Rent Revenue là gì

Revenue là gì? Sự khác nhau giữa Revenue, Income và Sales

Khi tìm hiểu về tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều khái niệm dễ nhầm lẫn như Gross Revenue, Net Revenue, Net Income, Sales, Gross Profit, Net Profit,… Vậy cụ thể Gross Revenue và Net Revenue là gì? Phân loại Revenue thế nào, ý nghĩa của Revenue trong quản trị tài chính doanh nghiệp ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog.TopCV!

Revenue là gì? Phân biệt Gross Revenue và Net Revenue

Revenue [hay gross revenue] được dịch sang tiếng Việt là doanh thu tổng của một doanh nghiệp và được tính trong một khoảng thời gian xác định [tháng/ quý/ năm]. Một cách cụ thể, revenue chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động kinh doanh mà chưa trừ đi các khoản chi phí đầu vào [như nguyên vật liệu, quản lý nhân sự, chi phí vận hành] hay các khoản thuế phí khác. 

Định nghĩa revenue là gì? Phân biệt gross revenue và net revenue

Còn net revenue [hay doanh thu thuần] là tổng số tiền doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động kinh doanh khi đã trừ đi tất cả các khoản như giá vốn hàng bán được giảm trừ và chi phí hoạt động, vật tư, chiết khấu, hoàn hàng,…

Công thức tính doanh thu tổng: Doanh thu tổng = Giá bán * [Số lượng hàng hóa bán được + Các khoản phụ thu khác]

Công thức tính doanh thu thuần: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu tổng của doanh nghiệp – [Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu]

Ý nghĩa của chỉ số Revenue

Revenue được coi là chỉ số chính trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, trong báo cáo tài chính, revenue ghi nhận số tiền mà doanh nghiệp ghi nhận được khi hàng hóa, dịch vụ bán ra, và từ đó nó phản ánh “sức khỏe” kinh doanh cũng như tài chính của doanh nghiệp. Revenue là căn cứ chính giúp đội ngũ lãnh đạo điều chỉnh kế hoạc kinh doanh, bán hàng, marketing,…

Đảm bảo revenue stream [dòng doanh thu] ổn định là mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Revenue là cơ sở để cơ sở để doanh nghiệp chi trả cho những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh [chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, nguyên vật liệu, chi phí R&D, chi phí marketing, nộp phí, lệ phí và thuế cho cơ quan Nhà nước]

Nếu kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và khả năng quay vòng vốn, doanh nghiệp sẽ ó lượng vốn chủ sở hữu dồi dào để đầu tư tái sản xuất, giảm tỷ trọng và áp lực tới từ nguồn vốn vay bên ngoài ví dụ ngân hàng. Khi revenue stream không tốt khiến doanh nghiệp không thể quay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh sắp tới thì doanh nghiệp sẽ giảm sức cạnh tranh trên thị trường và thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

>>> Tham khảo: Lợi nhuận là gì và bí quyết để gia tăng lợi nhuận bền vững

Ý nghĩa của revenue

Phân loại Revenue

Revenue của một doanh nghiệp là tổng tất cả các nguồn thu của doanh nghiệp và được phân loại thành 2 nhóm chính là operating revenues [doanh thu hoạt động] và non-operating revenues [doanh thu ngoài hoạt động]

Trong đó, Operating revenues [doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh] hay chính là Sales revenue/ Revenue from goods sales or service fees. Đây là phần doanh thu đến từ việc bán các loại hàng hóa, sản phẩm hay thu phí dịch vụ, bao gồm cả hoạt động tiêu thụ nội bộ giữa các công ty con, giữa công ty con với tập đoàn mẹ

Non-operating revenues [doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh] bao gồm

  • Interest revenue & Dividend revenue: Phần doanh thu từ hoạt động tài chính và cổ tức bao gồm: tiền lãi đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi cho vay, lãi trả góp, lãi tiền gửi ngân hàng, chuyển nhượng vốn,…
  • Rent revenue: Tiền cho thuê tài sản, thuê mặt bằng/cơ sở hạ tầng,…
  • Extraordinary Revenues [Doanh thu bất thường]: Là phần tiền thu được từ những hoạt động không diễn ra thường xuyên như: thanh lý tài sản cố định, dư từ nợ phải trả, bán hàng hóa nguyên vật liệu vật tư dư thừa,…

>>> Tổng hợp: Chi tiết cách tính từng loại doanh thu của doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa Income, Sales và Revenue là gì?

Income [thu nhập] là khái niệm dùng để chỉ khoản gia tăng [hoặc giảm bớt] lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ghi nhận trong kỳ kế toán bằng giá trị tài sản. Nếu income dương, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng, ngược lại nếu income âm sẽ dẫn đến các khoản nợ.

Sales [doanh số]: Phần doanh thu từ hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là bán hàng hay cung cấp dịch vụ, được tính bằng số lượng sản phẩm, gói dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một kỳ kế toán.

Sales là một phần của Revenue, còn Income có phạm vi rộng hơn Revenue, nghĩa là trong Income bao gồm Revenue và một số khoản thu khác ngoài Revenue. Mô hình miêu tả mối quan hệ giữa Revenue, Income và Sales được biểu diễn như sau:

Sự khác nhau giữa Income, Sales và Revenue là gì?

>>> Tham khảo: Doanh số là gì? Doanh số và doanh thu khác nhau thế nào?

Mong rằng, thông qua những chia sẻ của Blog TopCV về Revenue là gì và Sự khác nhau giữa Revenue, Income và Sales, bạn nắm rõ hơn khái niệm Revenue trong tài chính doanh nghiệp. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Doanh thu trên số phòng có khách [tiếng Anh: Revenue Per Occupied Room - RevPOR] là thước đo hiệu quả công việc cho các công ty trong ngành khách sạn và nhà nghỉ.

Hình minh họa [Nguồn: Revfine]

Khái niệm

Doanh thu trên số phòng có khách trong tiếng Anh là: Revenue Per Occupied Room - RevPOR.

Doanh thu trên số phòng có khách [RevPOR] là thước đo hiệu quả công việc cho các công ty trong ngành khách sạn và nhà nghỉ. Kết quả tính toán có tính đến các dịch vụ và tiêu thụ tùy chọn khác mà khách có thể mua. RevPOR được tính bằng cách chia tổng doanh thu cho số phòng thực sự được bán cho khách.

RevPOR = Tổng doanh thu / số phòng đã sử dụng 

Khoảng thời gian được tính có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm tùy thuộc vào loại thông tin nào mà công ty đang tìm kiếm. Doanh thu trên mỗi phòng có khách cho thấy một khách sạn kiếm được bao nhiêu tiền lãi từ những khách lưu trú tại một khách sạn cụ thể. 

Chỉ số này có thể rất hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả công việc của khách sạn qua các xu hướng giảm theo mùa vụ. 

Xu hướng du lịch theo mùa sẽ làm giảm các chỉ số đo lường hiệu quả công việc chính của khách sạn, nhưng chỉ số RevPOR bỏ qua yếu tố tổng số khách mà chỉ tập trung vào việc đo lường một khách trung bình chi bao nhiêu cho các sản phẩm và dịch vụ của khách sạn. 

Một số chủ khách sạn cảm thấy đây là một biện pháp quản lí khách sạn tốt hơn so với tỉ lệ lấp đầy [Occupancy Rate] theo mùa.

Doanh thu trên mỗi phòng có khách có tính đến những thứ như dịch vụ phòng, dịch vụ giặt khô, bán tour và spa,... để cho thấy một khách sạn thành công như thế nào trong việc bán cho khách hàng của họ những sản phẩm, dịch vụ khác không chỉ dừng lại ở việc thuê phòng. 

Các số liệu khác của ngành tăng và giảm theo tỉ lệ lấp đầy, các số liệu này không nói lên được nhiều về cách quản lí của khách sạn mà thể hiện xu hướng theo mùa vụ nhiều hơn.

Giải thích thuật ngữ liên quan:

Tỉ lệ sử dụng hay tỉ lệ lấp đầy là tỉ lệ của không gian được thuê hoặc sử dụng trên tổng số không gian có sẵn. Các nhà phân tích sử dụng tỉ lệ sử dụng khi thảo luận về nhà ở cao cấp, bệnh viện, cơ sở lưu trú nhỏ giá rẻ, khách sạn và các đơn vị cho thuê. 

[Tài liệu tham khảo: Investopedia]

Tuyết Nhi

Video liên quan

Chủ Đề