Sách giống như thức ăn so sánh

Skip to content

[xem bài trước]

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám pha, sáng tạo”.

Gợi ý:

– “Biết” là nhận thức được vấn đề; “Hiểu” là nắm được bản chất vấn đề. – Còn “Khám phá” là tìm ra cái mới; “Sáng tạo” là tạo ra cái mới. – Nhận thức và nắm được bản chất vấn để chỉ đủ để “làm theo, đi theo”, bắt chước những gì con người nắm được. – Nhưng muốn tìm ra cái mới và sáng tạo cái mới cần tích cực tác động vào tự nhiên và xã hội, buộc các vấn đề tự bộc lộ bản chất, từ đó khám phá, sáng tạo cái mới.

– Rút ra bài học: bên cạnh việc biết và hiểu, đi lại con đường người khác đã đi, cần tích cực, chủ động tác động vào các sự vật hiện tượng khám phá, sáng tạo cái mới, tìm ra đường đi mới.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người.

Gợi ý:

– Đam mê là say mê, yêu thích một điều gì đó. – Có niềm đam mê cao đẹp đáng ca ngợi >< có niềm đam mê tầm thường. – Đam mê cao đẹp hướng con người tới cái thiện, cái đẹp >< đam mê tầm thường làm tha hoá con người. – Đam mê học hỏi là đam mê cao đẹp. – Đam mê học hỏi giúp con người có tri thức, tình cảm trong sáng >< Không đam mê học hỏi thì dốt nát, tẻ nhạt. – Đam mê học hỏi giúp ích con người suốt cuộc đời >< đam mê những thứ tầm thường sẽ phản bội, đẩy con người vào lối cụt, tha hoá, ấu trĩ, nghèo nàn.

– Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người, con người phải ra sức học hỏi, rèn luyện.

READ:  Soạn bài Lẽ ghét thương [Trích Truyện Lục Vân Tiên]

2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể.

Gợi ý:

– Thể dục đối với cơ thể giúp cơ thể được vận động, tránh được sức ỳ, tạo ra sự lành mạnh về thể chất. – Cuốn sách hay chưa đựng nhiều vấn đề, buộc con người phải suy nghĩ, động não, tìm tòi. – Vậy giống như thể dục đối với cơ thể, đọc cuốn sách hay giúp con người rèn luyện trí nhớ, tăng sức sáng tạo. – Thể dục đối với cơ thể giúp khỏe mạnh về thể chất, đọc sách hay giúp con người phát triển về trí tuệ.

– Rút ra bài học: Cần rèn luyện về thể chất song song với việc phát triển trí tuệ. Cần biết chọn lọc để có được cuốn sách hay.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh.

Gợi ý:

– Trò chuyện với người bạn thông minh là được giao lưu với trí tuệ. – Trò chuyện với người bạn thông minh giúp ta học hỏi nhiều cái hay; được thoải mái vui vẻ. – Tương tự như vậy, sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc cuốn sách cũng là giao lưu với trí tuệ. – Đọc sách hay giúp con người mở mang tri thức “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” [M. Gorki]. – Đọc sách cũng giúp con người giải trí, tạo được sự thoải mái, … – Sách cũng có loại sách xấu, cần lựa chọn khi đọc sách.

– Đọc được cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.

READ:  Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

3. Vận dụng thao tác lập luận so sánh đối lập

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Khen và chê.

Gợi ý:

– Khen và chê là hai mặt đối lập của tình cảm con người. – Khen là đồng tình, ca ngợi >< chê là bất đồng, phê phán. – Khen thường dành cho những biểu hiện tốt đẹp >< chê thường dành cho những biểu hiện xấu, tiêu cực. – Khen khiến con người vui vẻ, tự tin hơn >< Chê khiến con người buồn phiền, phật ý. – Khen quá thì dễ kiêu, chê quá thì dễ tự ti, mặc cảm.

– Khen chê cần đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Vinh và nhục”.

– “Vinh” là vinh quang, vinh danh được mọi người ca ngợi, kính phục >< Nhục là nhục nhã, bị coi thường, sỉ vả. – Vinh quang chỉ dành cho những gì cao cả, chân chính >< Nhục chỉ dành cho kẻ hèn hạ, xấu xa. – Vinh quang giúp con người thấy tự tin, hạnh phúc, động viên con người tiếp tục hướng thiện >< Nhục nhã làm con người xấu hổ, đôi khi dẫn đến tự ti, mặc cảm. – Con người phải biết làm điều thiện để nhận được vinh quang, tránh điều nhục nhã.

– Biết vượt qua sự mặc cảm tạm thời để hướng thiện

Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hểt, đọc kĩ, đọc đi đọc lại. Dưới đây là đề đọc hiểu Sách giống như thức ăn. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!

Đọc hiểu: Sách giống như thức ăn

Đọc đoạn trích:

[1] Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hểt, đọc kĩ, đọc đi đọc lại.

[2] Có sách có thể nhờ người khác đọc hộ, sau chỉ xem lại phần ghi chép là đủ. Nhưng đó chỉ là sách không quan trọng, tầm thường. Nếu không thế thì cuốn sách giống như thứ nước cất, đọc xong không còn mùi vị gì nữa.

[…]

[3] Đọc sử làm cho ta sáng suốt, đọc thơ làm cho ta thông minh, học toán làm cho ta chặt chẽ, triết lí làm cho ta sâu sắc, đạo đức khiến ta cao thượng, lô gích, tu từ giúp ta giỏi biện luận. Tóm lại, kiến thức có thể nhào nặn tính cách con người.

[4]Không chỉ thế, các khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách mà được cải thiện, cũng giống như các khiếm khuyết về thân thể có thể nhờ hoạt động thích đáng mà được cải thiện. Chơi bóng có lợi cho vùng thắt lung, bắn cung làm nở ngực, đi bộ giúp tiêu hoá, cưỡi ngựa làm cho phản ứng linh’hoạt… Cũng như vậy, một kẻ tư duy không tập trung thì khó có thể học toán, bởi học toán mà không tập trung là sai ngay. Kẻ thiếu sức phán đoán, phân tích thì học triết lí tư biện, vì môn này đòi hỏi suy lí phức tạp, chi li. Không giỏi suy luận thì cần đọc các điều của luật pháp.,. Mọi khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách, học hỏi mà được chữa trị.

[Trích Bài tập Ngữ Văn 11 nâng cao, NXB giáo dục 2007, tr 88-89]

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Vẻ đẹp tâm hồn

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn 2.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Đọc sử làm cho ta sáng suốt, đọc thơ làm cho ta thông minh, học toán làm cho ta chặt chẽ, triết lí làm cho ta sâu sắc, đạo đức khiến ta cao thượng, lô gích, tu từ giúp ta giỏi biện luận.”

Câu 4: Anh/chị có đồn tình với nhận định: Mọi khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách, học hỏi mà được chữa trị? Vì sao?

1. Cho đoạn văn:

   Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng dầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

[Hổ Chí Minh - Cần kiệm liêm chỉnh]

Trả lời:

a. Thao tác lập luận

- Thao lập luận phân tích, đế làm rõ sự "khờ dại" của tự kiêu tự đại [Vì mình hay, còn nhiều người khác lìay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình] và "Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ" nghĩa là thế nào? [Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ].

- Thao tác so sánh [Người má tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn]. Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

   Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo.

b. Mục đích, tác dụng

- Giúp người đọc, người nge hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

- Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

c. Kết luận

   Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn [bài văn]: là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.

2. Lựa chọn một bài thơ [hoặc bài văn] mà anh [chị] yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

Các công việc cần làm:

- Xác định chủ đề bài văn cần viết.

- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

- Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

- Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.

Câu 3 :

a. Vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý đã xây dựng 

   Sách giống như thức ăn . Có thứ chỉ nếm , có thứ có thể ăn nhiều . Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon . Cho nên có sách chỉ đọc một phần , có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hiết , đọc kĩ , đọc đi đọc lại. 

Video liên quan

Chủ Đề