Phong trào đồng khởi năm 1960 cho thấy sự phát triển như thế nào của cách mạng miền nam

Đội quân tóc dài - lực lượng nòng cốt của phong trào Đồng Khởi. Ảnh tư liệu

[Thanhuytphcm.vn] - 61 năm trước, ngày 17/1/1960, tại Bến Tre, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhân dân Bến Tre đã đứng lên khởi nghĩa chống lại sự áp bức của chính quyền Sài Gòn vốn được tiếp sức bằng viện trợ của đế quốc Mỹ. Cuộc khởi nghĩa là một cao trào cách mạng của tỉnh, sau đó lan rộng toàn miền Nam với nhiều mô hình, nhiều cách thức sáng tạo và hiệu quả, đánh dấu một bước chuyển mới của cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Xứ ủy Nam bộ.

Nhắc đến phong trào Đồng Khởi thường mọi người nghĩ đến cao trào cách mạng ở Bến Tre nhưng thực ra các hoạt động đồng khởi đã diễn ra từ trước đó. Từ năm 1959, các hoạt động kết hợpđấu tranh chính trịvà đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền Sài Gòn, cao trào diễn ra ở các địa phương như Bác Ái [Ninh Thuận, tháng 2/1959], Trà Bồng [Quảng Ngãi, tháng 8/1959]... phong trào lan nhanh ra khắp miền Nam. Noi gương Bác Ái, đồng bào các dân tộc Xê Ðăng, Ê Ðê... ở Kon Tum, hay người Chăm, Hrê..., ở Phú Yên liên tiếp nổi dậy, diệt ác ôn, bỏ làng cũ, vào rừng lập làng mới, mạnh dạn sống bất hợp pháp với địch. Trong lúc nhân dân Trà Bồng nổi dậy, xảy ra trận đánh của Tiểu đoàn 502 [chủ lực Khu 8] tại Giồng Thị Ðam - Gò Quản Cung thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong [nay là Ðồng Tháp] vào ngày 26/9/1959, gây được tiếng vang lớn ở toàn miền Nam.

Sau đồng khởi ở Bến Tre, trong khi địch đang phải lo đối phó cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân ta trên khắp miền Nam, thì đêm 25 rạng ngày 26/1/1960, ba đại đội bộ binh và một đại đội đặc công thuộc Ban Quân sự miền Ðông Nam bộ, cùng bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh, dân quân, du kích, nổ súng tiến công căn cứ Tua Hai [Tây Ninh] và nhanh chóng làm chủ căn cứ này, đánh dấu bước chuyển mình về đấu tranh quân sự của nhân dân miền Nam trong phong trào đồng khởi…

Đồng Khởi là một cao trào cách mạng độc đáo, thể hiện sự sáng tạo của các tổ chức đảng ở Đảng bộ miền Nam, sự anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ miền Nam [với nòng cốt là các cán bộ bí mật ở lại sau hiệp định Genève và vượt qua được sự truy sát của chính quyền phát xít Ngô Đình Diệm], sự quật khởi của nhân dân miền Nam, cùng tình thế cách mạng không thể đảo ngược với tinh thần “nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh”. Phong trào Đồng Khởi đã để lại cho cách mạng nước ta nhiều bài học quý báu về đấu tranh cách mạng nói riêng và về chỉ đạo chiến lược cách mạng nói chung.

Nhìn lại bối cảnh và diễn biến của cuộc đồng khởi 61 năm trước, so với tình hình và đặc điểm của đất nước hiện nay, ta nhận thấy có một số điểm tương đồng. Đồng khởi nổ ra trong lúc cách mạng đang rất khó khăn, thì hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đang bị tác động nặng nề của dịch Covid-19. Đồng Khởi phát huy các sự chủ động, sáng tạo của từng tổ chức đảng, từng địa phương, của nhân dân miền Nam; việc đồng thời thực hiện hai mục tiêu kép là vừa quyết liệt phòng ngừa dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng có nhiều mô hình hay, nhiều cách làm sáng tạo, nhiều giải pháp hiệu quả. Đồng Khởi phát huy cao độ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân; thời gian qua, trong đại dịch, nhân dân đã thể hiện rõ tinh thần hỗ trợ, lòng tương thân tương ái, thái độ cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động phòng chống dịch và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua dịch bệnh cùng các khó khăn khác. Đồng Khởi là một chỉ dấu thể hiện lòng tin sâu sắc của nhân dân miền Nam đang bị kềm kẹp đối với sự lãnh đạo của Đảng, sẵn lòng đi theo Đảng để tự giải phóng cho đất nước và cho chính mình. Trong 1 năm qua, nhân dân ta hiện nay cũng thể hiện rõ lòng tin đối với chủ trương và từng giải pháp cụ thể trong hoạt động phòng chống dịch, vốn thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nhân văn, nhân bản…

Dĩ nhiên, thế và lực của cách mạng nước ở hai thời kỳ có nhiều điểm khác biệt: trước đây, các tổ chức đảng ở trong thế hoạt động bí mật, bất hợp pháp, bị phân tán và hoàn toàn chưa nắm được chính quyền; còn hiện nay, “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” như dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá. Dẫu vậy, việc phát huy tinh thần và các giá trị của đồng khởi năm 1960 vào xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay vẫn có thể vận dụng một cách tích cực.

Đó là luôn gắn lý luận với thực tiễn, gắn chủ trương cách mạng với tình thế cách mạng, gắn ý Đảng và lòng dân trong mọi quyết sách và hành động cách mạng. Đó là tiếp tục khẳng định và khơi gợi lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc của nhân dân để đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi thử thách. Đó là tiếp tục phát huy sự chủ động, sáng tạo của từng tổ chức đảng, từng địa phương, từng cán bộ đảng viên và người dân trong việc tìm tòi các giải pháp khắc phục khó khăn, ứng phó hợp lý với điều kiện cụ thể, vừa giải quyết của bản thân vừa góp phần vào giải quyết các vấn đề chung. Đó là tiếp tục tinh thần lấy dân làm gốc, các giải pháp, các chủ trương, các định hướng phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và luôn bảo đảm quá trình cách mạng cũng vì nhân dân. Đó là phải luôn chọn đúng thời cơ cách mạng, tức là trong từng điều kiện cụ thể khác nhau thì phải có những định hướng, những giải pháp khác nhau, tránh xơ cứng, máy móc và luôn chú trọng từ các điểm mới, cái mới từ thực tiễn, nếu nó có hiệu quả cần được phát huy, nhân rộng và biến thành cao trào cách mạng một cách triệt để…

Bài học từ phong trào Đồng Khởi đã để lại cho cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung nhiều bài học quý báu. Trong điều kiện hiện nay, việc tiếp tục vận dụng sáng tạo những bài học đó để thực hiện đồng thời hai mục tiêu kép, là phòng chống dịch Covid-19 có hiệu quả và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cần được phát huy một cách hợp lý. Đó cũng là cách nối tiếp truyền thống cách mạng của Đảng dù trong các hoạt động, các điều kiện cách mạng khác nhau!

Vân Tâm

Tin liên quan

Nhà truyền thống Đồng Khởi, xã Định Thủy, Mỏ Cày Nam. Ảnh: Nguyễn Dừa

Hòa trong không khí cả nước thi đua tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi hướng đến kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Bến Tre rất vinh dự được đăng cai, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Phong trào Đồng khởi 1960 - Bước ngoặt của cách mạng miền Nam”.

***

Đồng khởi là phong trào đấu tranh, nổi dậy của quân và dân miền Nam chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm trong thời kỳ chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt để giành chính quyền. Phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã chính quyền của địch ở nông thôn; đồng thời, đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II ra đời với chủ trương “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng võ trang để đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” đã giải quyết vấn đề mấu chốt do tình hình thực tiễn đang đặt ra lúc bấy giờ. Thời cơ đã đến, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre như “nắng hạn gặp mưa rào” đã nhanh chóng chuẩn bị mọi điều kiện triển khai lực lượng với tinh thần, khí thế mới, quyết tâm giành thắng lợi. Với sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, niềm tin tưởng khả năng cách mạng của quần chúng, Đảng bộ Bến Tre đã mạnh dạn phát động cuộc Đồng khởi vào ngày 17-1-1960, mở màn và đột phá ở 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, sau đó nổ ra đồng loạt trên khắp địa bàn toàn tỉnh và nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam. Phong trào Đồng khởi đã làm kẻ thù vô cùng khiếp đảm, mặc dù đã dùng mọi thủ đoạn, huy động rất đông lực lượng đàn áp nhưng vẫn chuốc lấy thất bại cay đắng trước khí thế cách mạng của nhân dân. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, kịp thời của đường lối cách mạng mà Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương đề ra; là thắng lợi thể hiện sự nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ tỉnh; là kết quả của việc phát huy truyền thống, kinh nghiệm tiến công quân sự, nổi dậy khởi nghĩa, là sự kiên cường, quật khởi của nhân dân Bến Tre.

Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre ghi đậm mốc son trong lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và của nhân dân Bến Tre nói riêng. Chiến công đó của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre được cả nước ghi nhận như Đại tướng Hoàng Văn Thái - Ủy  viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực Đảng ủy  Quân sự Trung ương đã khẳng định “Phong trào Đồng khởi 1960 là mô hình hoàn chỉnh của khởi nghĩa toàn dân, của khởi nghĩa nông thôn đồng bằng. Nó thúc đẩy toàn Nam Bộ nổi dậy chống Mỹ cứu nước với khí thế long trời lở đất. Vì vậy, Bến Tre là quê hương của Đồng khởi theo đúng nghĩa của Đồng khởi. Phong trào Đồng khởi 1960 của Bến Tre đã đi vào lịch sử như ngọn cờ đầu, có một vị trí xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung”.

Bộ Chỉ huy Miền tặng thưởng cờ danh dự mang dòng chữ: Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy” cho lực lượng võ trang và nhân dân tỉnh bến Tre. Ảnh: PV

60 năm đã qua, nhưng sự kiện Đồng khởi vẫn luôn in đậm trong lòng người dân cả nước. Đối với nhân dân Bến Tre, tinh thần Đồng khởi đã trở thành truyền thống bất khuất, thấm sâu vào máu thịt, trở thành ý chí quyết tâm của mỗi người. Tinh thần Đồng khởi ấy được phát huy vào công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển quê hương, làm thay da đổi thịt mảnh đất cù lao, vốn bị chia cắt trở thành một vùng đất thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư, bạn bè trong nước và thế giới.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự quan tâm của các ban, bộ, ngành Trung ương, sự giúp đỡ của địa phương bạn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, tập trung huy động nguồn lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước giành được nhiều thành tích to lớn; nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới”, “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, nhằm biến tinh thần Đồng khởi trong đấu tranh giải phóng dân tộc thành phong trào Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới, vươn lên làm giàu, thoát nghèo. Đến nay, tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó, có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch; công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh có nhiều chuyển biến tích cực; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

***

Vinh dự cho tỉnh Bến Tre được là địa phương đăng cai tổ chức hội thảo quan trọng này, là dịp để Bến Tre được đón tiếp quý đại biểu tới thăm, tìm hiểu thêm về vùng đất, con người Bến Tre. Đảng bộ và nhân dân Bến Tre mong muốn hội thảo tiếp tục khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi nói chung, đặc biệt là phong trào Đồng khởi năm 1960 ở Bến Tre - một trong những lá cờ đầu anh dũng nhất, quyết liệt nhất, mưu trí nhất, sáng tạo nhất trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời, xem xét đề xuất Ban Bí thư chọn một ngày kỷ niệm phong trào Đồng khởi và đưa vào danh mục kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước.

Phan Văn Mãi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Video liên quan

Chủ Đề