Quy mô và cơ cấu là gì

I. Khái niệm về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số.

Cơ cấu dân số là các bộ phận cấu thành của tổng số dân. Cơ cấu dân số thường được phân chia theo giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn, tôn giáo v.vv.

Chất lượng dân số : Khái niệm chất lượng dân số xuất hiện từ thế kỉ thứ 18. Khoa học tư sản nghiên cứu chất lượng dân số một cách hạn hẹp chỉ dựa trên cơ sở nghiên cứu về gen. Điển hình là thuyết chủng tộc xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, phát triển mạnh ở Anh và Pháp.

Các nhà khoa học Nga cho rằng chất lượng dân số được phản ánh thông qua các chỉ tiêu : trình độ giáo dục; cơ cấu nghề nghiệp; tính năng động và tình trạng sức khoẻ.

Hiện nay người ta dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dân số như : Chỉ số phát triển con người ; Chỉ số khối lượng cơ thể; Chỉ số phát triển giới; Mức độ vị thế giới; Chỉ số nghèo khổ; Chỉ số thành tựu công nghệ; Ý thức xã hội; Cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực và mức sống. Trong bài này chúng tôi chỉ tập trung phân tích qui mô, cơ cấu dân số và một khía cạnh của chất lượng dân số đó là sự phát triển về giáo dục, mà không nghiên cứu các khía cạnh khác của chất lượng dân số.

II. Đặc điểm của qui mô, cơ cấu và chất lượng dân số ở nước ta hiện nay

1. Qui mô dân số lớn, phát triển nhanh nhưng đã chậm lại

Theo tổng điều tra dân số năm 1999, dân số nước ta là 76,325 triệu người. Mật độ dân số lên tới 231 người /1km2. Trong khi mật độ dân số bình quân toàn thế giới năm 1998 chỉ có 44 người /1km2. Mật độ dân số bình quân của châu Á chỉ có 113 người /1km2. Mật độ dân số ở Bắc Mĩ chỉ có 14người /1km2[1].

Theo các nhà khoa học, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2²chỉ nên có từ 35 đến 40 người[2]. Như vậy mật độ dân số nước ta gấp khoảng 6 lần mật độ dân số trung bình của thế giơí. So với Trung quốc thì mật độ dân số nước ta cũng gần gấp đôi. Vì vậy ta có thể kết luận rằng qui mô dân số nước ta thuộc loại rất lớn.

Dân số mước ta tăng nhanh, số lượng dân tăng thêm trung bình hàng năm ngày càng lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhờ thành công của chương trình KHHGĐ tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi.

Bảng 1 : Số dân tăng thêm trung bình hàng năm trong từng giai đoạn

Đơn vị: triệu người

Nguồn : Dân số và phát triển : Một số vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 2000

Điều tra biến động dân số và kHHGĐ 1/4/2001. Những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội, 2002

2. Cơ cấu dân số của nước ta thuộc diện trẻ nhưng đang bước vào thời kì quá độ chuyển sang dân số già

Dân số nước ta trẻ, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi năm 1999 là 33%. Trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ này chỉ có 16%. Trong khi tỷ lệ trẻ em của nước ta đang có xu thế giảm thì tỷ lệ người già trong dân số lại tăng lên.

Bảng 2. Cơ cấu dân số nước ta theo tuổi

Nguồn : Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2001: Kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội 2002

Số liệu trên cho thấy gánh nặng phụ thuộc [tức là tỷ số [trẻ em 0-14 tuổi và người già 60 tuổi trở lên] / số người trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi] giảm xuống. Theo kết quả của tổng điều tra dân số 1989 và 1999 sau 10 năm tỷ số trên đã giảm từ 86% xuống còn 70%. Đến năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 66%. Tỷ số phụ thuộc ở nước ta không ngừng giảm là nhờ thành công của KHHGĐ: số trẻ em sinh ra hàng năm đã giảm đi. Tỷ lệ người già trong dân số tăng chậm, trong vòng 22 năm qua tỷ lệ này chỉ tăng được có 1,5%. Tuy nhiên dân số nước ta sắp bước vào ngưỡng đạt dân số già [tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân nhỏ hơn 30% và tỷ lệ người già trong dân số lơn hơn 10%]

3. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn cao. Theo số liệu do Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, năm 1996 trong phạm vi cả nước có 43,9% trẻ em bị suy dinh dưỡng và 44,2% trẻ em thấp còi. Năm 2000 tỷ lệ này còn lại là 33,8% và 36,5%.

Bảng 3. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Đơn vị :%
Nguồn: Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trung tâm tư liệu và nghiên cứu. Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam năm 2000. Hà Nội 2001

Mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đã được cải thiện qua các năm. Nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao. Đến năm 2001 tỷ lệ trẻ em nhẹ cân so với tuổi vẫn còn ở mức 33,8% và thể chiều cao thấp so với tuổi vẫn còn ở mức 36,5%. Ngoài ra, còn có khoảng 200 nghìn trẻ em bị tàn tật nặng cần được xã hội chăm sóc.

III. Quan hệ giữa qui mô, cơ cấu và chất lượng dân số

Để đánh giá chất lượng dân số có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng bài này chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ của chất lượng dân số : Đó là phân tích ảnh hưởng của qui mô và cơ cấu dân số đến sự phát triển của giáo dục.

"Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội[3].

Hoạt động giáo dục có tổ chức một cách chặt chẽ nhất được tiến hành trong nhà trường. Trong trường học, các lớp học được sắp xếp theo một chương trình thống nhất hợp lí và do những người có trình độ chuyên môn cao hướng dẫn. Thực tế, hoạt động giáo dục có thể diễn ra ngoài nhà trường do các tổ chức xã hội hoặc cha mẹ hướng dẫn. Ngoài ra giáo dục còn được chia thành giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Giáo dục chính quy là hình thức giáo dục tuân theo một chương trình đã được Nhà nước chuẩn hoá. Giáo dục không chính quy là những lớp học có chương trình tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu của người học. Giáo dục chính quy thường được thực hiện trong nhà trường, còn giáo dục không chính quy được tổ chức ngoài nhà trường. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập tới ảnh hưởng của qui mô và cơ cấu dân số đến sự phát triển của giáo dục chính quy trong nhà trường.

Sự thay đổi về qui mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục. Qui mô có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục. Qui mô dân số tác động trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục bởi vì nếu qui mô dân số lớn sẽ thúc đẩy mở rộng qui mô của giáo dục.

Ở Việt Nam số lượng học sinh tăng lên không ngừng. Tất nhiên trước hết là nhờ đến chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng mà chúng ta không thể phủ nhận đó là tỉ lệ tăng dân số ở nước ta trong thời gian qua rất cao [xem bảng 5].

Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy dân số tăng nhanh làm cho qui mô của giáo dục tăng lên không những chỉ số lượng học sinh phổ thông mà cả số lượng học sinh ở bậc đại học.

Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục. Ở các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên hầu hết các nước đều có cơ cấu dân số trẻ. Do đó nhu cầu giáo dục rất lớn. Chúng ta có thể lấy ví dụ về cơ cấu dân số theo tuổi của hai nước [một đại diện cho dân số có cơ cấu dân số già-Cộng hoà Pháp và một đại diện cho dân số có cơ cấu trẻ- Việt Nam] để chứng minh về quan hệ giữa cơ cấu dân số với sự phát triển của giáo dục. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, nên tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học cao, còn Cộng hoà Pháp có cơ cấu dân số già nên tỷ lệ này thấp hơn ở Việt Nam.

Bảng 5: Quy mô dân số và sự phát triển của Việt Nam thời kì 1955-1995
Nguồn: Nguyễn Đình Cử : Giáo trình dân số và phát triển dùng cho sinh viên chuyên ngành Dân số. Nhà xuất bản nông nghiệp 1977. Tổng điều tra dân số: Phân tích kết quả điều tra mẫu. Tổng cục thống kê 1991. trang 2.

Bảng 6: Dân số Việt Nam và Pháp

Đơn vị 1000 người
Nguồn United Nations: Demographi yearbook 1992. New York 1994. Trang 220

Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989 : Phân tích kết quả điều tra mẫu. Hà nội 1991. Trang 11.

Bảng 7. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam và Pháp
Nguồn : United Nations: Global Estimates and projection of population by sex and age. The 1988 revision . Trang 176 và 376.

Nếu cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam cũng tương tự như cơ cấu dân số theo tuổi của Pháp [tỉ lệ trẻ em từ 5-14 tuổi là 13,5% tổng số dân = 7647[nghìn]/ 56634 [nghìn]*100] thì số học sinh trong độ tuổi đi học chỉ là 8.695 nghìn trẻ em [64.405 nghìn *13,5% = 8.695 nghìn] tức là chỉ bằng 1/2 số trẻ em trong độ tuổi đến trường thực tế của Việt Nam đã có [16.108 nghìn trẻ em]. Chênh lệch này là do cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường không phải là 13,5% như của Pháp mà là 25%.

Nếu chúng ta làm phép so sánh khác, ta thấy tổng dân số Việt Nam chỉ hơn dân số Pháp là 14%, nhưng số trẻ em trong độ tuổi đi học lại nhiều hơn những 110,6%. Nếu mỗi lao động của Pháp chỉ phải nuôi 0,21 trẻ em trong độ tuổi đi học, thì mỗi lao động Việt Nam phải nuôi 0,49 trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Tốc độ tăng độ tăng dân số ảnh hưởng cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng của qui mô giáo dục. Tốc độ tăng dân số cao, sẽ làm cho số học sinh trong độ tuổi đến trường tăng lên nhanh chóng. Để thấy rõ được ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số đến qui mô của giáo dục, chúng tôi lấy ví dụ về tốc độ tăng dân số của Việt Nam và Pháp. Theo ước tính của Liên hợp quốc ta có số liệu về dân số Việt Nam và Pháp năm 1950 và 1995 như sau :

Nếu mức tăng dân số của Việt Nam cũng chỉ bằng mức tăng dân số của Pháp thì dân số của Việt Nam năm 1995 chỉ có là : 22,9 * 1,33 = 30,46 triệu người. Nhưng thực tế dân số Việt Nam năm 1995 là 77 triệu. Nếu tỉ lệ trẻ em từ 5-14 tuổi của việt Nam cũng tương tự như của Pháp thì số trẻ em từ 5-14 tuổi của Việt Nam năm 1995 giả định là 30,46 triệu * 13,5 = 4,1 triệu em. Nhưng thực tế chúng ta có 19,2 triệu trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. So với số trẻ em tính được nếu tỉ lệ tăng dân số và cơ cấu dân số theo tuổi giả sử bằng đúng của pháp số trẻ em thực tế của chúng ta gấp 4,6 lần [19,2/ 4,1].

Cấu trúc dân số cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của ngành giáo dục. Ở các nước có mức sinh cao,cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng, do đó qui mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh cấp I > cấp II > cấp III > Đại học. Ngược lại ở những nước có cơ cấu dân số già. Tháp tuổi dân số theo mô hình thu hẹp. Vì vậy cấu trúc của nền giáo dục tương ứng sẽ có số lượng học sinh cấp I< cấp II .5 Tình hình đó đã dẫn đến chất lượng dạy và học của học sinh ta còn kém so với yêu cầu giáo dục hiện đại và trình độ quốc tế.

Ở cấp độ gia đình, quy mô gia đình nhỏ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho con em mình. Trẻ em con của gia đình có từ 1 đến 2 con có tỷ lệ tốt nghiệp cấp I gấp 1,5 lần trẻ em con gia đình có từ 7 con trở lên, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học lại lớn gấp 7 lần. Quy mô gia đình nhỏ cũng góp phần làm giảm bất bình đẳng nam nữ về giáo dục. Số liệu điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998 cho thấy rằng đối với những người tuổi từ 25 trở xuống hoàn toàn không có sự khác biệt giữa nam và nữ về số năm học bình quân. Ví dụ đối với nhóm 18-24 tuổi số năm học bình quân của nam và của nữ đều bằng nhau và bằng 7,5 năm. Nhóm 11-14 thì số năm học bình quân là 4,5 năm không phân biệt nam nữ. Điều này cho thấy rằng, khi quy mô gia đình chỉ có từ một đến hai con, cha mẹ sẽ không phải lựa chọn ưu tiên cho con nào đi học mà họ sẽ đầu tư cho tất cả các con như nhau.
Như vậy, không thể giải quyết vấn đề yếu kém về chất lượng của giáo dục - một thành tố quan trọng của chất lượng dân số, nếu không giải quyết vấn đề ổn định dân số. Để có thể giữ vững mức sinh thấp ở một số vùng thành thị và đồng bằng, cũng như tiếp tục phấn đấu giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao, cần tăng cường chương trình giáo dục dân số đặc biệt là giáo dục sức khoẻ sinh sản cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú ý đến lứa tuổi vị thành niên.
Theo TS. Nguyễn Thị Thiềng
Tạp chí Dân số & Phát triển, website Tổng cục Dân số và KHHGĐ

Video liên quan

Chủ Đề