Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Khái niệm đô thị hóa là gì? Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.

  • Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa
  • Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.

Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước tổ chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư. Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Các khu vực chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp sẽ được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ hội phát triển trong tương lai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các nước phát triển [Hoa Kỳ, Úc, châu u..] có mức độ đô thị hóa khá cao, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển [Việt Nam]. Bên cạnh đó, phần lớn các nước đã phát triển đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.

2. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp, các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước, có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Lý giải:

– Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Quá trình độ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

– Từ thế kỉ II trước công nguyên, thành Cổ Loa [kinh đô nhà nước Âu Lạc] được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến một số đô tị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.

– Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII.

– Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hê thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.

– Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…

– Từ sau Cách mạng thán Tám năm 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

– Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ năm 1965 đến năm 1972 các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.

– Từ năm 1975 đến nay quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị [hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội] vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

– Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

3. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng gì đến kinh tế – xã hội?

Khi đã nắm được khái niệm đô thị hoá cũng như các đặc trưng của hiện tượng này rõ ràng tác động của đô thị hoá lên đời sống kinh tế – xã hội như sau:

Tác động tích cực

  • Đô thị hoá góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Đô thị hoá làm thay đổi cơ cấu lao động, tạo ra nhiều công việc cho người dân. Góp phần tăng thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • Đô thị hoá góp phần phát triển và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao.
  • Đô thị hoá tạo điều kiện mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  • Đô thị hoá góp phần tạo sức hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm vi trong và ngoài nước.
  • Đô thị hoá góp phần giải quyết bài toán thiếu việc làm cho nhân công lao động trên cả nước.
  • Những hoạt động trước kia chưa thực sự phát triển hoặc chưa khai thác hết tiềm năng sẽ được áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến nhất. Điều này nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ đó.
  • Đô thị hoá tạo động lực cho một thị trường kinh tế mở, các chủ đầu tư có sân chơi lớn hơn mà không bị phụ thuộc Nhà nước.
  • Đô thị hoá tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
  • Đô thị hoá góp phần gắn kết thế giới trong thời gian ngắn giữa thời đại công nghệ 4.0.

Tác động tiêu cực

  • Đô thị hóa ở nước ta hiện nay cũng làm xuất hiện tình trạng phân cấp giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.
  • Đô thị hóa khiến cho việc sản xuất ở những vùng nông thôn bị trì trệ do không có nhân lực, cũng như già hoá nhân lực,… Nguyên nhân đến từ việc nguồn lao động tay nghề cao đã chuyển đến các thành phố lớn để làm việc.
  • Đô thị hóa khiến cho các thành phố lớn phải chịu những áp lực nặng nề do thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng quá tải,… Điều này gây nên những bất ổn trong việc đảm bảo an ninh, dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?

Tình hình đô thị hóa ở nước ta hiện nay Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn diễn ra tại nhiều tỉnh thành khác. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã tăng từ 30,5% đến 40% chỉ trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020.

Quá trình đô thị hóa gây ra những hậu quả gì?

Bên cạnh những tác động tích cực, đô thị hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể: Thiếu nguồn lao động sản xuất, làm nông tại địa phương. Áp lực về việc quá tải dân số và thất nghiệp tại nhiều thành phố lớn. Ô nhiễm môi trường sống tại nhiều thành phố lớn.

Quá trình đô thị hóa tác động như thế nào đến Quán Cù nông thôn?

Bên cạnh đó, đô thị hóa làm cho sản xuất ở khu vực nông thôn bị đình trệ do người lao động chuyển đến thành thị. Không chỉ vậy, khu vực thành phố phải chịu áp lực quá tải cho cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội không đảm bảo, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội diễn ra tràn lan, ùn tắc giao thông….

Quá trình đô thị hóa ở nước ta bắt đầu từ khi nào?

Đô thị hoá, qua các con số Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị [tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%], đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị.

Chủ Đề