Theo Luật du lịch Việt Nam 2022 cơ quan nào thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch

Theo Điều 11 của Luật Du lịch 2005 [sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/01/2018] thì Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch được quy định như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lýý nhà nước về du lịch.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh] trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của UBND cấp huyện

Như vậy, theo Luật Du lịch 2005 thì việc quan lý nhà nước về du lịch chỉ dừng lại ở UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn cấp huyện, cấp xã không thực hiện, dẫn đến nhiều huyện, thành phố thuộc tỉnh muốn ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút, phát triển du lịch không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Cấp huyện, cấp xã có quyền quản lý nhà nước về du lịch

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2018, quản lý nhà nước về du lịch đã có sự thay đổi mạnh mẽ, không chỉ UBND cấp tỉnh mà cả UBND cấp huyện, xã vẫn có thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch, cụ thể tại Điều 56 Luật Du lịch 2017 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a] Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;

b] Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

c] Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;

d] Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;

đ] Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;

e] Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;

g] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Như vậy, theo Luật Du lịch 2017 thì UBND các cấp được ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách, ưu đãi thu hút đầu tư; hoặc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Đây là sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND cấp huyện, xã, đặc biệt là những nơi có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch ban hành các chính sách riêng, đặc thù phù hợp với địa phương để thu hút, phát triển du lịch, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng – một trong những xu hướng phát triển du lịch hiện nay và tương lai.

Phương Thảo

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:   

Điều 10 Luật Du lịch 2017 quy định về các loại khách du lịch như sau:

1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Điều 11 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền của khách du lịch như sau:

1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 12 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của khách du lịch như sau:

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Luật du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005 là văn bản đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, lựa chọn tour du lịch. Do vậy, việc sửa đổi Luật Du lịch là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Luật Du lịch sẽ là khung pháp lý cho hoạt động du lịch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch. Qua rất nhiều sửa đổi, bổ sung, Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017 được đánh giá là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị đã đưa ra, đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Bài viết sau đây sẽ đề cập tới một số điểm mới trong Luật Du lịch 2017 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 giúp tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành du lịch nắm bắt được những quy định mới để có hướng thay đổi phù hợp.

Về điều kiện kinh doanh lữ hành

Đây là thay đổi lớn nhất mà các doanh nghiệp du lịch cần quan tâm, cụ thể về các điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 quy định khá đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cần thực hiện thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính mà không cần cấp giấy phép hay ký quỹ .Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc  tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh trong đó là việc đặt cọc ký quỹ.

Như vậy có sự không công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Luật du lịch 2017 đã khắc phục hạn chế trên bằng việc bổ sung doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cũng cần xin cấp giấy phép kinh doanh và thực hiện ký quỹ.

Ngoài ra, Luật cũng đã bổ sung điều kiện có nghiệp vụ chuyên môn đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, do tính chất khác nhau của kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa nên có sự khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.  Và Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Luật mới cũng quy định cụ thể việc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Luật bổ sung thêm điều kiện đảm bảo quy chuẩn đối với loại cơ sở lưu trú du lịch do Chính phủ quy định chi tiết. Quy chuẩn này sẽ quy định những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch nhằm bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ lưu trú phải bằng hoặc cao hơn mức độ tối thiểu nào đó.
Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không còn bắt buộc phải đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như trước đây.

Bên cạnh các dịch vụ du lịch chính như lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch thì còn nhiều dịch vụ khác gắn liền với hoạt động du lịch như ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe…trong quá trình đi du lịch. Việc phát triển các dịch vụ này không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch mà còn góp phần phát triển những ngành nghề kinh tế khác. Luật đã bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được hỗ trợ khi phát triển các dịch vụ du lịch liên quan, đặc biệt là các dịch vụ khai thác các giá trị truyền thống như nghệ thuật biểu diễn, làng nghề, y học cổ truyền, các môn thể thao dân tộc… phục vụ khách du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch này khi được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch sẽ được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

Về hướng dẫn viên du lịch

Nếu Luật Du lịch 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành thì Luật sửa đổi theo hướng quy định hướng dẫn viên  có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống [từ cử nhân xuống trung cấp].

Luật mới cũng sử dụng khái niệm “hướng dẫn viên tại điểm” thay thế cho khái niệm “thuyết minh viên”, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội-nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó, một số quy định mới như nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả các khách thay vì mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. bổ sung thêm nội dung quy định về Văn phòng xúc tiến du lịch và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm tạo ra một cơ hội mới cho ngành du lịch giúp nâng cao chất lượng du lịch.

Trong bối cảnh ngành du lịch khu vực và thế giới phát triển mạnh thì yêu cầu thay đổi của du lịch Việt Nam là cần thiết bởi dù điều kiện ngành du lịch nước ta sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhưng vẫn chưa thực sự tận dụng được lợi thế này. Luật Du lịch 2017 sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập đồng thời giúp công tác quản lý nhà nước về du lịch được hiệu quả đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và góp phần phát triển kinh tế trong nước, tạo bước phát triển mới cho ngành du lịch.

Video liên quan

Chủ Đề