Quê hương là chùm khế ngọt của nhà thơ nào

1, Nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương, đối với những điều thân thuộc gắn liền với quê hương

Tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân được thể hiện trong đoạn thơ chính là tình cảm sâu nặng của một người con dành cho quê hương của mình. Đó là tình cảm trân trọng, nâng niu từng thứ liên quan đến quê hương mình và sẽ mãi khắc ghi những thứ đó trong tim dù có đi đâu về đâu

2,

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

3,

Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc"; "Quê hương là con đò nhỏ"; "Quê hương là cầu tre nhỏ", "Quê hương là đêm trăng tỏ", "Quê hương là bàn tay mẹ".

Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.

4,

Em vẫn luôn tự hào về quê hương, đất nước mình. Thật vậy, là một người Việt Nam, em thấy thật yêu quý và luôn muốn trân trọng tất cả những thứ gì thuộc về đất nước và con người VN. Đầu tiên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu tất cả những thứ thuộc về đất nước mình. Nhờ có gia đình, quê hương và đất nước, em được lớn lên và phát triển, hưởng thụ trong một cuộc sống hòa bình, ấm no và yên vui. Thứ hai, em luôn cảm thấy biết ơn cha mẹ, thầy cô, hay từ những thế hệ cha anh đi trước chẳng tiếc máu xương cho đến lực lượng bảo vệ an ninh, bình yên, hạnh phúc của nhân dân trong thời đại ngày nay. Thứ ba, em luôn thấy thật tự hào về những giá trị hồn cốt của dân tộc. Đất nước dù cho nhỏ bé nhưng giàu văn hóa, lịch sử, giàu tình thương giữa những người dân trong cộng đồng. Nhờ có khối đại đoàn kết đó, tinh thần VN mãi mãi được bền vững và phát huy theo tháng ngày. Từ đây, em cũng ý thức được trách nhiệm của mình dành cho quê hương, đất nước. Em phải cố gắng học tập thật tốt để mang đất nước sánh vai cùng các bạn bè trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay.

5, Chủ đề: tình yêu dành cho quê hương.

6,

Viết về quê hương, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh như: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ, bàn tay mẹ.

Đây đều là những hình ảnh thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu, mang đậm hương vị quê hương của chính tác giả.

7,

Biện pháp lặp từ "quê hương" được sử dụng ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ.

Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình, đồng thời gợi ra những suy nghĩ sâu sắc trong lòng bạn đọc về quê hương.

8,

Quan điểm về quê hương này hoàn toàn khác với quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Vì với Đỗ Trung Quân, quê hương với ông đó chính là những thứ bình dị, thân thương nhất mà mình từng được trải qua, đó là nơi sinh ra lớn lên và nuôi dưỡng ông trưởng thành cũng như bồi đắp những kỷ niệm thật đẹp trong tâm trí nhà thơ về hương vị của quê hương.

Em hoàn toàn đồng ý với quan niệm của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Vì theo em, quê hương không chỉ có vai trò về mặt vật chất mà còn có vai trò về mặt tâm hồn trong đời sống của mỗi người. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người. Đồng thời, quê hương chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người với biết bao kỷ niệm đẹp và hương vị ngọt ngào. Từ đây, dù cho con người có đi đâu về đâu thì lòng vẫn luôn hướng về mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình.

Quê hương là chùm khế ngọt của nhà thơ nào

“Bài học đầu đời cho con “

Quê hương là chùm khế ngọt của nhà thơ nào

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là chùm khế ngọt của nhà thơ nào

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
Sẽ không lớn nổi thành người

Đỗ Trung Quân

MỘT SỰ NHÀM LẪN CẦN LÀM SÁNG TỎ

Quê hương là chùm khế ngọt của nhà thơ nào

ĐỖ TRUNG QUÂN

Xin nói ngay, với tôi thoạt đầu chỉ là câu chuyện hài hước, chuyện nhầm lẫn tên một tác giả ai cũng có thể như tôi thỉnh thoảng vẫn nhầm Xuân Diệu với… Xuân Quỳnh, do trí nhớ, tuổi tác… ai cũng có thể. Trường hợp này nếu là học sinh đi thi văn thì: rớt ! nếu là ông già thì là alzhaimer, chuyện bình thường!
Nhưng với một nguyên thủ mang chuông ra xứ người lại là câu chuyện khác. Ai cũng biết mọi diễn từ của các nguyên thủ đều được chuẩn bị, chấp bút của một trợ lý văn hoá nếu đó là vấn đề văn hoá. Câu chuyện liên quan đến tôi không dưới 3 lần, đủ để nhắc trong note vui vẻ này.
– Có 3 tổng thống Pháp từng ghé thăm Việt Nam. Trong ấy vị tổng thống thứ 2 Jacques chirac 1997 từng ghé qua Sài Gòn và trong diễn từ của ông tại uỷ ban NDTP ông có nhắc tới một bài thơ của một tác giả đang sống ở Sài Gòn – chắc chắn ông có một chấp bút văn hoá chí ít không sai tác phẩm và tác giả. Chuyện cũng chẳng to tát gì, nó chỉ là ngoại giao.
– Năm 2007 – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Hoa Kỳ, nói chuyện với 1000 kiều bào ông cũng nhắc tới một tác phẩm trừ nói tên tác giả. Thế cũng chả sao , tác giả cũng chẳng vì thế mà mất đi cái tên của mình bởi ai cũng biết tên tác giả bài thơ.
Và lần này 2017, TT Nguyễn Xuân Phúc cũng lại trò chuyện với kiều bào tại nước ngoài. Ông đọc bài thơ ấy và gán nó cho một tác giả khác. Câu chuyện thành vấn đề ở đây:
1- Nếu trợ lý văn hoá của ông không biết đấy là tác phẩm của một tác giả vẫn đang còn sống thì đấy là một trợ lý kém về văn hoá hoặc… không đến lớp, bài thơ nằm trong sách giáo khoa lớp ba từ gần 30 năm nay [dù vẫn in sai] để TT gây cười thầm trước công chúng trong và ngoài nước. Trợ lý văn hoá ấy nên cho làm việc khác phù hợp với trình độ.
2- Nếu “trợ lý văn hoá” biết tác giả nhưng vẫn cố tình gán ghép cho tác giả khác thì thưa thủ tướng, diễn từ ấy vô hình trung đã đẩy tác giả còn sống là tôi vào tình thế “đạo thơ” tiếng dân gian gọi là “ăn cắp” thơ người khác. Đây sẽ là câu chuyện khác: danh dự và nhân cách một người cầm bút.
Tôi tin chắc hệ thống truyền thông, báo chí, văn học của việt nam 30 năm qua đều thừa biết tác giả của bài thơ ấy. Ông Giang Nam mất năm 2006(?) – bài thơ xuất hiện trong tác phẩm phổ thơ có tên “Quê Hương” [tựa chính của thơ là Bài học đầu cho con] từ 1986. Nếu tác giả ấy ăn cắp thơ ông thì chính ông đã lên tiếng tố cáo ngay khi nó xuất hiện rằng không thấy tên ông phần lời thơ.
Truyền hình, truyền thông biết rõ điều ấy từ 30 năm nay nhưng vẫn đưa phát biểu không đúng của ông như thế – vẫn không đính chính tác giả của bài thơ ông trích dẫn, tôi nghĩ sự thiệt thòi nặng nề thuộc về thủ tướng thưa ông!
Những minh xác này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là “hám danh” của tác giả. Tác giả đã ở tuổi chờ trời kêu là dạ! Con đường đi giờ là con đường mây trắng nhưng nếu cứ mãi “thôi kệ!” mãi, e rằng nhiều người sẽ dần tin tác giả của nó là kẻ “ăn cắp – đạo thơ” vốn đang đầy rẫy trong nền văn nghệ này.
Câu chuyện sẽ là hài hước nếu thực sự nhầm lẫn [như tôi đã viết ở trên].
Câu chuyện sẽ là bôi nhọ danh dự nếu không phải nhầm lẫn.
Thưa Thủ Tướng!
Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống: đỗ trung quân.
Giờ tôi xin nói nghiêm chỉnh ” thưa thủ tướng ! Vậy là từ 1986 đến nay truớc nguời đọc trong và ngoài nuớc tôi ăn cắp thơ ông Giang Nam à ?
Báo chí chính thống và sách giáo khoa hơn 30 năm tiếp tay bằng cách im lặng cho sự ăn cắp này của tôi ? Thưa thủ tướng nếu hệ thống truyền thông cuả ông không minh xác , tôi xem đây là vu cáo cá nhân , một người cầm bút , một công dân “
Đỗ Trung Quân

Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân nhưng lại cho rằng đó là bài thơ của nhà thơ Giang Nam. Lần đầu tiên Thủ tướng phát biểu nhầm lẫn tại Hội nghị Người VN ở nước ngoài toàn thế giới tổ chức tại TP.HCM chiều 12-11-16.