So sánh chế định Chính phủ qua 5 bản Hiến pháp

Tiêu chíHiến pháp 1946Hiến pháp 1959Hiến pháp 1980Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013
Tên gọiChủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoàChủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoàHội đồng nhà nướcChủ tịch nước CHXHCN Việt NamChủ tịch nước
Vị trí, tính chấtLà nười đứng đầu nhà nước và Chính phủ, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại.Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại.Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam.Là nười đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại.Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại.
Nhiệm vụ, quyền hạnThay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; kí sắc lệnh bổ nhiệm các chức danh trong Chính phủ; không chịu trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốcThay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…Với tư cách đứng đầu nhà nước và là cơ quan thường trực cao nhất của Quốc hộiVới tư cách người đứng đầu nhà nướcVới tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ngoài ra bổ sung thêm một số quyền hạn và nhiệm vụ như: Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô dốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng…Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Cách thức thành lập_Chủ tịch nước VNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.

_Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối.

_Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra.

_Là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch  VNDCCH.

_Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.

_Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
Nhiệm kì_Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.

_Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới.

_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác._Nhiệm kì của HĐNN theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài.

_Khi Quốc hội hết nhiệm kì, HĐNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra HĐNN mới.

_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài  nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành._Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; việc kéo dài không được quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Có liên quan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”.

Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, đó là những tư tưởng chỉ đạo quan trọng được đúc rút từ thực tiễn đổi mới, hội nhập mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện, thể hiện hồn cốt của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Để làm rõ hơn dưới góc độ pháp lý, GS. Hoàng Thế Liên phân tích: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi, bổ sung năm 2001] đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [Điều 2]. Các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] đã khẳng định Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền theo mô hình mà Đảng ta đã lựa chọn, vừa hội tụ các giá trị chung của nhân loại, vừa khẳng định những giá trị đặc thù do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta quy định.

Theo đó, những giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện rõ trong các đặc trưng cơ bản: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ của đời sống xã hội; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật; Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN, sự giám sát của nhân dân, của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

5 nấc thang lớn vươn tới Nhà nước pháp quyền XHCN

Về thực tiễn xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, GS. Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: 5 bản Hiến pháp của nước ta [Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 có sửa đổi bổ sung vào năm 2001 và Hiến pháp năm 2013] là 5 nấc thang lớn vươn tới dân chủ và Nhà nước pháp quyền, đồng thời thể hiện sự nhận thức, tiếp cận ngày càng đầy đủ hơn học thuyết về nhà nước pháp quyền hiện đại.

Những tư tưởng về dân chủ, quyền lực nhân dân, sự ràng buộc quyền lực nhà nước bởi Hiến pháp và pháp luật, sự kiểm soát quyền lực nhà nước, sự thượng tôn pháp luật..., vốn là các nguyên tắc sống còn của Nhà nước pháp quyền, được Hiến pháp nước ta thể hiện một cách nhất quán theo hướng ngày càng đầy đủ và có cơ chế hữu hiệu để bảo đảm thực hiện.

Điểm qua lịch sử lập hiến Việt Nam, có thể thấy rằng, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, tuy không nhắc đến khái niệm pháp quyền hay nhà nước pháp quyền, nhưng là bản Hiến pháp biểu hiện đầy đủ những yếu tố cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 1992 [sửa đổi, bổ sung năm 2001] là Hiến pháp đầu tiên khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, nhưng nguyên tắc pháp quyền lại chưa được quy định đầy đủ, xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp.

Phải đến Hiến pháp năm 2013 mới được đánh giá là bước tiến mới về chất trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đã cụ thể hoá những nguyên tắc hiến định về nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta đã có những cố gắng vượt bậc trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật vì dân chủ, nhân quyền và sự phát triển KT-XH của đất nước, thể hiện ở những thành công bước đầu quan trọng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá.

Bảo đảm tính chính đáng, chính danh của Nhà nước

Phân tích quan điểm của Tổng Bí thư về “pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”, GS. Hoàng Thế Liên nhìn nhận, cái gốc của nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân. Do đó, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải là sứ mệnh hàng đầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân mà Đảng ta đã và đang lãnh đạo thực hiện cũng chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Mức độ phát triển của dân chủ, của quyền làm chủ của nhân dân là tiêu chí cốt lõi đo lường mức độ hoàn thiện, tính hiệu quả của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Từ nhận thức như vậy, trong thời gian qua, chúng ta đã tập trung tạo dựng được về cơ bản cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi nguyên tắc nhân dân làm chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, quyền lực nhân dân là gốc, chi phối và quyết định quyền lực nhà nước. Các quyền hiến định của công dân, nhất là quyền dân chủ trực tiếp, đã được pháp luật từng bước cụ thể hoá, đang đi vào thực tiễn đời sống xã hội; trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân được thể chế ngày càng cụ thể hơn.

Đồng thời, quyền lực nhà nước được phân công ngày càng hợp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được Hiến pháp, các bộ luật minh định rõ hơn nhiều so với trước đây. Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước có đủ điều kiện để nhận diện rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước trước nhân dân.

Vị trí tối cao của Hiến pháp và luật được khẳng định; ý thức thượng tôn pháp luật được nâng cao khá rõ trong xã hội nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng; ứng xử của Nhà nước đối với xã hội và thị trường đã bảo đảm theo tinh thần pháp quyền; sự kiểm soát quyền lực trong thực thi công vụ được bảo đảm theo hướng cán bộ, công chức có quyền càng lớn, chức vụ càng cao thì sự kiểm soát quyền lực càng chặt chẽ… Nhờ đó, tính chính danh của Nhà nước cũng được khẳng định.

Tuy nhiên, để nhân dân thực sự làm chủ thì không những nhân dân phải có đủ quyền mà quan trọng hơn là phải có đủ điều kiện và năng lực làm chủ; Nhà nước phải đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả với ý thức phục vụ nhân dân, vì lợi ích công; Nhà nước phải thực sự trong sạch, vững mạnh, phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyền lực.

Pháp luật cần được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở dân chủ, tiếp cận đầy đủ hơn với yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền, không chỉ là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội, mà quan trọng hơn phải trở thành thiết chế để nhân dân thể hiện và thực hiện quyền lực của  mình.

Tạo dựng hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền

Về phương hướng hoàn thiện nhà nước pháp quyền, GS. Hoàng Thế Liên cho rằng, hướng tới xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một quốc gia thịnh vượng, yêu cầu đặt ra hàng đầu là phải chú trọng hoàn thiện nhà nước pháp quyền nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực của Nhà nước; tạo dựng cho được một hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền. Theo đó, pháp luật không những phải được ban hành đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức, đúng trình tự thủ tục luật định, mà phải bằng cơ chế dân chủ để thể hiện cho được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phải vì mục tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân.

Tinh thần thượng tôn pháp luật, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm phục vụ của Nhà nước trước nhân dân được đề cao và được hiện thực hoá trong đời sống xã hội; pháp luật phải thực sự là môi trường an toàn, lành mạnh, đủ rộng về không gian pháp lý để người dân làm ăn và sinh sống; pháp luật là cơ sở để tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước, được các cơ quan nhà nước nghiêm chỉnh chấp hành, áp dụng công bằng, nhất quán và không thiên vị.

Thông qua pháp luật thực hiện cho được sự phân công thẩm quyền thật rành mạch, trên cơ sở đó có phương thức phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc buông lỏng quản lý.

Đồng thời cũng cần xây dựng cho được một cơ chế pháp lý hữu hiệu kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm kiểm soát từ ba phía: Kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước với nhau [kiểm soát bên trong]; kiểm soát quyền lực từ phía nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực thông qua việc ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền dân chủ đầy đủ hơn nữa; kiểm soát quyền lực thông qua việc tăng cường năng lực của các thiết chế kiểm soát chuyên nghiệp, trong đó cần sớm xây dựng cơ chế bảo hiến mà Hiến pháp năm 2013 đã giao cho luật định.

Muốn vậy, GS. Hoàng Thế Liên kiến nghị: Đảng cần khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị quyết riêng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đặt ra chủ trương tổng thể, đồng bộ về cải cách lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu pháp quyền. Theo đó, cần đặt mục tiêu xậy dựng Quốc hội chuyên trách và chuyên nghiệp; xây dựng một Chính phủ mạnh, có đủ thẩm quyền với cơ cấu lại bộ máy tổ chức tinh gọn, đội ngũ công chức thực tài, đủ năng lực để thực hiện tốt nhất quyền hành pháp, chủ động khởi xướng và hoạch định chính sách sáng tạo, thực hiện chức năng quản lý và điều hành vĩ mô có hiệu quả, tổ chức và bảo đảm việc thi hành nghiêm pháp luật trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt của nền hành chính quốc gia phục vụ nhân dân.

Xác định tư pháp là xét xử, từ đó khẳng định cơ quan tư pháp là Toà án, được giao đủ thẩm quyền và tăng cường năng lực để đủ khả năng xem xét, giải quyết hầu hết các tranh chấp xảy ra trong xã hội, bảo đảm công lý; thực hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương đi đôi với việc tăng cường sự kiểm soát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Đặc biệt, trong mối quan hệ với kinh tế thị trường và xã hội, Nhà nước được coi là thiết chế song hành và có vai trò kiến tạo phát triển, hỗ trợ tích cực. Vì vậy, cần xây dựng Nhà nước ta theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, tận tụy thực hiện tốt các chức năng vốn có trong một nền kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện công nghiệp hoá, không thực hiện những công việc mà người dân [khu vực tư] có thể làm được.

Đồng thời tập trung xây dựng pháp luật, duy trì trật tự công trên thị trường và trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Nhà nước xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy tắc pháp lý về sở hữu, quyền tài sản, tự do hợp đồng, tự do kinh doanh, giải quyết tranh chấp để mọi người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, hình thành hệ thống thị trường đồng bộ.

Nhà nước xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy tắc pháp lý điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm khắc phục những trục trặc, khuyết tật của cơ chế thị trường, chứ không phải làm thay thị trường, can thiệp vô lối vào thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề