Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan địa phương hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tuyến đường vận chuyển.

Cụ thể, hướng dẫn doanh nghiệp chủ động đăng ký tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh thông qua việc khai báo chỉ tiêu “tuyến đường” tại số thứ tự 7.27 Mẫu số 07 – Tờ khai vận chuyển độc lập, Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trên cơ sở tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh do người khai hải quan đăng ký thông qua khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập, chi cục hải quan nơi tiếp nhận tờ khai thực hiện kiểm tra, xem xét và phê duyệt. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh do người khai hải quan khai báo phải đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định.

Nguồn: Báo Hải quan

THÔNG TIN THAM KHẢO:

[1] Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

[2] Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

- Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

- Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

- Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

1. Thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.

1.1 Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập

  1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan theo quy định;
  1. Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa quá cảnh;
  1. Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao.

1.2 Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất

  1. Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan;
  1. Kiểm tra chứng từ quá cảnh đã có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đối với trường hợp quá cảnh theo quy định tại các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;
  1. Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để làm thủ tục xuất cảnh.

1.3 Giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh

  1. Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan, trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa;
  1. Hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng - xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
  1. Hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan;
  1. Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.

2. Thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển

Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển, sau đó được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này; không được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển được đưa ra nước ngoài toàn bộ hoặc từng phần của lô hàng đã chuyển vào cảng.

Hàng hóa trung chuyển phải được thông báo với cơ quan hải quan, chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa trung chuyển chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định

Chủ Đề