate
  • Veneer


Sau đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu chi tiết đặc điểm, nguyên vật liệu tạo nên các loại gỗ để có sự so sánh tổng quan nhất giúp bạn lựa chọn chất liệu phù hợp mục đích và kinh phí.
 


************************

 

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu 2 loại gỗ MDF và MFC do chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi băn khoăn của khách hàng về sự khác nhau giữa 2 loại gỗ này và nên lựa chọn loại nào.

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard tức là ván sợi mật độ trung bình. Như các bạn đã biết cấu tạo và đặc điểm của gỗ MDF mà chúng tôi đã nếu ở trên, đó là sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn,… gỗ MDF có loại thường và loại chịu ẩm, loại chịu ẩm có lõi xanh. MDF bề mặt nhẵn, phẳng, cấu trúc đồng nhất. Ván gỗ MDF có khả năng kết hợp với hơn 80 mã màu Laminate, hơn 200 mã màu melamine đem lại sự đa dạng trong không gian nội thất. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với veneer,… tạo sự sang trọng, hiện đại. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác được sử dụng để phủ bề mặt như acrylic, men trắng,…. Có thể kết hợp tốt với MDF.

Gỗ MDF được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo quy định về nồng độ chất phụ gia.


Hình ảnh gỗ MDF

Ứng dụng của MDF  trong làm nội thất tủ áo và tủ bếp
 

>>> Tìm hiểu ngay tất tần tật thông tin về gỗ MDF [MDF phủ Acrylic, Laminate, veneer, melamine, sơn bệt] để lựa chọn loại mdf phù hợp

Gỗ MFC là gì?

MFC là gỗ thành phẩm đã được phủ bề mặt bằng melamine, sử dụng cốt ván dăm PB

Tên MFC là viết tắt của Melamine Face Chipboard tức là ván gỗ dăm bề mặt phủ melamine. - Nguyên liệu sử dụng làm gỗ MFC thường là loại gỗ rừng trồng, như keo, cao su, bạch đàn,… thời gian thu hoạch khoảng vài năm. Gỗ này được băm nhỏ rồi sử dụng keo chuyên dụng ép cường độ thành những tấm MFC có nhiều độ dày khác nhau. Sau khi hoàn thiện bề mặt tấm MFC sẽ được phủ Melamine để tăng thẩm kỹ, hạn chế chầy xước.

- Gỗ MFC có nguồn gốc nhập khẩu hoặc nội địa, các hãng như Mieco của Malaysia, Egger của Đức là nơi sản xuất MFC hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam nguồn MFC chủ yếu từ Trung Quốc, Malay và sản xuất trong nước. Ván MFC trong nước và loại xuất sứ từ trung quốc có giá thành rẻ hơn tuy nhiên nồng độ Formaldehyde chưa được kiểm soát, hàm lượng keo khá cao được đánh giá là kém an toàn cho người sử dụng.

Điểm giống nhau giữa gỗ MDF và MFC

  • Trải qua quy trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ các tác nhân gây ra ẩm mốc, mối mọt.
  • Màu sắc phong phú khoảng 80 màu từ màu trơn: Đen, trắng, xám,… đến màu vân gỗ,… hoặc màu giả chất liệu khác.
  • Không co ngót, không nứt, tương đối bền, bề mặt phẳng mịn cao.
  • Ứng dụng: Làm đồ nội thất
  • MDF và MFC gồm có 2 dạng, loại thường và loại chống ẩm. Loại chống ẩm thường có lõi xanh.

So sánh sự khác nhau giữa gỗ MDF và MFC
 

Cách phân biệt gỗ MDF và MFC

Cần phải quay trở lại khái niệm về gỗ MDF và MFC ở trên: MDF là cốt gỗ chưa phủ bề mặt còn MFC là gỗ dùng cốt PB[ván dăm] bề mặt được phủ melamine. Từ khái niệm này bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt được đâu là MDF và đâu là MFC bằng những thông tin đã có ở trên.

Trong trường hợp gỗ MDF đã được phủ bề mặt melamine, laminate, acrylic hoặc sơn ta muốn kiểm tra đó đúng là gỗ MDF hay không thì chỉ cần quan sát các chỗ khoan bản lề hoặc các chỗ cần phải khoét gỗ khi thi công ta sẽ nhận thấy cốt gỗ bên trong lộ ra là loại gì.


 


Hình ảnh giúp phân loại gỗ MFC, MDF và HDF


>>> Đó là một số những thông tin về gỗ MDF, MFC mà các bạn nên tham khảo khi lựa chọn vật liệu làm nội thất nhà mình, để có cái nhìn tổng quát hơn bạn nên xem thêm ứng dụng gỗ công nghiệp vào  thiết kế nội thất chung cư 70m2
 

2. Cốt gỗ công nghiệp HDF là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ HDF

- Cấu tạo HDF: Sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo chuyên dụng ép gia cường độ ép rất cao. Gỗ HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và phụ gia.
 


Gỗ công nghiệp HDF


Gỗ HDF được làm từ nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự MDF, MFC đó là gỗ rừng trồng. Tuy nhiên loại này được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hơn. Gỗ cứng hơn và bền hơn. - Tính chất HDF: Không co ngót, không nứt, cứng, khả năng chịu nhiệt, chịu nước tương đối tốt. Bề mặt nhẵn mịn có màu vàng đậm. Có tính cách nhiệt, cách âm. - Ứng dụng làm cốt ván cho sàn gỗ công nghiệp, đồ nội thất cao cấp, phòng học, khách sạn, nhà ở,…

- Phân loại HDF: Được phân 3 loại đó là HDF thông thường, HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm.


 

- Nhược điểm: Gỗ HDF đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Khó phân biệt với MDF bằng mắt thường. Ta có thể thấy HDF có độ bền, độ cứng, an toàn cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp, tuy nhiên giá thành lại cao nhất do vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.

>>> Tìm hiểu ngay chi tiết gỗ HDF là gì và ứng dụng gỗ HDF trong nội thất

So sánh 3 loại gỗ MDF, MFC và HDF

3. Gỗ nhựa

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm loại vật liệu làm tủ bếp cho căn nhà để chống mối mọt thì sản phẩm làm từ gỗ nhựa là gợi ý hoàn hảo cho bạn. - Cấu tạo gỗ nhựa: Loại gỗ này được tạo thành từ bột nhựa PVC và chất phụ gia gốc cellulose hay vô cơ. - Tính chất: Chịu ẩm tốt, chống mối mọt

- Ứng dụng: Làm đồ nội thất, thường được sử dụng làm khoang chậu rửa do khả năng chịu ẩm tốt, người ta cũng chọn gỗ nhựa  làm tủ bếp trong trường hợp nhà có mối vì loại này có khả năng chống sâu mọt.


 


Hình ảnh gỗ nhựa

>>> Xem ngay: Trọn bộ thông tin về gỗ nhựa và ứng dụng gỗ nhựa composite làm nội thất, chống nước, chống mối mọt hoàn hảo
 

Ngoài ra còn một số loại cốt gỗ công nghiệp khác

Gỗ dán [hay còn gọi là Plywood]

- Đặc điểm cấu tạo: Gỗ dán gồm có nhiều lớp gỗ mỏng với độ dày sấp xỉ 1mm sử dụng keo chuyên dụng để ép chồng vuông góc các lớp với nhau. - Về tính chất: Gỗ dán không có ngót, không nứt, có khả năng chịu lực tốt, bề mặt thường không phẳng nhẵn - Gỗ dán có các độ dày thông dụng như sau: 3,5,6,8,10,12,15,18,20,25 [mm]

- Gỗ dán được ứng dụng trong gia công nội thất, quảng cáo hoặc sử dụng làm lõi cho về mặt veneer. Đối với loại có khả năng chịu nước được dùng gia cố ngoài trời, làm copha.


 


Hình ảnh gỗ dán

Gỗ ván dăm [ còn gọi là OKAL]

- Gỗ ván dăm cấu tạo: Là gỗ tự nhiên xay thành dăm sau đó trộn với loại keo chuyên dụng -> tiếp theo ép gia cường đúng quy cách. - Gỗ ván dăm có tính  chất: Khả năng chịu lực vừa phải, không co ngót, độ phẳng bề mặt tương đối cao, chịu ẩm kém, loại ván dăm thông thường dễ bị sứt mẻ các cạnh. Loại có khả năng chịu ẩm thường có lõi xanh.

- Ứng dụng trong làm nội thất, quảng cáo, làm cốt cho PVC, MFC,…


 


Hình ảnh gỗ ván dăm

>>> Xem ngay Ứng dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất chung cư hà nội tạo nên các công trình không chỉ đẹp, tiện ích công năng được tối ưu mà còn hợp lý về kinh phí.

 
*************************

Phần 2: Đặc điểm các loại gỗ công nghiệp phân theo vật liệu phủ bề mặt

 

1. Vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp: Laminate là gì?

Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp, lớp phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền, được kết hợp bởi keo chuyên dụng, ép dưới nhiệt độ, áp suốt cao tạo nên liên kết chặt chẽ, vững chắc cao.
 


Hình ảnh vật liệu Laminate


Laminate có hơn 1000 màu sắc cơ bản, là loại vật liệu gỗ công nghiệp có tính năng ưu việt và màu sắc hoa văn đa dạng mà các vật liệu khác không có. Vật liệu Laminate được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất từ đơn giản tới phức tạp và dành được sự tin tưởng từ khách hàng.

Ưu điểm của Laminate:

  • Màu sắc đa dạng, bắt mắt, từ bóng, mịn đến vân nổi, vân đá, vân gỗ,… vật liệu Laminate có thể mô phỏng bất cứ một dạng vật liệu nào khác bạn từng nhìn thấy.
  • Có khả năng uốn cong, dẻo dai, đặc tính này bạn không thể tìm thấy ở gỗ tự nhiên.
  • Chịu lực và chịu xước tốt, chống cong vênh co ngót, tuổi thọ cao.
  • Chống tĩnh điện và chịu  nhiệt tốt.
  • Khó phai màu, có thể chống vi khuẩn xâm nhập tốt, phù hợp khí hậu Việt Nam.
  • Dễ dàng vệ sinh

Nhược điểm:

  • Laminate có giá thành khá cao
  • Đòi hỏi tay nghề cao, kỹ thuật dán hiện đại
  • Không nên sử dụng trong môi trường ẩm ướt
  • Không phù hợp với phong cách tân cổ điển, cổ điển

Ứng dụng laminate trong thi công nội thất
 


Đây là một mẫu kệ tivi đã được thi công thực tế ở Royal City bằng Laminate

Acrylic là vật liệu đứng đầu về độ bền, được biết đến là loại vật liệu của phong cách hiện đại, sang trọng. Có khả năng chịu nhiệt tốt, đàn hồi cao, có tính bóng. Màu sắc đa dạng và phong phú với 35 màu khác nhau bao gồm màu trơn, vân đá, vân gỗ,….có những tấm Acrylic dài đến 2,8 m và được ứng dụng trong các đồ nội thất như tủ bếp, tủ áo kịch trần giúp không gian sang trọng, hoàn hảo.
 


Hình ảnh vật liệu Acrylic


Acrylic gồm 3 loại: Bóng gương, chống trầy và pha lê, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp.
Cấu tạo gỗ Acrylic gồm cốt gỗ công nghiệp chống ẩm [có thể là MFC, MDF hoặc HDF, tuy nhiên phổ biến nhất là MDF] và bề mặt phủ Acrylic.

  • Màu sắc đa dạng, bền màu, không bay màu, tuổi thọ cao, đặc biệt với chung cư có thể kéo dài tuổi thọ tới 20 năm
  • Bề mặt sáng bóng dễ vệ sinh, tiết kiệm thời gian bảo dưỡng, dọn dẹp
  • Chống ẩm mốc, hạn chế cong vênh
  • An toàn sử dụng
  • Chịu được tác động mạnh
  • Hạn chế trong kết hợp nhiều không gian nội thất
  • Giá thành cao
  • Cần máy móc có độ chính xác cao để sản xuất

Ứng dụng của Acrylic trong tủ bếp của Nội Thất Trẻ
 

Các bạn có thể quan sát thấy acrylic có màu sắc đẹp và bề mặt sáng bóng

Cấu tạo veneer: Là lớp mỏng 0,3 đến 1mm và rộng từ 130-180mm được bóc ra từ gỗ tự nhiên. Thường được dùng để ép lên bề mặt gỗ dán. Veneer chính là tên gọi  thành phẩm của gỗ tự nhiên sau khi được lạng mỏng. Sau khi được lạng ra, sẽ được gia công theo tiêu chuẩn, loại bỏ vi khuẩn trong gỗ, tăng độ bền


Tính chất: Do bản chất bề mặt của veneer cấu tạo là gỗ thịt do vậy phù hợp trong việc sử dụng để hoàn thiện bề mặt sản phẩm nội thất. Veneer được nhiều gia đình lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại sự sang trọng do giữ được vân gỗ tự nhiên.

Về màu sắc, độ bền: Veneer mang đầy đủ tính chất của cây chủ [do được lạng ra từ gỗ tự nhiên].

Ưu điểm:

  • Giá thành phù hợp với nhiều đối tượng
  • Công nghệ chế biến cao giúp gỗ chống cong vênh, bền.

Nhược điểm

  • Có thể bị thấm nước hoặc rạn nứt

Phân loại veneer: Trên thế giới có hàng trăm loại khác nhau, ở Việt Nam có một số loại được yêu thích như: Veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào,… trong đó veneer óc chó có màu sắc như gỗ óc chó tự nhiên, vân đẹp.
 

 >>> Xem ngay chi tiết: Tất tần tật thông tin cần biết gỗ veneer là gì các loại veneer óc chó, sồi, xoan đào và ứng dụng
 

- Cấu tạo gỗ công nghiệp phủ Melamine gồm: Lớp melamine có độ cứng và khả năng chịu nhiệt, họa tiết, màu sắc phong phú được sử dụng để ép lên mặt ván dăm MFC hoặc MDF. - Melamine có tính chất: Có khả năng chịu nhiệt khá tốt, bề mặt chống chầy xước, có 2 loại phủ melamine là phủ 1 mặt hoặc 2 mặt. - Ứng dụng: Làm đồ nội thất

STT Acrylic Laminate
1 Chủ yếu bao gồm những màu đơn sắc như: Đỏ, đen, trắng, nâu, màu rượu, cappuchino, màu trắng ngọc trai,… giúp tạo chiều sâu cho không gian nhà bạn, căn phòng sẽ trông rộng rãi hơn Màu sắc và bề mặt đa dạng, tạo cho không gian cảm giác ấm cúng đặc biệt là những dòng Laminate vân gỗ
2 Có khoảng 200 đến 300 mã màu, mạnh về bề mặt bóng gương và màu đơn sắc Có khoảng hơn 1000 mã màu
3 Sáng, bóng gương, dễ lau chùi Khả năng chống xước, chịu lực tốt, dễ vệ sinh, không bay màu khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh

 
So sánh Lamanate với Veneer
 

STT Veneer Laminate
1 Bề mặt kiểu vân gỗ tự nhiên Kiểu vân gỗ nhân tạo
2 Thường được dán lên các bề mặt MDF hoặc ván ép Thường được dán lên hầu hết bề mặt các loại gỗ công nghiệp: HDF, MDF, MFC
3 Có độ đàn hồi Không có độ đàn hồi
4 Chỉ có một màu gỗ tự nhiên Màu sắc phong phú, đa dạng
5 Có thể dùng sơn PU đổi màu sắc Không dùng sơn
6 Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh Có thể sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh
7 Khả năng chịu nước và chịu lực kém hơn Chịu nước và chịu lực tốt hơn

Việc sử dụng và bảo quản gỗ công nghiệp đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất do vậy bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Vệ sinh làm sạch bề mặt gỗ thường xuyên, tránh để lớp bụi đóng dày sẽ làm xước bề mặt gỗ, khó vệ sinh, để càng lâu càng dễ phát sinh vi khuẩn.
  • Nên đánh bóng bề mặt định kỳ từ 3 đến 4 lần 1 năm
  • Sử dụng sản phẩm chuyên dụng khi vệ sinh gỗ công nghiệp
  • Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

  Đó là những thông tin quan trọng về các loại ván gỗ công nghiệp mà chúng tôi tổng hợp hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, có thể phân biệt được từng loại và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất.

>>> Nếu bạn sở hữu căn nhà phố và đang băn khoăn không biết gỗ công nghiệp làm nội thất nhà phố thế nào thì hãy tham khảo ngay ứng dụng gỗ công nghiệp vào thiết kế nội thất nhà phố hiện đại


 

noithattrevietnam.com

Video liên quan

Chủ Đề