Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếng anh là gì


Nên hay không nên cổ phần hóa các trường đại học, cao đẳng? Tư thục hóa đại học: Vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận?

Cổ phần hóa không hẳn là tư nhân hóa

Ở nước ngoài, từ “cổ phần hóa” có ba loại. Cổ phần hóa là tư doanh hóa một doanh nghiệp nhà nước [privatization], hoặc tư hữu hóa một phần tài sản của một cơ sở công lập [equitization], hoặc công ty hóa một hay nhiều bộ phận hoạt động của một cơ sở nhà nước [corporatization]. Dù thuộc loại nào, một doanh nghiệp được cổ phần hóa nằm ở giữa một công ty quốc doanh và một công ty tư nhân. Nằm đoạn nào ở giữa hai loại công ty ấy là tùy thuộc mức độ cổ phần hóa tại mỗi công ty.

Lịch sử đổi mới các cơ sở kinh doanh được hình thành đầu tiên ở Trung và Đông Âu sau năm 1989 trong quá trình xây dựng cơ chế kinh tế thị trường; tiếp đến là tại các nước đang phát triển trong đó có VN, do sự vận động của Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ quốc tế, sau cùng khởi xướng ban đầu là Trung Quốc và về sau là tại các doanh nghiệp quốc doanh lớn trong các nước phát triển, trong đó có New Zealand, Úc, Anh, Mỹ, Hà Lan.

Trong ba loại cổ phần hóa trên, loại 1 [privatization] trên thế giới thích hợp cho các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ. Tại VN, loại cổ phần hóa này hoàn toàn không khả thi khi “tư thục hóa” một trường đại học, cao đẳng công lập. Lý do là kinh nghiệm không mấy khích lệ của một số trường tư thục tại các nước châu Á và trên thế giới chưa có mô hình chuyển đổi thành công từ một trường công lập thành một trường tư thục.

Loại 2 [equitization] rất phổ biến ở VN, từ trên mười năm nay đã có trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa, và còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn dự trù sẽ cổ phần hóa từ nay cho đến năm 2010. Các cơ sở giáo dục dù ở cấp học nào tại VN cũng không thích hợp với loại hình cổ phần hóa này, với lý do đơn giản là những công ty giáo dục này sẽ dễ dàng biến các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ trao đổi mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh và mục tiêu của trường.

Loại 3 [corporatization] phổ biến ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là trong các công ty dịch vụ quốc gia như đường sắt, xa lộ, điện, nước và có cả một số trường đại học, bệnh viện công lập.

Triết lý cổ phần hóa các trường đại học, cao đẳng

Triết lý cơ bản để cổ phần hóa hay công ty hóa [corporatization] một số hoạt động trong một trường đại học hay cao đẳng là tận dụng nguồn tri thức, trình độ chuyên môn, các thiết bị nghiên cứu, các phòng thí nghiệm không sử dụng hết trong một cơ sở giáo dục đào tạo để cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, học tập và tư vấn cho xã hội bên ngoài.

Làm như vậy sẽ có hai điều lợi: một là tăng thêm nguồn thu nhập cho trường để trường có thể đầu tư sâu hơn cho nghiên cứu và đào tạo, và hai là đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội. Với cơ sở triết lý ấy, một số trường đại học cả công lập lẫn tư thục tại Anh, Úc, New Zealand, Canada, Singapore... đã lập ra các công ty trực thuộc trường để đảm trách các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tư vấn thuộc thế mạnh của trường. Địa bàn hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn ở tại địa phương nơi trường đặt cơ sở mà còn vươn ra rất nhiều nước trên thế giới.

Một số trường đại học lớn ở một số nước phát triển có thể mở ra một doanh nghiệp trong trường gồm nhiều công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp của mỗi nước: công ty phụ trách tuyển sinh quốc tế, công ty chuyên lo đào tạo tiếng Anh tổ chức tại trường hay mở các chi nhánh ở nước ngoài, công ty mở các lớp đào tạo ngắn hạn về các ngành nghề thuộc thế mạnh của trường và có nhu cầu cao ngoài xã hội, công ty chuyên trách lập các dự án dự thầu quốc tế, công ty chuyên trách công nghệ thông tin...

Như vậy tại những trường đại học này, dù công lập hay tư thục, có hai bộ phận: bộ phận chính là trường đại học theo đuổi các sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của trường, và bộ phận kia hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp.

Xem thêm: Kiểm Thử Hộp Đen Là Gì - [ What Black Box Testing]

Mỗi bộ phận có một hình thức quản lý riêng. Bộ phận trường đại học lãnh đạo bởi một hiệu trưởng hay giám đốc do hội đồng quản trị của trường tuyển, bổ nhiệm, và điều hành bởi ban lãnh đạo trường gồm có hiệu trưởng hay giám đốc, các phó hiệu trưởng hoặc phó giám đốc, các khoa trưởng, giám đốc trung tâm... như kinh nghiệm của các trường đại học từ trước đến nay.

Trong khi đó bộ phận doanh nghiệp sẽ được lãnh đạo bởi một hội đồng quản trị do một phó hiệu trưởng hay phó giám đốc của nhà trường làm chủ tịch, và các thành viên gồm tổng giám đốc của doanh nghiệp [corporation, group], các giám đốc của mỗi công ty con [company] và một số người đứng đầu của các trường, khoa, trung tâm trong trường có liên quan. Cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp, công ty không thuộc biên chế của trường mà thuộc biên chế của doanh nghiệp, hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Tại VN, từ trước đến nay trên lý thuyết chưa có các doanh nghiệp hoặc công ty được thành lập trong các trường công lập, nhưng trên thực tế đã có nhiều hoạt động trong trường tương tự như các trường đã được cổ phần hóa ở các nước phát triển phương Tây. Đó là một số công ty trực thuộc nhà trường, các viện, trung tâm do Bộ GD-ĐT thành lập [nhưng nằm trong trường], các trung tâm tiếng Anh dạy buổi tối, lớp học tại chức, các dự án tư vấn kỹ thuật cho cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp bên ngoài nhà trường...

Sắp xếp và tổ chức lại các hoạt động ấy cho hợp lý hơn, khoa học hơn và mọi hoạt động phải theo đúng luật doanh nghiệp, theo chúng tôi nghĩ, đó chính là những hoạt động nằm trong khuôn khổ cổ phần hóa các trường đại học, cao đẳng VN. Với triết lý và các nội dung hoạt động như thế, cổ phần hóa/công ty hóa một số bộ phận trong trường không chỉ diễn ra trong các trường công lập mà cả ở những trường ngoài công lập.

Những hạn chế

Cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh dù dưới loại nào không phải là một giải pháp được mọi người mọi nơi hoàn toàn đồng ý. Có quốc gia cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh [nhưng không phải cổ phần hóa tất cả các cơ sở quốc doanh] đã mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định. Ngược lại tại một số nước khác, cổ phần hóa trong một số ngành đã làm cho chất lượng phục vụ kém đi.

Trong lĩnh vực giáo dục, nếu cổ phần hóa quá chú trọng đến lợi nhuận và không quản lý tốt, các trường đại học, cao đẳng có nguy cơ sẽ trở thành những trung tâm chạy theo thị trường, hay những cơ sở đào tạo bị chi phối bởi các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, không còn theo đuổi các sứ mệnh và mục tiêu truyền thống của trường đại học.

Cổ phần hóa một số trường đại học, cao đẳng công lập tại VN sẽ là một cuộc cải tổ khả thi nếu các trường đại học, cao đẳng này cổ phần hóa hay công ty hóa một số bộ phận hoặc hoạt động trong trường [corporatization] và có chính sách quản lý rủi ro rất nghiêm ngặt như một số nước trên thế giới đã và đang làm.

Theo đó, các trường đại học, cao đẳng sẽ lập ra tập đoàn hay doanh nghiệp trong mỗi trường và các tập đoàn hay doanh nghiệp này sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp, có sự lãnh đạo, quản lý khoa học. Các tập đoàn này sẽ được giám sát và kiểm định không những từ phía hội đồng quản trị của tập đoàn, mà còn cả hội đồng trường đại học và xã hội bên ngoài.

Cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, tức là chuyển từ hình thức sở hữu lớn nhất sang sở hữu chung của nhiều người thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho họ.

Bạn đang xem: Cổ phần hóa tiếng anh là gì


Trong suốt quá trình ra đời tồn tại và phát triển của mình, khu vực kinh tế Nhà nước đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước.Tuy nhiên việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì khu vực kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế Trước tình hình đó đã đặt ra yêu cầu đổi mới cải cách cách, một trong những biện pháp cải cảnh được áp dụng đó là cổ phần hóa. Vậy cổ phần hóa là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi cổ phần hóa là gì?

Cổ phần hóa là gì?

Cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, tức là chuyển từ hình thức sở hữu lớn nhất sang sở hữu chung của nhiều người thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho họ.

Những người này trở thành cổ đông của công ty cổ phần, doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần. Như vậy, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp một chủ nào, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể cổ phần hóa.

Bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hành vi mua và bán trong đó Nhà nước sẽ thu tiền bán cổ phần của doanh nghiệp, các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh cũng như hưởng các lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước là gì?


Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: ” Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”

” Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”


Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Xem thêm: Hard Copy Và Soft Copy Là Gì ? Hard Copy Và Soft Copy Là Gì Và Viết Như Thế Nào

Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước [doanh nghiệp đơn sở hữu] thành công ty cổ phần [doanh nghiệp đa sở hữu], chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.

Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.

Sự cần thiết phải cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước

– Cổ phần hóa làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh về quy mô. Trong khi các hình thức giải thể, sáp nhập thành lập mới doanh nghiệp thu hẹp đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước trước đó, chưa giải quyết được vấn đề quan trọng nhất là sở hữu thì cổ phần hóa được với những ưu điểm của mình đã giải quyết được gần như triệt để vấn đề đó

– Cổ phần hóa có lợi cho việc tập trung nguồn vốn.Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn tình hình thu chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay luôn là một vấn đề khó khăn, trong đó chi ngân sách để đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước vốn là một thử thách lớn nhưng thông qua cổ phần hóa khó khăn về vốn này sẽ cơ bản được giải quyết. Cổ phần hóa tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.Muốn có thể được chuyển dịch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài công ty cổ ngoài và công ty cổ phần tính chất xã hội hóa vốn hoạt động kinh doanh rất cao vào khả năng sử dụng của linh hoạt và có hiệu quả.

Xem thêm: Mới Nhất Dịch Vụ Quỹ Tín Thác Là Gì, Trust Account Là Gì

– Cổ phần hóa góp phần phòng chống tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán.Trong công ty cổ phần mỗi bộ phận và mỗi thành viên đều có lợi ích riêng và gắn liền với lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp, điều này tạo ra động lực trong mỗi hoạt động quản lý do có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau, hạn chế các hành vi vụ lợi khi doanh nghiệp đang thuộc hoàn và sở hữu nhà nước

– Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp hữu hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Theo cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như các hiệp định song phương và đa phương với thương mại, Việt Nam phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, như vậy sẽ không còn tình trạng bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.Yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp này phải thực sự mạnh để có thể cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trên đây là những nội dung chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cổ phần hóa? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Cổ phần hóa? Bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề