So sánh ddr4 và ddr5

RAM là bộ nhớ tạm có sẵn trong máy tính để lưu trữ dữ liệu và ngôn ngữ máy đang được hệ thống sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Taimienphi.vn so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa RAM DDR5 và DDR4, DDR3, DDR2 nhé!


RAM hay Random Access Memory [bộ nhớ tạm] là một thuật ngữ mà hầu hết chúng ta đều được nghe nói đến ngay từ những ngày đầu làm quen với máy tính. Nếu bạn đã từng mua máy tính thì chắc chắn là bạn cũng đã thấy thuật ngữ này trong danh sách các thông số kĩ thuật của nó. Và nếu như bạn tìm hiểu về máy tính thì chắc hẳn cũng đã có một chút kiến thức về các loại RAM khác nhau.

So sánh RAM DDR5 với DDR4, DDR3, DDR2

RAM là bộ nhớ tạm có sẵn trong máy tính để lưu trữ dữ liệu và ngôn ngữ máy đang được hệ thống sử dụng. Ổ cứng cũng có thể lưu trữ dữ liệu, thậm chí là một lượng lớn thông tin, vậy thì bạn còn cần RAM để làm gì?

Lý do là bởi vì các file mà một chương trình cần trong quá trình làm việc có thể được lưu ở đâu đó trong bộ nhớ thiết bị. Thời gian mà hệ thống cần để đọc và ghi nhớ sẽ phụ thuộc vào vị trí của nó trong bộ nhớ. Nếu file được lưu trong ổ cứng thì bạn sẽ phải đợi đến khi chọn đúng vào vị trí lưu file, điều này vẫn tạo nên độ trễ nhất định trong quá trình đọc.

Sau khi đã lấy được file từ ổ cứng, nó sẽ được lưu vào RAM. Khi bạn cần sử dụng file này cho một mục đích nào đó và sẽ phải mở đi mở lại nhiều lần, thì nó sẽ được lấy trực tiếp từ RAM để làm giảm độ trễ.

Khi một chương trình được chạy lần đầu tiên, tất cả những thông tin cần thiết để hoạt động hiệu quả cũng đều được lưu trong RAM, và những dữ liệu này sẽ bị xóa khi bạn tắt máy.

DDR SDRAM hay Double-data-rate SDRAM [RAM tốc độ dữ liệu kép] có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn giữa CPU và bộ nhớ, nhờ kiểm soát chặt chẽ hơn tín hiệu đồng hồ.

Các slot RAM trên bo mạch chủ thường được thiết kế cho 1 loại RAM cụ thể. Đó là lý do tại sao mà cấu hình mã pin của RAM DDR3 lại khác với DDR2 hay DDR4. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần phải mua đúng loại RAM tương thích với máy tính của mình.

Trong những năm qua, đã có nhiều phiên bản DDR SDRAM khác nhau xuất hiện trên thị trường với những điểm khác biệt và cải tiến lớn. Cụ thể như sau:

1. DDR [2000]

- Bus Clock [MHz]: 100-200
- Điện áp [volts]: 2.5-2.6
- Tốc độ truyền dữ liệu [MT/s]: 200-400
- Prefetch [min burst]: 2n

2. DDR2 [2003]


- Bus Clock [MHz]: 200-533.33
- Điện áp [volts]: 1.8
- Tốc độ truyền dữ liệu [MT/s]: 400-1066.67
- Prefetch [min burst]: 4n

3. DDR3 [2007]

- Bus Clock [MHz]: 400-1066.67
- Điện áp [volts]: 1.35-1.5
- Tốc độ truyền dữ liệu [MT/s]: 800-2133.33
- Prefetch [min burst]: 8n

4. DDR4 [2014]

- Bus Clock [MHz]: 1066.67-2133.33
- Điện áp [volts]: 1.05-1.2
- Tốc độ truyền dữ liệu [MT/s]: 2133.33-4266.67
- Prefetch [min burst]: 8n

5. DDR5

Năm 2015, Intel đã tổ chức một cuộc hội thảo, tiết lộ các kế hoạch của JEDEC trong việc phát hành RAM DDR5 vào năm 2020. Hiệp hội hợp nhất công nghệ JEDEC là một tổ chức hoàn toàn độc lập với một số thành viên là các ông lớn trong lĩnh vực máy tính toàn cầu.

DDR5 được cho là sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn và tăng gấp đôi băng thông bộ nhớ. Hiện cũng có nhiều đồn đoán về mức giá của thế hệ RAM thứ 5 này. Nó được dự báo sẽ nắm giữ khoảng 25% doanh số của thị trường bộ nhớ vào thời điểm ra mắt - năm 2020.

//thuthuat.taimienphi.vn/so-sanh-ram-ddr5-voi-ddr4-ddr3-ddr2-56601n.aspx
Trên đây, Taimienphi.vn đã cung cấp cho các bạn tất cả những thông tin cần thiết về các thế hệ RAM DDR5, DDR4, DDR3, và DDR2. Việc chọn mua loại RAM nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấu hình máy tính, mức giá mà bạn có thể chi trả được, yêu cầu công việc, ..... Ngoài ra, nếu muốn nâng cấp ram cho thiết bị, các bạn hãy tham khảo bài viết cách nâng cấp RAM máy tính làm sao cho hiệu quả nhất tại đây.

RAM DDR5 là viết tắt của cụm từ Double Data Rate 5. Đây là sự kế thừa và phát triển của dòng RAM DDR4 với những tính năng vượt trội hơn.

Lợi ích của DDR4 là gì?

Các chip DDR4 dự kiến ​​sẽ hỗ trợ tốc độ truyền từ 2133 MT/s [triệu lần truyền mỗi giây] đến 4266 MT/s. Để so sánh, công nghệ DDR3 chỉ hỗ trợ tối đa 800 đến 2133 MT/s. Việc tăng cường khả năng truyền bộ nhớ đáng kể này sẽ cho phép các nhà phát triển phần cứng sản xuất chip DDR4 với bộ vi xử lý mạnh hơn và thiết bị có khả năng hoạt động tốt hơn. Bộ nhớ mới này cũng sử dụng ít điện năng hơn - 1,2V so với 1,5V của chip DDR3. Mức giảm tiêu thụ điện năng đàng kể này sẽ giúp cho tuổi thọ pin tốt hơn trên các thiết bị di động như điện thoại và máy tính bảng. Về cơ bản, DDR4 không thay đổi cách thức hoạt động của bộ nhớ, nhưng nó có một tín hiệu ra lệnh mới để chỉ ra lệnh đang hoạt động. Lệnh / ACT hợp nhất quy trình trước đó, quy trình này yêu cầu ba lệnh riêng biệt khi một lệnh đang hoạt động được sử dụng.

Các nhà sản xuất công nghệ lớn đã tích hợp và phổ biến chip DDR4 vào các dòng sản phẩm của họ từ lâu. Từ khi DDR4 ra mắt AMD đã sử dụng trong các bộ chip mới nhất của mình, và Intel cũng không hề nằm ngoài cuộc đua.

Bộ nhớ đời mới này là nền tảng cho thế hệ thiết bị tiếp theo mà cụ thể là DDR5 vừa mới xuất hiện trên thị trường máy tính vào đầu năm 2022. DDR4 cho phép các nhà phát triển thêm các bộ vi xử lý mạnh hơn vào phần cứng của họ so vời các đời trước. Đối với người tiêu dùng, điều đó có nghĩa là cả hệ thống cũng sẽ có sức mạnh tiến lên cùng thời đại, cho dù đó là điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính để bàn. DDR4 cũng sẽ góp phần cho phép các nhà sản xuất phần cứng tăng tuổi thọ pin trên thiết bị di động của họ, một mối quan tâm lớn của hàng triệu người dùng máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

Sự khác biệt giữa DDR2, DDR3 và DDR4 là gì?

Công nghệ DDR4 có hai thế hệ đi trước là DDR3 và DDR2

DDR4 tạo ra tốc độ từ 2133 đến 4266 MT/s [triệu lần truyền mỗi giây]. So sánh tốc độ đó với tốc độ của DDR3 từ 800 đến 2133 MT/s và tốc độ của DDR2 từ 400 đến 1066 MT/s, và dễ dàng thấy được công nghệ bộ nhớ đã phát triển càng ngày càng nhanh.

DDR2 hoạt động với điện áp yêu cầu là 1,8V. DDR3 đã hạ thấp còn 1,5V, và DDR4 còn có thể hạ xuống 1,2V. Người tiêu dùng sẽ nhận thấy sự thay đổi này dưới hình thức quảng cáo là tăng tuổi thọ pin cho máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh [và thực tế đúng như vậy]. Tuy chỉ là một phần trong các mảnh ghép tăng tuổi thọ pin của các thiết bị thế hệ mới, nhưng việc hạ điện áp yêu cầu của thế hệ DDR4 góp phần rất đáng kể, cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

DDR4 là nền tảng để phát triển và phổ biến DDR5

DDR5 ra mắt ở tốc độ 4800MHz, trong khi DDR4 thường phổ biến ở tốc độ 3200MHz, Như vậy DDR5 tăng 50% băng thông so với DDR4. Trong dòng chảy phát triển các phiên bản cho nền tảng máy tính, thế hệ module DDR5 được lên kế hoạch tăng hiệu suất tốc độ lên tới 6400MHz.

DDR5 - Giảm công suất tiêu thụ điện và Tăng hiệu quả

Ở 1,1V, thế hệ DDR5 tiêu thụ điện năng ít hơn ~ 20% so với DDR4 là 1,2V. Trong khi vẫn theo đà phát triển mục tiêu tiết kiệm pin cho máy tính xách tay, đây cũng là một lợi thế đáng kể cho các máy chủ doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngày không nghỉ.

Các module DDR5 có các mạch tích hợp quản lý nguồn [PMIC] trên bo mạch, giúp điều chỉnh năng lượng được yêu cầu bởi các thành phần khác nhau trong module bộ nhớ [DRAM, Thanh ghi, SPD hub, v.v...]. Đối với module lớp máy chủ, PMIC sử dụng 12V và đối với module lớp PC, PMIC sử dụng 5V. Điều này giúp phân phối điện năng tốt hơn so với các thế hệ trước, cải thiện tính toàn vẹn của tín hiệu và giảm nhiễu.

Video liên quan

Chủ Đề