So sánh điểm giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi [Ngữ văn - Lớp 6]

1 trả lời

Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ẩn dụ và so sánh.

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. -Khác nhau: + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh [ vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...] So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng. + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương

Study well!

Reactions: Lưu Vương Khánh Ly

- Giống nhau: + cả hai đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. + cả hai đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Khác nhau + mối quan hệ của các sự vật trong ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng. + So sánh có 2 vế

+Còn ẩn dụ thì chỉ dùng sự vật để gợi lên tình cảm và ẩn dụ chỉ có một vế

Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ẩn dụ và so sánh.

*Giống nhau
  • Đều dựa trên cơ sở các nét tương đồng về sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia
  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt , câu văn, câu thơ
*Khác nhau :

So sánh- Sự đối chiếu giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác - Có hai loại :
  • So sánh ngang bằng[ như, giống như, tựa như,..]
  • So sánh hơn kém [ chẳng bằng , hơn , càng...càng,...]
Ẩn dụ- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác - Có 4 loại
  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
[TBODY] [/TBODY]

Reactions: azura.

  • Giống nhau : Hai sự vật được so sánh hay ẩn dụ phải có nét tương đồng với nhau.
  • Khác nhau : Phép ẩn dụ là một phép so sánh ngầm, vế A bị ẩn đi và không có từ so sánh.

Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ẩn dụ và so sánh.

Sự khác và giống giữa ẩn dụ và so sánh là: Giống nhau: +] Đều dựa trên cơ sở các nét tương đồng về sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia +] Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt trong câu văn Khác nhau: +] Ẩn dụ là so sánh ngầm,vế A bị ẩn và ko có từ để so sánh +] Khác nhau về các kiểu: -] Ẩn dụ hình thức -] Ẩn dụ cách thức -] Ẩn dụ phẩm chất -] Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác +] Còn so sánh có các kiểu: -] So sánh ngang bằng

-] So sánh không ngang bằng

Chào bạn ^ ^ Đâ là một số ý, bạn tham khảo và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời nhé.

Ẩn dụ: 

 - Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d dựa trên các điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng. * Có 2 hình thức chuyển nghĩa: - Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể [ẩn dụ cụ thể - cụ thể] - Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng [ẩn dụ cụ thể - trừu tượng]. * Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy: - Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng. - Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. - Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động. - Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng. - Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng. * Nhận xét: 

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động

So sánh: 

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A [nêu tên sự vật, sự việc được so sánh]

+ Vế B [nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A]

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh]

Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

–  Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.

– Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

* Tóm lại:

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh [ vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...] So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Chúc bạn học thật tốt nha :"]

Video liên quan

Chủ Đề