Qua thái độ đối với binh sĩ giúp em hiểu gì về nhân vật ta ?

Hịch tướng sĩ là bài hịch của Trần Quốc Tuấn viết để động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ trong cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông. Qua bài hịch tác giả cũng thể hiện được tình yêu nước sâu sắc, em hãy Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ. Các em hãy cùng tham khảo 3 đoạn văn mẫu dưới đây để có thêm những ý tưởng độc đáo cho bài viết của mình nhé.


Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ

Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ

1. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ, mẫu số1:

Bài Hịch tướng sĩ đã cho thấy tấm lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Đêm về thức trắng, nước mắt đầm đìa, xót xa vì thương con dân, vì căm phẫn quân thù, sẵn sàng phơi thân ngoài nội cỏ để giết chết lũ giặc ngạo mạn, đất nước được sạch bóng quân thù. Nước nhà đang lầm than, thấy cảnh binh sĩ bỏ bê theo những thú vui, ham mê thông thường ông không khỏi đau lòng. Trần Quốc Tuấn đã dùng lời lẽ nghiêm khắc của mình để phê bình, cảnh tỉnh binh sĩ, đồng thời bày tỏ sự chân thành thúc giục bình sĩ ra sức luyện tài, học tập Binh thư yếu lược để chuẩn bị tốt nhất cho việc chống giặc, cứu nước. Hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tấm lòng cao cả mãi là niềm tự hào của bao thế hệ Việt Nam về một người anh hùng của dân tộc.

2. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ, mẫu số2:

Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

3. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ, mẫu số3:

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

-------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-khoang-10-dong-phat-bieu-cam-nhan-ve-long-yeu-nuoc-cua-tran-quoc-tuan-duoc-the-hien-qua-bai-hich-tuong-si-58308n.aspx
Để thấy được tình yêu nước tha thiết của Trần Quốc Tuấn cũng như hào khí Đông A nhà Trần rõ nét trong Hịch tướng sĩ, bên cạnh 3 đoạn văn trên đây, các em có thể tìm đọc thêm:Phân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và hoàn cảnh ra đời của văn bản Hịch tướng sĩ, Cảm nhận về tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ, Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm.

Trong đoạn trích "Huống chi... vui lòng", Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ niềm đau xót của 1 vị chủ tướng yêu nước thương dân và căm phẫn trước sự hoành hành của quân giặc. Đầu tiên, trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra và vạch trần tội ác tày trời của giặc Mông Nguyên. Những hình ảnh được tác giả sử dụng như "đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng, đem thân dê chó mà bắt nạt, đòi ngọc lụa, lòng tham khôn cùng". Từ đây, tội ác của quân giặc đã được vạch trần và lên án sâu sắc. Tác giả còn dùng những hình ảnh vô cùng ấn tượng như "đem thịt mà nuôi hổ đói" khi nhắc đến việc triều đình ta đang phải kiêng nể và cung kính bọn giặc. Tương tự như việc cho hổ đói ăn thịt, chúng sẽ được nước mà lấn tới không biết bao nhiêu thịt cho đủ thì giặc xâm lược nước ta cũng vậy. Vì nước ta yếu thế nên phải cung kính và hạ mình dưới chân bọn giặc ngoại xâm. Hậu quả là, chúng sẽ càng được nước lấn tới mà hạch sách và xâm chiếm nước ta dù sớm dù muộc nếu chúng ta cứ nhân nhượng. Hình ảnh giàu sức biểu cảm này giống như 1 lời cảnh báo, đã vạch trần hậu quả có thể gây ra nước mất nhà tan nếu như chúng ta cứ nhân nhượng và hạ mình dưới chân bọn giặc. Thứ hai, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Chao ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.

*** câu cảm thán được in đậm

Trong Hịch tướng sỹ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ tình yêu nước cùng thái độ căm ghét giặc của mình qua đoạn trích "Huống chi...vui lòng". Thật vậy, đoạn trích đã bày tỏ niềm đau xót của 1 vị chủ tướng yêu nước thương dân và căm phẫn trước sự hoành hành của quân giặc. Đầu tiên, Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra và vạch trần tội ác tày trời của giặc Mông Nguyên. Những hình ảnh được tác giả sử dụng như "đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng, đem thân dê chó mà bắt nạt, đòi ngọc lụa, lòng tham khôn cùng". Từ đây, tội ác của quân giặc đã được vạch trần và lên án sâu sắc. Tác giả còn dùng những hình ảnh vô cùng ấn tượng như "đem thịt mà nuôi hổ đói" khi nhắc đến việc triều đình ta đang phải kiêng nể và cung kính bọn giặc. Tương tự như việc cho hổ đói ăn thịt, chúng sẽ được nước mà lấn tới không biết bao nhiêu thịt cho đủ thì giặc xâm lược nước ta cũng vậy. Vì nước ta yếu thế nên phải cung kính và hạ mình dưới chân bọn giặc ngoại xâm. Hậu quả là, chúng sẽ càng được nước lấn tới mà hạch sách và xâm chiếm nước ta dù sớm dù muộc nếu chúng ta cứ nhân nhượng. Hình ảnh giàu sức biểu cảm này giống như 1 lời cảnh báo, đã vạch trần hậu quả có thể gây ra nước mất nhà tan nếu như chúng ta cứ nhân nhượng và hạ mình dưới chân bọn giặc. Thứ hai, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Chao ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.