Bảng so sánh giữa khiếu nại và tố cáo

Tố cáo và khiếu nại đều là các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong các bản Hiến pháp. Nhiều người thường nghĩ hai thuật ngữ này có nghĩa giống nhau, tuy nhiên, khi so sánh khiếu nại và tố cáo theo pháp luật thì hai từ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong bài viết sau,  Công ty Luật Thái An sẽ giúp bạn đọc phân biệt khiếu nại và tố cáo một cách rõ ràng nhất.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương là các văn bản pháp lý sau

Việc phân biệt khiếu nại với tố cáo giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh mất thời gian trong việc soạn thảo, gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh được nhầm lẫn, sai sót, chậm trễ.

Việc khiếu nại và tố cáo được quy định ở hai văn bản pháp lý hoàn toàn khác nhau, đó là thực hiện khiếu nại theo Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn, còn việc tố cáo thực hiện theo Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn. Vậy nên hai quyền này có rất nhiều điểm khác nhau, trong đó có 11 điểm khác biệt cơ bản sau:

Những tiêu chí để phân biệt khiếu nại và tố cáo mà có thể bạn đang bị nhầm lẫn – Ảnh minh họa: Internet.

Khái niệm khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:

“1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Khái niệm tố cáo được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 như sau:

“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a] Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b] Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”

Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán  bộ, công chức có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc một quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Chủ thể thực hiện hành vi khiếu nại là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật.

Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là công dân. Công dân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo.

Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

===>>> Xem thêm:Các trường hợp khiếu nại về đất đai

Đối tượng của tố cáo là:  Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặc không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo.

Theo đó, đối tượng của tố cáo sẽ rộng hơn so với các đối tượng bị khiếu nại.

  • Điều kiện để khiếu nại là khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Điều kiện để tố cáo: khi thấy bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân

===>>> Xem thêm:Làm thế nào để tố cáo công ty xuất khẩu lao động ?

  • Khiếu nại có mục đích nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • Tố cáo có mục đích là nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm. Việc này không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của cá nhân khác và áp dụng kịp thời các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật.

Người đi khiếu nại không phải chịu trách nhiệm nếu như thông tin khiếu nại không đúng sự thật.

Người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm nếu như tố cáo sai sự thật nếu cố tình vì làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của đối tượng bị tố cáo. Cụ thể, Điều 23 của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2018 quy định về việc cung cấp thông tin khi tố cáo như sau:

  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
  • Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
  • Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Việc bạn đọc phân biệt khiếu nại và tố cáo là một điều rất quan trọng để không bị ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng – Ảnh minh họa: Internet.

Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

===>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại

Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì có thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho người tố cáo biết.

  • Kết quả giải quyết khiếu nại là: Quyết định giải quyết.

Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức của cơ quan nhà nước. Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến người khiếu nại.

  • Kết quả của việc giải quyết tố cáo là: Xử lý tố cáo

Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau. Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu

Về khiếu nại:

  • 30-60 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần đầu
  • 45-70 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần 2

Về tố cáo: 30-90 ngày từ ngày thụ lý tố cáo

  • 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • 15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

===>>> Xem thêm:Thời hiệu khiếu nại là bao lâu ?

  • Đối với khiếu nại: Không được khen thưởng khi khiếu nại
  • Đối với tố cáo: Điều 9, Khoản 1, điểm g, Luật Khiếu tố cáo 2018 quy định: “Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Về cơ chế bảo vệ người khiếu nại, tố cáo

  • Đối với khiếu nai: Không có cơ chế bảo vệ người khiếu nại
  • Đối với tố cáo: Có cơ chế bảo vệ người tố cáo

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về so sánh khiếu nại và tố cáo. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

===>>> Xem thêm:

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn khiếu nại, tố cáo là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn khi xảy ra các vấn đề cần khiếu nại, tố cáo 

Nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Công ty Luật Thái An  cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại, tố cáo như sau:

  • Tư vấn về quyền lợi của khách hàng trong vụ việc cụ thể
  • Giúp  xác định được nơi nộp đơn khiếu nại, tố cáo
  • Đại diện khách hàng khi thực hiện một số nội dụng liên quan đến khiếu nại, tố cáo
  • Tư vấn cho khách hàng về các nội dung sẽ có trong đơn khiếu nại
  • Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục khiếu nại
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo khi khách hàng có nhu cầu
  • Tư vấn khởi kiện khi khách hàng có nhu cầu

===>>> Xem thêm: 

  • Khởi kiện vụ án hành chính
  • Dịch vụ luật sư tranh tụng, khiếu nại, tố cáo

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề