Quần áo mất trật tự gọi là gì ngày xưa năm 2024

Cảnh sát phản ứng nhanh (Cảnh sát 113) là lực lượng thường trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113.

Quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 trong xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt được quy định tại Khoản 4, Điều 68, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Quyết định số 14045/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh.

Theo quyết định trên thì một trong những trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát 113 được quy định như sau: Thực hiện phương án, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự ở từng địa bàn công cộng; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và chủ động giải quyết các vụ, việc về an ninh, trật tự xảy ra ở địa bàn công cộng theo quy định.

Như vậy, hành vi tụ tập nhậu nhẹt, gây ồn ào lúc nửa đêm mà những người thanh niên kế bên nhà bạn gây ra đã gây mất trật tự địa bàn công cộng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và cộng đồng dân cư. Do đó, bạn hoàn toàn có thể gọi lực lượng Cảnh sát 113 đến giải quyết.

Không gian nhà trọ chật chội, cần điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe bởi một phòng gây ồn cả khu phải… chịu trận! - Ảnh: HỮU HẠNH

Phòng trọ thường là vách sát vách nhau, tường mỏng liền kề với không gian chật chội, nên việc một phòng gây ra sự ồn ã với âm thanh, tiếng động lớn thì các phòng trọ khác trong khu cũng đều phải... chịu trận!

1. Nếu bạn sống cạnh một phòng trọ và suốt ngày tụ tập ăn nhậu lu bù, rồi khi say xỉn thì đàn hát, la hét to, thậm chí đôi khi còn gây gổ đánh lộn nhau..., bạn sẽ thấy thế nào?

Tôi đã từng là "người trong cuộc" và phải chuyển chỗ trọ tới mấy lần do không chịu nổi tiếng ồn của phòng trọ hàng xóm. Họ thường tụ tập để nhậu nhẹt vào buổi tối và kéo dài cho tới tận khuya. Nhiều bữa nhậu tới tận 1-2 giờ sáng.

Người trong dãy trọ đều khó chịu, nhưng ai cũng ngại sang góp ý với phòng thường gây ồn ào đó. Cũng có vài lần tôi "mách" với chủ nhà trọ sống ở xa, nhưng chỉ được vài ngày tạm gọi là yên ổn, sau đó lại ồn ào, mất trật tự như cũ.

Thanh niên thi thoảng nhân có cuộc vui gì đó hay ngày nghỉ, ngày lễ... tụ tập tổ chức nhậu nhẹt, ăn uống là nhu cầu bình thường và không ai cấm. Nhưng cứ nhậu vào là lè nhè to tiếng, cãi vã, đánh lộn... làm ồn ã mất trật tự ảnh hưởng tới mọi người khác trong khu trọ thì không thể chấp nhận được.

Tôi từng chứng kiến một cuộc ẩu đả giữa các thành viên của hai phòng trọ ngay gần chỗ gia đình tôi sinh sống, nguyên nhân cũng xuất phát từ nhậu nhẹt! Hai anh sinh viên không ngủ được đã qua góp ý với hội nhậu nhà hàng xóm lớn tiếng quá nửa đêm và... đánh nhau.

Gần chục phòng trọ trong khu và những hộ dân sống xung quanh khu trọ đều phải thức giấc, qua can ngăn kịp thời, may không có đổ máu. Sau bữa đó, tôi thấy chủ nhà đã phải đuổi nhóm người hay nhậu nhẹt kia để thiết lập sự bình yên cho khu trọ...

2. Chuyện nhức óc ở phòng trọ là hát karaoke! Họ bật hát karaoke vào lúc nào tùy thích, với âm thanh thì to hết cỡ.

Người thân tôi, sinh viên, đang ở một khu trọ với 15 phòng, không có chủ sống cùng. Nhóm gần chục người lao động ở sát vách, hầu như ngày nào họ cũng hát. Nhiều bữa họ hát tới cả 12 giờ khuya, sao họ không nghĩ tới những người muốn ngủ sớm để sáng dậy đi làm đi học cũng khỏi ngủ luôn. Các bạn làm ồn có ý thức không?

Hỏi vì sao không sang góp ý lại được nghe: "Ai mà dám góp ý! Bao nhiêu vụ cũng chỉ vì nhắc nhở hàng xóm hát karaoke vặn nhỏ âm thanh mà sinh ra mâu thuẫn, thậm chí gây trọng án rồi. Vậy nên cứ im và chịu trận cho lành!". Và rồi chỉ còn cách chuyển chỗ ở.

3. Ngoài tiếng ồn do nhậu nhẹt, do hát karaoke thì có một thứ tiếng ồn trong các khu trọ từ lâu cũng là vấn đề đáng bàn, cần nói tới là tiếng nhạc quá lớn!

Phòng trọ có khoảng không gian chật hẹp, nên việc bật nhạc từ radio, tivi hay điện thoại di động chỉ với âm lượng nhỏ thôi cũng đủ nghe. Không ít người cứ thích mở hết cỡ, đấu vào loa thùng để "đập" rồi nghe cho... đã tai!

Rồi đến cả chuyện gọi video cho người thân ở quê, cà kê dê ngỗng đủ thứ chuyện hàng tiếng đồng hồ cũng rất phiền mọi người xung quanh cần nghỉ ngơi yên tĩnh.

Cuộc sống nhà trọ sẽ khó tránh khỏi những va chạm, mâu thuẫn phát sinh. Nhưng về tiếng ồn nơi xóm trọ, tôi nghĩ các chủ nhà trọ phải đề ra nội quy sinh hoạt, có cam kết không làm ồn, không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, mọi người cùng thực hiện.

Nếu người thuê thường xuyên gây ồn, không tiếp thu góp ý thì cần có giải pháp mời họ rời khu trọ.

Tôi mong chính quyền địa bàn, cơ quan chức năng cũng phải có biện pháp nhắc nhở và xử lý mạnh tay đối với các trường hợp thuê trọ nói riêng và hộ gia đình nói chung luôn gây ồn ào ở khu dân cư.