Quản trị và quản lý là gì

Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Trong hoạt động doanh nghiệp, quản trị là hoạt động cần phải có để hoàn thành mục tiêu chung, tạo nên thành công của một tổ chức.

Nhưng có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện vẫn chưa có được sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề quản trị là gì? Thậm chí còn nhầm lẫn, chưa thể phân biệt được quản lý và quản trị khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin quan trọng về quản trị qua bài viết dưới đây của TopCV.

Quản trị là gì? Nhà quản trị là ai?

Quản trị là gì? Bản chất quản trị là gì?

Có nhiều định nghĩa về quản trị là gì? Hiểu đơn giản, quản trị là sự phối hợp để đạt được hiệu quả trong các hoạt động của người cùng chung tổ chức.

Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã xây dựng bằng việc phối hợp với các nguồn lực tổ chức. Quản trị thường là cấp cao nhất, điều hành cả một tập thể doanh nghiệp.

Bản chất của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư. Chức năng chính là đưa ra các quyết định nên hiện nay nhu cầu tuyển dụng quản trị viên rất rộng mở.

Tuy vậy, quản trị cần 3 yếu tố điều kiện:

  • Chủ thể quản trị: Là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
  • Đối tượng bị quản trị: Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị.
  • Nguồn lực: Giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.

>>> Xem thêm: Quản trị nhân lực ra làm gì? Thu nhập ra sao? Nên theo học trường nào?

Có nhiều định nghĩa về quản trị là gì

Nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là gì? Đây là người thực hiện các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

Nói cách khác, nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác. Trong một tổ chức, đội ngũ nhà quản trị thường được chia thành 3 cấp bậc:

  • Quản trị cấp cao: Là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức.
  • Nhà quản trị cấp trung gian: Là người nhận chỉ huy từ quản trị viên cao cấp, sau đó đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở.
  • Nhà quản trị cấp cơ sở: Là người nhận lệnh từ quản trị viên cấp trung gian, trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức.

Quản trị và quản lý giống hay khác nhau?

Quản trị và quản lý giống hay khác nhau? Đây là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn.

Về cơ bản, quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành tổ chức. Trên thực tế, 2 khái niệm này có những sự khác biệt và vai trò quan trọng riêng cho sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp.

Phân biệt quản lý và quản trị khác nhau ở điểm nào rất đơn giản. Tham khảo bảng so sánh quản lý và quản trị đầy đủ và khái quát nhất dưới đây:

 

Quản trị

Quản lý

Khái niệm

Quản trị [Administration] là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu

Quản lý [Management] là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị

Bản chất

Đưa ra các quyết định

Thi hành các quyết định

Mục tiêu

Cần đặt ra các chiến lược

Quan tâm đến chiến thuật và phương án

Nhiệm vụ

Có tầm nhìn, khả năng động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tổ chức

Có khả năng tổ chức, có phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả

Phạm vi

Quản trị con người

Quản lý công việc

Quá trình

Quyết định trả lời cho câu hỏi: Cái gì? Bao giờ?

Quản lý quyết định ai? Như thế nào?

Cấp bậc

Cao nhất trong tổ chức

Trung gian và thấp trong tổ chức

Chức năng

Các kế hoạch và chính sách đều được quyết định dựa theo tư duy và lập kế hoạch

Thi hành dưới sự giám sát nhất định và thúc đẩy, kiểm soát nhân viên

Kỹ năng

Nhận thức và con người

Kỹ thuật và kỹ năng con người

Mức độ ảnh hưởng

Đưa ra quyết định bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, phong tục tập quán

Đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của nhà quản lý cấp cao

Tổ chức

Thường thấy tại các cơ quan chính phủ, quân sự, tôn giáo, giáo dục, doanh nghiệp

Thường thấy ở các doanh nghiệp

Vấn đề xử lý

Các khía cạnh kinh doanh, phải kết hợp cả lãnh đạo và tầm nhìn.

Các vấn đề về hoạt động, vận hành của một tổ chức

Chức năng của quản trị là gì?

Chức năng quản trị là nhóm công việc chung, tổng quát cần thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Trong quản trị doanh nghiệp chia thành nhiều vai trò nhưng đều đảm bảo có đủ 4 chức năng quản trị cơ bản.

Hoạch định

Chức năng hoạch định giúp người quản trị xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức. Đây cũng là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị.

Chức năng hoạch định bao gồm các hoạt động:

  • Đánh giá thực trạng và xác định rõ mục tiêu, phương hướng
  • Dự thảo chương trình hành động
  • Tạo ra các lịch trình hành động
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát
  • Cải tiến, phát triển tổ chức

Chức năng hoạch định cho phép mỗi người trong tổ chức biết rõ đích đến, mục tiêu hướng tới. Thêm vào đó là phân bổ nhân lực và vật lực một cách có hiệu quả.

Tổ chức

Quản trị có vai trò tổ chức. Chức năng này liên quan trực tiếp đến yếu tố con người.

Chức năng tổ chức bao gồm các hoạt động:

  • Xác lập và tạo ra các sơ đồ tổ chức
  • Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các bộ phận
  • Xây dựng đánh giá, tiêu chuẩn cụ thể cho từng công việc

Công việc tổ chức yêu cầu cần có sự phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý, rõ ràng và nhất quán. Ngoài nhân lực, quản trị còn sắp xếp máy móc, kinh phí cho tổ chức.

Trong các chức năng quản trị, nếu chức năng lãnh đạo được thực hiện hiệu quả thì các chức năng hoạch định, tổ chức mới có ý nghĩa

Lãnh đạo

Sau khi hoạch định và tổ chức, chức năng lãnh đạo có vai trò kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã định và giải quyết các mâu thuẫn khi phát sinh.

Chức năng lãnh đạo bao gồm các hoạt động:

  • Lãnh đạo và chỉ huy
  • Động viên những người dưới quyền
  • Thiết lập các mối quan hệ giữa nhân viên và người quản trị
  • Thiết lập mối quan hệ giữa người quản trị với các tổ chức khác.

Người quản trị giao việc cho những người dưới quyền để đạt được mục đích chung. Bằng các phương pháp quản lý riêng, quản trị sẽ giám sát, tạo ra năng suất hiệu quả.

Trong các chức năng quản trị, nếu chức năng lãnh đạo được thực hiện hiệu quả thì các chức năng hoạch định, tổ chức mới có ý nghĩa.

Kiểm soát

Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động công việc. Hoạt động của quản trị sẽ đảm bảo cho tổ chức vận hành theo đúng mục tiêu, phương hướng đã đề ra. Nếu có sự cố hay sai sót phát sinh, quản trị cần phải đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.

Chức năng kiểm soát thực hiện các chức năng sau:

  • Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra
  • Lên lịch trình kiểm tra
  • Sử dụng công cụ để kiểm tra
  • Đánh giá kết quả và phản hồi

Ngoài 4 chức năng chính, quản trị còn có chức năng tư duy. Hầu hết các kế hoạch, chính sách được đưa ra đều dựa trên nền tảng tư duy.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá cơ hội việc làm quản trị kinh doanh hấp dẫn nhất

Vai trò của quản trị tại các doanh nghiệp hiện nay

Không khó để trả lời cho câu hỏi vai trò của quản trị là gì? Tại các doanh nghiệp, quản trị là một chức năng vô cùng quan trọng.

Quản trị doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. Ngược lại, quản trị không tốt sẽ mang đến hệ quả xấu, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Vai trò của quản trị được thể hiện qua 4 yếu tố quan trọng sau:

Vai trò đại diện

Quản trị đại diện cho tổ chức, thực hiện các chức năng để phát huy tối đa vai trò này. Đây cũng là người quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Một đơn vị có hoạt động, tổ chức quản trị tốt hơn đem đến kết quả cao hơn.

Vai trò lãnh đạo

Quản trị giúp cho các đơn vị, tổ chức hoạt động hiệu quả; đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra thông qua quy trình hoạch định công việc, hướng mọi người cùng nhau phối hợp cho một mục tiêu chung.

Ngoài ra, quản trị còn giúp các đơn vị, tổ chức điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện các phòng ban nhằm xây dựng một hệ thống bài bản, quy trình phối hợp hợp lý với nguồn lực, chi phí thấp nhất.

Vai trò kết nối, liên lạc là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của quản trị

Vai trò kết nối

Vai trò kết nối, liên lạc là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của quản trị. Quản trị giúp kết nối giữa các thành viên trong tổ chức thông qua các hoạt động.

Vai trò kết nối còn được thể hiện thông qua việc liên lạc với các đối tác, tổ chức bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác, đem lại lợi ích lâu dài.

Vai trò quyết định

Mọi quyết định của doanh nghiệp đều được quản trị thông qua và phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bố nguồn lực.

Tìm việc làm quản trị ở đâu?

Trong một tổ chức, quản trị được xem là hoạt động thiết yếu mà tổ chức nào cũng cần thực hiện. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng quản trị, tìm việc làm quản trị trở nên vô cùng hấp dẫn trên thị trường.

Dù công việc quản trị mang tính thử thách cao nhưng mức lương, chế độ đãi ngộ thuộc hàng top nên vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để tìm việc làm quản trị nói chung, việc làm quản trị kinh doanh nói riêng cùng các lĩnh vực khác, ứng viên hãy truy cập vào TopCV.

Báo cáo thị trường tuyển dụng năm 2021 của TopCV chỉ ra, các nền tảng việc làm như TopCV chính là một trong các kênh tìm kiếm cơ hội việc làm mới ưa thích của người lao động.

Sở hữu một trong những nền tảng tạo CV xin việc và tìm việc hàng đầu hiện nay với hàng loạt công việc chất lượng tới từ các doanh nghiệp uy tín, TopCV là một trong những đơn vị đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 về tuyển dụng.

Nền tảng là cầu nối cho hàng triệu ứng viên với nhà tuyển dụng cũng như giúp ứng viên có được trải nghiệm tốt nhất khi tìm việc trên nền tảng này.

TopCV đang sở hữu 500 đầu việc trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp được cập nhật mỗi ngày từ hơn 30.000 nhà tuyển dụng. 80% tin tuyển dụng được TopCV xác thực nội dung, ứng viên có thể dễ dàng lựa chọn được công việc chất lượng mà không sợ gặp phải những thông tin lừa đảo, thiếu chân thực.

Nền tảng còn sở hữu công cụ tạo CV số 1 Việt Nam, cung cấp cho ứng viên những mẫu CV miễn phí phù hợp với từng ngành nghề, số năm kinh nghiệm. Ngay sau khi tạo CV online, ứng viên có thể nhấn "Đẩy Top" CV và Bật chế độ tìm việc để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn thấy CV của mình.

Việc tìm kiếm việc làm quản trị mới nhất trên TopCV cũng rất nhanh gọn. Ứng viên chỉ cần gõ từ khóa về vị trí, kỹ năng. Nền tảng này sẽ trả kết quả là những công việc phù hợp với từ khóa đang tìm kiếm.

Tạm kết

Với các nội dung trong bài viết “Quản trị là gì? Phân biệt quản lý và quản trị dễ hay khó?” hi vọng sẽ giúp ích cho ứng viên trong quá trình định hướng và phát triển sự nghiệp. Nếu thực sự có khả năng điều hành, quản trị, đừng ngần ngại theo đuổi vị trí này. TopCV chính là nền tảng tuyển dụng, tìm kiếm việc làm lý tưởng, chắp cánh cho sự nghiệp đáng mơ ước của ứng viên.

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Chủ Đề