Phương pháp điều chế dung dịch thuốc

Phương pháp điều chế dung dịch thuốc

1.3 DUNG DỊCH THUỐC

Solutiones

Định nghĩa

Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan trong một dung môi hay hỗn hợp dung môi thích hợp.
Tính chất : Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau.
Các dược chất trong dung dịch thường ít ổn định về mặt hóa học so với dạng rắn.
Các dung dịch thuốc thường cần bao bi lớn và có dung tích lớn hơn so với dạng thuốc rắn.
Phân loại: Có thể phân loại dung dịch thuốc theo hai cách sau đây.
Phân loại theo đường sử dụng như:
Dung dịch thuốc uống: Các dạng thuốc dùng được uống, bao gồm cả sirô thuốc (qui định tại Phụ lục 1.4).
Dung dịch thuốc dùng tại chỗ: Thuốc dùng ngoài da, thuốc nhỏ mắt (qui định tại Phụ lục 1.14), thuốc nhỏ mũi (qui định tại Phụ lục 1.15), thuốc nhỏ tai (qui định tại Phụ lục 1.16). Dung dịch thuốc tiêm được qui định riêng trong chuyên luận Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền (Phụ lục 1.19).
Dung dịch thuốc khí dung qui định tại Phụ lục 1.18; dung dịch thuốc hít qui định tại Phụ lục 1.17.
Phân loại theo hệ dung môi và chất tan, ví dụ: Rượu thuốc (qui định tại Phụ lục 1.22), cồn thuốc (qui định tại Phụ lục 1.2), cồn ngọt, nước thơm.

Phương pháp điều chế

Dung dịch thuốc thường được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào trong dung môi.

Với một số dung dịch thuốc uống có thể điều chế bằng cách pha loãng dung dịch đậm đặc hoặc hòa tan bột hoặc cốm thuốc, thuốc viên vào dung môi thích hợp. Dung môi dùng để pha chế dung dịch thuốc được lựa chọn dựa trên tính chất của dược chất và đường dùng đồng thời phải mang lại tính chất cảm quan phù hợp với yêu cầu của chế phẩm.

Có thể cho thêm các chất bảo quản kháng vi khuẩn, nấm mốc, chất chống oxy hóa và các tá dược khác như chất làm tăng độ tan, chất làm ngọt hay tạo mùi vị, tạo màu…

Yêu cầu chất lượng

Tinh chất: Khi quan sát bằng mắt thường, dung dịch phải trong, có thể có màu hoặc không màu.
Yêu cầu về pH, định tính, định lượng, sai số thể tích và các yêu cầu kỹ thuật khác: Phải đạt yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo chuyên luận riêng.

Bảo quản

Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đổi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc.

You're Reading a Free Preview
Pages 7 to 18 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 22 is not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 26 to 34 are not shown in this preview.

1. ĐẠI CƯƠNG VỂ DUNG DỊCH THUỐC1.1 Định nghĩaDung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt, chứa một hoặc nhiều dược chất hoà tan trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi.1.2 Ưu, nhược điểmƯu điểm:Dung dịch thuốc là dạng thuốc được dùng nhiều trong điều trị, là dạng thuốc thích hợp với trẻ em và người cao tuổi do uống dung dịch thuốcdễ nuốt hơn khi uống viên nén hay viên nang cứng.Uống dung dịch thuốc có tác dụng nhanh hơn so với uống cùng liều dạng thuốc viên. Vì khi uống dùng dịch thuốc, dược chất được hấp thungay từ dung dịch không phải qua quá trình giải phóng và hoà tan dược chất như khi uống thuốc viên.- Một số dược chất (kali clorid, natri bromid, aspirin...) khi uống dạng dung dịch ít kích ứng niêm mạc hơn khi dùng dưới d ạng thuốc rắn dothuốc được pha loãng ngay vào dịch tiêu hoá và dễ khuếch tán trên diện rộng bề mặt niêm mạc.- Dung dịch thuốc là một hệ đồng nhất nên việc chia liều chính xác, hơn khi chia liều hỗn dịch thuốc. Nhược điểm:Khi bào chế thành dung dịch, được chất thường kém ổn định hơn khi bào chế à dạng thuốc rắn.Nói chung, các dung địch thuốc là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật nên dung dịch thuốc dễ bịnhiễm khuẩn, gây hỏng thuốc và không đảm bảo an toàn khi sử dụng.Với dược chất có vị khó chịu khi pha thành dung dịch thuốc, vị khó chịu thường mạnh hơn khi bào chế ở dạng thuốcrắn.Khi sử dụng dung dịch thuốc, cần phải có thêm dụng cụ để chia liều (thìa cafe, thìa canh, cốc đong...) và người bệnh tựchia liều theo hướng dẫn vì thế việc chia liều kém chính xác hơn so với các dạng thuốc đã phân liều.Các dung dịch thuốc thường được đóng trong chai, lọ có thể tích cổng kềnh, dễ vỡ nên bảo quản và vận chuyển khókhăn hơn so với các dạng thuốc rắn. 3. Phân loạiCó nhiều cách phân loại các đung dịch thuốc:3.1. Theo đường dùng thuốc- Dung dịch dùng trong: dung dịch thuốc uống, dung địch thuốc tiêm.- Dung dịch dàng ngoài: dung dịch bôi, xoa, đắp trên da hay niêm mạc, dung dịch súc miệng, dung dịch nhỏ mắt,dung dịch nhỏ mũi, dung dịch nhỏ tai, dung dịch thụt, dung dịch rửa...Trong chương này chỉ trìmh bày về các dung dịch thuốc uống và dùng ngoài- Các dung dịch thuốc tiêm và dungdịch nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn sẽ được trình bày riêng trong chương 5 và chương 6. 3.2 Theo bản chất đung môi dùng pha dung dịch thuốcCó các loại dung dịch:-Dung dịch nước (dung môi là nước).-Dung dịch dầu (dung môi là dầu).-Dung dịch cồn (dung môi là ethanol).-Dung dịch glycerin (dung môi là glycerin).3.3 Theo cấu trúc hóa lý của dung dịch-Dung dịch thật: chất tan hoà tan hoàn toàn trong dung môi dưới dạng các phân tử hay ion.-Dung dịch keo: là những chế phẩm được điều chế bằng cách phân tán một chất keo vào nước như dung dịchargyrol, dung dịch protargonr dung dịch ichthyol...-Dung dịch cao phân tử: chất tan là các hợp chất cao phân tử như gelatin, methylcellulose... Tuỳ theo nồng độvà nhiệt độ mà các dung dịch cao phân tử ở thể lỏng hoặc thể gel. 3.4 Theo tên gọi quy ướcTrong bào chế, những dung dịch thuốc có thành phần đặc trưng tương tự nhau được xếp chung thành từngnhóm thuốc có tên gọi quy ưác là potio, elixir, thuốc nước chanh và sứo thuốc:Potio:Potio là dạng thuốc nước có vị ngọt chứa một hay nhiều dược chất, thường pha chế theo đơn, dùng uôhg từngthìa.Potio có hàm lượng đường thấp khoảng 10 - 15 %, là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho sự xâm nhập vàphát triển của các vi sinh vật. Do đó, các potio thường pha và dùng ngay.-Hiện nay, nhờ sử dụng các chất bảo quản khác nhau, những dung dịch thuốc uống có hàm lượng đuờng thấpcũng được sản xuất và lưu thông với hạn dòng 24 tháng hoặc lâu hơn. Elixir:Ehxir là những chế phẩm cồn thuốc ngọt, chứa một hay nhiều dược chất và có hàm lượng cao các alcol nhưethanol, propylen glycol và glycerin.Khác với potio do trong thành phần elixir có tỷ lệ alcol có tác dụng bảo quản nên các chế phẩm elixir khá ổnđịnh, khó bị nhiễm vi sinh vậtThuốc nước chanh:Thuốc nước chanh là những dung dịch có vị chua - ngọt, được làm thơm và đôi khi có CO2 uống để giải kháthoặc để chữa bệnh.Thuốc nước chanh rất dễ bị nhiễm vi sinh vật và mất CO2 rất nhanh. Vì thế thuốc nước chanh hiện đã đượcthay thế bằng các chế phẩm thuốc sủi bọt (bột, cốm hay viên sủi bọt), khi dùng mới pha trong nước thành dungdịch uống. Siro thuốc:Siro thuốc là dung dịch đậm đặc của đường trong nước (hàm lượng đường khoảng 56 - 64%) có chứa các dược chấthoặc các dịch chiết từ dược liệu và các chất thơm dùng để uống.Vị ngọt của đường trong siro thuốc có thể át được vị khó chịu của một số dược chất và do hàm lượng đường rất caonên hạn chế được sự phát triển của các vi sinh vật trong quá trình bảo quản siro thuốc.4. Độ tan của chất tanĐộ tan của chất tan trong một dung môi ở điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định là tỷ số giữa lượng chất tan và lượngdung môi của dung dịch bão hoà chất tan đó trong dung môi đã cho khi quá trình hoà tan đạt đến trạng thái cânbằng.Độ tan của một dược chất được biểu thị bằng lượng tối thiểu số mililit dung môi cần thiết để làm tan một gam củadược chất đó. Theo Dược điển Việt Nam 3 (2002), độ tan được biểu thị như sau: Bảng 4.1. Cách gọi quy ước về độ tan của dược chất theo DĐVN 3Độ tan của một chất tan trong các dung mỏi khác nhau rất khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của chất tan và củadung môi.Trong bào chế dung dịch thuốc cần phải biết về độ tan của dược chất và các chất dùng pha dung dịch để có thể áp dụngnhững kỹ thuật bào chế thích hợp khi bào chế các dung dịch thuốc có dược chất và tá dược ít tan trong dung môi. II. THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐCCác dung địch thuốc thường kém bền vững, dễ bị biến chất do những biến đổi nội tại trong dung dịch và do những tác độngbất lợi từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, vi sinh vật... đán thuốc trong quá trình bảo quản. Các dung dịchthuốc bị biến chất có thể do những thay đổi vật lý (hoá muối, đồng vón, hấp phụ,...), hoá học (thuỷ phân, oxy hoá, quanghoá, tạo phức...) hay sinh học (biến chất do thuốc bị nhiễm các vi sinh vật).Khi dung dịch bị biến chất có thể nhận biết được qua những thay đổi cảm quan của dung dịch như vẩn đục, kết tủa, biếnmàu,... Nhưng cũng có khi sự biến chất của dung dịch thuốc không có biểu hiện thay đổi gì về cảm quan mà chỉ có thể nhậnbiết bằng các phương pháp phân tích thích hợp.Để ổn định các dung dịch thuốc, nâng cao tuổi thọ của chế phẩm, trong thành phần của dung dịch thuốc phải có dược chất,tá dược (dung môi, các chất phụ trợ khác nhau) và bao bì thích hợp với từng chế phẩm thuốc. 1. Dược chấtDược chất đùng để pha chế các dung dịch thuốc rất đa dạng về nguồn gốc và tác dụng được lý.Dược chất dùng trong bào chế thuốc phải đạt chỉ tiêu chất lượng như đã ghi trong tiêu chuẩn của dược chất đó (hoặc làđạt tiêu chuẩn Dược điển hoặc là đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất).Khi pha dung dịch thuốc, dược chất phải tan hoàn toàn trong dung môi hoặc hỗn hợp dung môi, vì vậy phải biết được độtan của dược chất. Nếu dược chất ít tan trong dung môi thì cần áp dụng các biện pháp hoà tan thích hợp để pha dungdịch.2. Tá dược2.1 Dung môiDung môi là những chất lỏng thường chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần dung dịch thuốc. Các dung môi thường dùng đểbào chế các dung dịch thuốc là: nước, ethanol, propylen glycol, glycerin, dầu thực vật, đầu parafin... 2.1.1 NướcNước là dung môi thông dụng nhất để pha chế các dung địch thuốc do nước có khả năng hoà tan nhiều chấtphân cực.Để pha chế các dung dịch thuốc uống và dung dịch dùng ngoài có thể dùng nước chín (nước đạt tiêu chuẩnnước sinh hoạt mới đun sôi để nguội), nước cất hay nước khử khoáng đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam3 (kỹ thuật điều chế nước cất và nước khử khoáng xem chương 3).Trong bào chế, còn dùng nước thơm để pha dung dịch thuốc khi dược chất có mùi khó chịu. Nước thơm lànước bão hoà tinh dầu được điều chế bằng cách cất kéo dược liệu hoặc bằng cách hoà tan tinh dầu trong nước.Nước thơm không có tác dụng dược lý, trừ nước thơm lá đào, nước thơm hạnh nhân đắng. Nước thơm đượcđiều chế bằng cách: