So sánh các định dạng sub năm 2024

Sub điện và sub hơi là hai loại loa âm trầm được sử dụng rộng rãi trong hệ thống âm thanh. Tuy cùng thuộc vào dạng loa âm trầm nhưng chúng có những điểm khác biệt mà người tiêu dùng cần phải tìm hiểu trước khi quyết định mua sắm. Dưới đây là một số điểm so sánh giữa sub hơi và sub điện để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại loa này.

Định nghĩa: - Sub điện là loa âm trầm bản thân đã có thể đánh ra rồi, không cần sử dụng cục đẩy làm nguồn. - Sub hơi là loa âm trầm cần sử dụng cục đẩy làm nguồn vì chưa có công suất trong loa.

Hiểu đơn giản thì sub điện = sub hơi + cục đẩy

1 - Về mức giá: Thường thì sub điện sẽ rẻ hơn sub hơi. Vì sub hơi muốn đánh được phải mua thêm đẩy nên giá thành 2 món cộng lại thường sẻ cao hơn sub điện.

2 - Về chất âm: Sub hơi thường được đánh giá là có chất âm hay hơn so với sub điện. Vì thường cái gì chuyên sẻ xịn hơn (thường là vậy thôi nhé) vì vậy nên cùng 1 hãng thì combo cục đẩy + sub hơi sẻ cho ra chất âm hay hơn sub điện.

Cụ thể hơn: hay hơn nghĩa là sao, nghĩa là âm bass nó mềm hơn, sâu hơn, đi theo bài nhạc nhiều hơn, đoạn sâu thì nó sâu, đoạn mềm thì nó mềm, còn sub điện thì âm thanh cứ ngang ngang nhau nên ít hay hơn

3 - Về ứng dụng: Sub điện thường được sử dụng trong các dàn karaoke gia đình nhỏ lẻ. Đây là một sự lựa chọn phổ biến do tính tiện lợi và chi phí thấp. Sub hơi thường được sử dụng trong các dàn karaoke kinh doanh, đặc biệt là trong các dàn sân khấu lớn. Bởi chất âm tốt và khả năng xử lý công suất lớn, sub hơi thích hợp cho các ứng dụng chuyên nghiệp và yêu cầu cao về chất lượng âm thanh.

Vậy dàn karaoke nên mua sub nào ?

Thì câu trả lời là tuỳ bạn: nếu bạn thích xịn thì mua combo sub hơi + cục đẩy sẻ hay hơn. Còn dàn karaoke gia đình rẻ hơn thì chơi sub điện cũng được rồi

Tóm lại, sub điện và sub hơi có những ưu nhược điểm riêng biệt và phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Việc lựa chọn loại loa nào phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng người tiêu dùng. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa sub hơi và sub điện.

Chắc anh em đã tìm thấy quá nhiều bài viết hay chia sẻ về keycap, cách chọn keycap, các định nghĩa liên quan tới keycap của bàn phím cơ. Thì giờ nếu đã lỡ đến đây rồi, mình cứ đọc tiếp nha, biết đâu lại có vài cái hay ho đáng nhớ khác

Mình cũng xin nhấn mạnh là bài viết này không nhằm để hướng dẫn mọi người chọn keycap nào, mà chỉ muốn nói về một số khía cạnh lớn tạo nên một keycap: từ ngoài vào trong, từ hình dáng tới cấu tạo mặt trong.

Lật một keycap bất kỳ lên bạn sẽ thấy trong đó hiển nhiên gồm 3 thành phần:

  • Độ dày keycap: Độ dày keycap là thành phần rất quan trọng tạo nên cấu trúc phía trong của keycap. Và cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới cảm giác và âm thanh khi gõ phím. Những chiếc keycap càng có độ dày hợp lý sẽ cho cảm giác gõ chắc chắn và rõ ràng. Bạn có thể gỡ keycap trên chiếc bàn phím ra để kiểm tra độ dày của nó. Độ dày chuẩn thường được các hãng phím cơ lớn như Filco, Razer,… áp dụng cho những chiếc keycap là 1,5mm.

So sánh các định dạng sub năm 2024

So sánh các định dạng sub năm 2024
Chân cắm keycap: như trong hình là phần trụ tròn ở tâm keycap, có hình dấu + phía trong. Đây là điểm tiếp xúc, gắn kết và giữ cho keycap trụ vững, kết nối chặt với switch cơ học bên dưới. Hình dạng của chân cắm keycap phụ thuộc hoàn toàn vào hình dạng stem của loại switch đang dùng. Phổ biến nhất là hình dấu cộng, khớp với tất cả các loại switch cơ học từ Cherry và các hãng clones Cherry khác như Kailh, Outemu, Gateron… Đặc biệt có các keycap dùng trên bàn phím switch điện dung Topre là có chân hình đường tròn. Nhưng hiện giờ để tăng tính tương thích cho sản phẩm nên Topre đã tích hợp thêm stem dấu cộng cho switch Topre của mình để khớp với các keycap có chân hình dấu + trên thị trường

So sánh các định dạng sub năm 2024
Chân cắm keycap bàn phím dùng switch điện dung Topre trước kia không có hình dấu +

So sánh các định dạng sub năm 2024
Switch Topre trên một số dòng như Realforce R2 RGB mới có stem dấu cộng tích hợp sẵn

Bốn khía xung quanh chân cắm keycap: các thanh nhựa nhỏ này có tác dụng gia cố thêm cho mặt trên và mặt trong keycap giúp tăng độ bền vững và độ chắc của phím khi đặt lên bàn phím. Đồng thời giữa cho trụ chân cắm luôn nằm ở giữa keycap.

Các phím dài hoặc phím có hình dạng đặc biệt thì phần mặt dưới có thêm nhiều hốc gia cố hơn để giữ cho phím thăng bằng tốt, và cũng là có chỗ để gắn với stabilizer bên dưới.

So sánh các định dạng sub năm 2024

Giờ ta sẽ đi tiếp đến phần phía ngoài của một bộ keycap

Để nói ngắn gọn một vài điểm về bề ngoài của một bộ keycap thì có thể tóm lại trong vài gạch đầu dòng sau:

  • Chất liệu keycap: hiện tại có 2 loại vật liệu phổ biến nhất là nhựa ABS và nhựa PBT. Những chiếc keycap ABS rất phổ biến trên những chiếc bàn phím có LED vì giá thành dễ chịu và âm thanh gõ phím khác trong và hay, tuy nhiên, chất liệu này không chống mồ hôi tốt. Nhựa PBT thì thường được dùng trên những chiếc bàn phím tập trung vào sử dụng hàng ngày, đây là chất liệu rất bền, khó bị bóng theo thời gian và quan trọng là cho cảm giác gõ rất tốt.
  • Công nghệ xử lý ký tự: hiện tại có 3 công nghệ xử lý là in nổi, dye-sub (in nhiệt) và double shot (đúc 2 lớp) (tất nhiên vẫn còn một số công nghệ in khác). In nổi là phương pháp đơn giản nhất, màu sẽ được in trực tiếp lên keycap để tạo ra ký tự, kí tự được in bằng công nghệ này thường khá dễ bay màu. Dye-sub là công nghệ dùng nhiệt để làm cho mực thấm sâu vào keycap (chỉ có thể thực hiện với keycap PBT) keycap được xử lý bằng công nghệ này sẽ khó bay màu. Thêm nữa màu của keycap cũng sẽ rất tươi và bắt mắt. Còn công nghệ double shot (đúc 2 lớp) vì có 2 lớp nhựa, 1 lớp làm nền và 1 lớp làm ký tự nên những keycap loại này sẽ không thể bị mờ ký tự theo thời gian.

Để hiểu sâu hơn mình sẽ đi vào chi tiết với nhiều hạng mục và phân loại:

1. Profile keycaps

Đa số các các phím trên bàn phím cơ luôn gắn liền với thuật ngữ Profile keycap. Nói nôm nay thì profile keycap chính là Độ cao và Độ nghiêng của bàn phím so với mặt bàn. Mỗi hãng sẽ có cho riêng mình một profile keycap khác nhau để phục vụ cho sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu. Một số dạng profile keycap nổi bật có thể kể đến là: Cherry, OEM, SA, DSA, và một số profile đặc biệt khác nhưng tính phổ biến không cao nên không để cập đến trong phạm vi bài này. Trước khi đi vào chi tiết mình cùng xem qua hình này, để dể hiểu và hình dung ngay được sự khác nhau của các profile tiêu biểu hiện nay.

CHERRY PROFILE

Chuyên lịch sử là như vầy: đầu tiên Cherry thiết kế profile riêng cho bàn phím của chính hãng, với đặc điểm keycap khá thấp, các hàng cuối có độ nghiêng khá lớn. Điển hình là dòng trong series G80 và G81 có các phím thấp hơn so với cấu hình tiêu chuẩn của bàn phím cơ. Phím Cherry sắc nét hơn ở phần dưới phím so với các hãng sản xuất khác. Bàn phím cơ Cherry hiện đại có cùng cấu hình B ở hàng dưới cùng trong khi một số bàn phím Cherry cổ điển lại chuộng cấu hình A ở hàng dưới, phím cao hơn và sắc cạnh hơn (cấu hình A gọi là winkeyless).

OEM PROFILE (Original Equipped Manufaturer)

Đây là loại profile keycap thông dụng nhất tính tới hiện tại, vì được phần lớn hãng sản xuất dùng cho các bàn phím cơ căn bản của mình. Còn lý do profile này được các hãng ưa chuộng là vì thiết kế dùng được với nhiều chất liệu khi sản xuất, ưa nhìn, dể hiểu dễ dùng với đại đa số người dùng bình thường. Đặc điểm của OEM profile là keycap cao, độ nghiêng vừa phải, bề mặt hơi lõm nhẹ để tiện đặt ngón tay lên. Nhưng cái gì đại chúng thì cũng quá thông dụng, quá bình thường và đâm ra hơi nhàm chán.

Rất nhiều hãng bàn phím cơ dùng profile keycap này, có thể kể đến Filco, Corsair, Razer,…nhanh chóng tiện lợi và đơn giản như mì ăn liền, nên sản xuất ra là không sợ tồn kho hay đi lên đi xuống theo xu hướng.

SA PROFILE

Profile keycap được thiết kế với hãng SA, đặc điểm keycap cong nhẹ ở các góc tạo cảm giác mềm mại nhẹ nhàng (điểm ít thấy ở các bàn phím cơ), keycap cao, chất liệu và hình thức gia công hiện đại, keycap được sắp xếp theo hàng gọn gang, thanh mảnh dễ nhìn, nói chúng về mặt độ bền của chất liệu và yếu tố thẩm mỹ là hai ưu điểm lớn nhất của SA profile. Điểm trừ là giá cao (tương đương với chất liệu cao cấp), và vì phím khá cao nên dễ gây mỏi tay khi gõ phím liên tục với tốc độ nhanh.

DSA PROFILE

Cũng là một profile từ hãng SA, nhưng khác với SA profile, DSA có độ cao các phím thấp, và chiều cao keycap của tất cả các hàng bằng nhau bề mặt keycap có độ lõm nhẹ vào giữa, ký tự được điêu khắc cỡ lớn và nằm giữa mỗi phím. DSA đã giúp khắc phục nhược điểm trước đây của SA: đỡ mỏi tay, ngón tay bám tốt trên phím và nhìn rõ phím hơn khi dùng.

Trên là các loại profile keycap nổi bật trên thị trường. Ngoài ra còn có các profile như DSC, Taihao, Cubic, Laser, Apple… Với mỗi profile, keycap được thiết kế riêng biệt và cách sắp xếp các hàng cũng tạo ra độ nghiêng khác nhau cho bàn phím cơ. Việc lựa chọn profile keycap nào hoàn toàn tùy thuộc vào thói quen, sở thích cá nhân cũng như yêu cầu công việc của mỗi người. Bạn chỉ biết mình hợp với profile nào nhất khi đã trực tiếp dùng thử một thời gian ngắn khoảng 1 tuần trở lên.

So sánh các định dạng sub năm 2024

Hiện này trên thị trường các bàn phím cơ thì phổ thông nhất chúng ta có thể thấy là profile OEM điển hình trên các bàn phím Filco, Razer, Corsair,… thấp hơn một chút là profile DCS trên các bộ keycap “đắt vượt mức tưởng tượng” như Raindrop DCS, Valentine DCS,.. thấp hơn chút nữa là profile Cherry trên các bộ keycap GMK, Enjoy PBT, Imsto,…. Ngoài ra còn có những profile khác cũng quen thuộc ở thị trường VN như DSA, SA. Tất nhiên cảm nhận của mỗi người sẽ là khác nhau với từng loại profile nên hãy tự mình cảm nhận xem lựa chọn loại profile nào hợp với bàn tay của mình nhất các bạn nhé.

2. Chất liệu tạo nên keycaps

Chất liệu của keycap trên thị trường hiện nay hầu hết đều là nhựa (ABS, PBT, POM,…) ngoài ra còn có cả kim loại, gỗ, … nhưng chiếm số % cực ít nên mình chỉ đề cập đến các loại thông dụng trên thị trường Việt Nam

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene)

Hầu hết keycap trên các bàn phím cơ trên thị trường VN hiện nay đều làm từ nhựa ABS(Filco, Corsair,…) Nhựa ABS có tính mềm dẻo, ít co lại khi tháo khuôn đúc nên thường dùng để làm các phím double-shot, hay được dùng làm các phím dài như enter, shift, spacebar,… vì ít bị cong vênh khi tháo khuôn

Ưu điểm:

  • Dễ pha màu, màu nhựa lên tươi tắn, đẹp, các hãng làm keycap đắt tiền như GMK, SP,… đều sử dụng chất liệu ABS vì cho màu cực đẹp đặc biệt là các màu pastel
  • Dễ đúc khuôn
  • Cảm giác gõ trung thực, cho tiếng gõ phím có âm vực cao hơn và giòn giã hơn PBT

Khuyết điểm

  • Độ bền không cao, dùng một thời gian dễ bị bóng nhẵn bề mặt.
  • Dễ bị biến đổi màu theo thời gian do tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm từ mồ hôi tay

Tóm lại: Keycap nhựa ABS có tính đàn hồi cao và co lại ít nhất trong các loại nhựa khi đúc khuôn. Bàn phím có nút làm bằng nhựa ABS cho bạn cảm giác chắc chắn và xịn, khi gõ sẽ nghe tiếng trong trẻo theo kiểu “tách tách” hoặc “click click”

Nhựa PBT (polybutylene terephthalate)

Nhựa PBT là một trong những loại chất liệu nhựa bền nhất để làm keycaps.

Ưu điểm:

  • Cứng, độ bền cao, cứng, khó bị mài mòn khi sử dụng thời gian dài (không bị bóng)
  • Hầu như không bị biến màu sau thời gian dài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và mồ hôi tay
  • Khả năng chịu nhiệt cao nên có thể nhuộm lại màu keycap trong các bể nhuộm
  • Cảm giác gõ cực tốt, đầm, bám tay

Khuyết điểm:

  • Độ co rút lớn khi tháo khuôn đúc nên khó làm các phím dài, doubleshot( nhưng vẫn làm được)
  • Màu sắc không được tươi tắn, nên thích hợp với các tone màu keycap retro

Kết luận: Keycap nhựa PBT cứng hơn ABS, co lại nhiều hơn khi đúc khuôn nhưng ABS lại dễ gia công và âm thanh gõ phím trong trẻo hơn.

Cách phân biệt keycap PBT và ABS

  • Nhựa PBT có độ nhám đặc trưng và tiếng gõ trầm hơn. Điểm này cũng khó phân biệt vì hiện nay một số hãng lớn khi dùng keycap ABS đều có phủ thêm một lớp phun sơn nhám phía ngoài để tăng độ bám tay, nhìn và sờ vào cảm giác rất tương tự PBT.
  • Lấy một cốc nước cao và trong suốt, thả lần lượt keycap vào, nếu keycap chìm từ từ thì là ABS còn chìm nhanh thẳng xuống đáy thì là PBT

Ngoài PBT, ABS thì trên thị trường keycap còn một số chất liệu khác như:

Nhựa POM (Polyoxymethylene)

POM là một loại nhựa dẻo, có đặc tính giống với PBT, bền, đẹp, nhưng có một yếu điểm là bền mặt rất trơn, thường ít được sử dụng để làm keycap.

Nhựa PC

Là loại nhựa trong suốt, khá cứng, đa số được sử dụng cho các bàn phím có đèn LED. Không phổ biến bằng PBT và ABS. Nhựa PC có thể được sản xuất riêng thành keycaps hoặc trộn với chất liệu khác, loại keycaps nhựa PC thường là các loại bàn phím có giá tiền thấp.

Nhựa PVC

Keycap làm từ nhựa này khá cứng,độ phổ biến đứng sau nhựa ABS, được các hãng lớn như Logitech – Dell – HP và nhiều ông lớn khác sử dụng. Nhựa PVC có độ cứng và độ bám trung bình nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ cao.

3. Công nghệ in keycaps

Công nghệ in keycaps là công nghệ tạo các ký tự trên bề mặt keycaps. Một chiếc hình sau để mọi người cùng hình dung ra các công nghệ phổ biến nhất trên thị trường

So sánh các định dạng sub năm 2024

Hiện nay đa số các keycaps đều được sử dụng công nghệ in chữ nổi tiếng Doubleshot. Kecaps sẽ có 2 lớp nhựa, lớp thứ nhất là kí tự, lớp thứ 2 là màu keycaps, nhờ vậy mà keycaps vừa dày – chắn chắn vừa bảo đảm rằng kí tự sẽ không bao giờ phai. Anh em mua keycap thì nên ưu tiên mua những loại keycap Doubleshot để tránh tình trạng dùng lâu ngày bị mờ chữ, không nhìn rõ chữ nữa.

Ngoài Doubleshot ra thì còn có một số kiểu in keycap cũng đang, hoặc đã từng phổ biến như sau:

Pad printing

Đây là phương pháp in keycap phổ biến nhất từ những năm 1990, sử dụng miếng đệm (pad) bằng cao su silicon nhúng vào mực rồi in lên keycap. Hiện này hầu như mọi thiết bị có sử dụng in ấn kí tự đều sử dụng phương pháp pad printing. Công nghệ này thường sử dụng trên các bàn phím giá rẻ, độ bền không cao, dễ bị bay chữ

In laser (laser-printing)

Đây là công nghệ dùng chùm tia Laser để in các ký tự lên bề mặt keycaps. In laser hoạt động rất tốt khi vẽ những đường thẳng, tuy nhiên lại gặp nhiều khó khăn trong việc tô kín những vùng màu 1 cách gọn gàng, ví dụ như đầu mũi tên. Những công ty sử dụng phương pháp in laser có thể kể đến Apple, Cherry và Matias.

Bắn màu bằng laser, đưa mực vào keycaps bằng laser (laser carving)

Công nghệ sử dụng laser để thay đổi ngoại hình của keycap mà ít tác động tới kết cấu bề mặt. Keycap sáng màu có thể được làm tối màu đi và ngược lại, keycap tối màu có thể được làm cho sáng màu hơn. Theo cách truyền thống, bắn màu bằng laser trên keycap tối màu sẽ cho kí tự màu xám nhạt hoặc vàng xám. Tuy nhiên những tiến bộ trong công nghệ gần đây đã cho phép in kí tự trắng trên nền keycap đen. Matias áp dụng công nghệ in mới này trên dòng sản phẩm Quiet Pro của họ, WASD và QWERkeys cũng có thể cung cấp keycap khắc laser với kí tự trắng trên nền đen.

So sánh các định dạng sub năm 2024

Laser engarving (khắc laser)

Công nghệ sử dụng laser khắc kí tự lên keycap bằng cách đốt cháy bề mặt, tạo rãnh sâu trên bề mặt của keycap. Những rãnh sâu này có thể được giữ nguyên để tạo hiệu quả thẩm mĩ (ví dụ keycap black on black hoặc white on white engraved) hoặc cũng có thể được đổ màu nhuộm, thường gọi là infill (trám, bít màu).

Bàn phím Cherry với keycap đen khắc laser được trám màu trắng, làm cho kí tự hơi nổi lên so với bề mặt keycap, lớp trám này thường sẽ bị bẩn rất nhanh chóng. Khắc laser thường được sử dụng để tạo keycap với kí tự trong suốt (để led có thể sáng xuyên qua), nhựa trong thường được phủ một lớp cao su tổng hợp, sau đó tia laser đốt lên bề mặt của lớp phủ để lộ ra phần nhựa trong dựa theo hình của các kí tự trên bàn phím. Đối với phương pháp này, độ bền của vật liệu phủ keycap đóng vai trò quyết định đối với độ bền của keycap.

Dye-sublimation (công nghệ in nhiệt- dùng nhiệt để đưa mực vào keycaps)

Công nghệ in dye-sub được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt để đưa màu nhuộm thấm sâu vào trong keycap. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của in dye-sub so với in thông thường, phương pháp in bình thường tạo lớp sơn ở trên bề mặt nhựa trong khi in dye-sub làm màu nhuộm ngấm sâu vào nhựa. Dye-sub là một phương pháp phổ biến để in keycap trong những năm 80 và 90. Khi mực đã ngấm sâu vào trong nhựa, nó sẽ k bị mờ hoặc phai màu giống như sơn bình thường, nó cũng k giống như in laser, việc in nhiều màu đối với công nghệ dye-sub là khá dễ dàng.

So sánh các định dạng sub năm 2024
Keycap PBT Dye-sub 5 mặt (in thăng hoa nhiệt 5 mặt của keycap)

Tuy nhiên, so với pad-printing hoặc laser-etching, chi phí in dye-sub đắt hơn rất nhiều, ngoài ra điểm hạn chế của in dye-sub là màu nhuộm phải đậm hơn so với màu vật liệu được sử dụng để in. Điều nãy có nghĩa rằng bạn không thể in chữ lên keycaps đen (vì không có màu nào tối hơn màu đen) hoặc không thể in chữ màu trắng lên keycaps (vì không có màu nào sáng hơn màu trắng)