Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lĩnh vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ

Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng:

- Trong công nghiệp:

+ Tăng cường phát triển công nghiệp năng lượng, đáp ứng nguồn điện và nhu cầu sản xuất công nghiệp của vùng.

+ Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Chú trọng bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch – tiềm năng của vùng.

- Trong dịch vụ:

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

+ Tập trung đầu tư khai thác các thế mạnh về du lịch, thương mại, hàng hải…

- Trong nông lâm nghiệp:

+ Chú trọng vấn đề thủy lợi để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng vào mùa khô.

+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư về giống cây mới có năng suất cao, áp dụng tiến bộ khoa học để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

+ Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông để tránh mất nước, phục hồi phát triển rừng ngập mặn, vườn quốc gia…

- Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Tiếp tục đầu tư khai thác dầu khí kết hợp phát triển công nghiệp lọc hóa dầu,dịch vụ khai thác dầu khí..để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị của tài nguyên dầu mỏ, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, thúc đẩy sự phát triển và phân hóa lãnh thổ của vùng.

+ Chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

Hiện nay, trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất .

- Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là: việc nâng cao hiệu quả kthác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học-công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực TN, KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ MT].

 Công nghiệpDịch vụNông – lâm nghiệpKinh tế biển
Biện pháp

- Tăng cường cơ sơ hạ tầng

- Cải thiện cơ sở năng lượng

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Xây dựng các công trình thủy lợi

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

- Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia

Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT
Kết quả

- Phát triển nhiều ngành côngnghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao

- Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,…

- Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.

Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước

- Dự án Phước Hoà cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ

- Là vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước

- Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, …

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển

- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu

- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng, cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí

Hình 39.Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc – hóa dầu.

B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

C. tăng cường cơ sở năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.

D. hiện đại hóa tam giác tăng trưởng công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu.

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. Kiến thức trọng tâm

1. Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ

- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp: hướng khai thác theo chiều sâu; nguyên nhân.

- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp: hướng khai thác theo chiều sâu; nguyên nhân.

2. Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường.

- Lí do phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.

- Lí do phải bảo vệ môi trường biển ở Đông Nam Bộ.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Nêu khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng ĐNB.
Gợi ý trả lời:

1. Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng ĐNB: - Vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước. Cơ cấu ngành CN đa dạng, nhiều ngành CN trẻ, có bước phát triển cao [CN điện tử, CN dầu khí.... ] - Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN: * Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng: + Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Đọc tên nhà máy theo Atlat trang 22 hoặc 29 + Phát triển các nhà máy điện tuốc - bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức + Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Phát triển mạng lưới tải điện. Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm [TP.HCM] có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. * Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là GTVT - TTLL. * Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. * Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.

Câu

2: Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ‎ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển  nông nghiệp của vùng ĐNB.
Gợi ý trả lời:

Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng: - ĐNB có khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng. - Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng [Tây Ninh] lớn nhất cả nước đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa [BD, BP] cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. - Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT - TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng…

Câu

3: Chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng ĐNB. Nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
Gợi ý trả lời:

a/ Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp KT biển: - Vùng biển và bờ biển có điều kiện phát triển tổng hợp các ngành KT biển: Khai thác tài nguyên khoáng sản và sinh vật, du lịch biển, giao thông biển - Khai thác dầu khí với qui mô lớn đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của vùng - Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng, thu hút đầu tư nước ngoài b/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa: - Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí-điện-đạm Phú Mỹ. - Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. - Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT. - Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu. - Cần chú ý giải quyết các vấn đề về ô nhiệm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

Câu

4:  Trình bày tình hình khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở  Đông Nam Bộ.

Gợi ý trả lời:

* Trong công nghiệp:

- Thực trạng phát triển:

          + Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước.

          + Giải quyết tốt vấn đề năng lượng: thủy điện Trị An, Thác Mơ, nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa-Vùng Tàu, đường dây cao áp 500KV đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng.

          + Phát triển các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy…

          + Hình thành và phát triển các khu CN, khu chế xuất.

- Hướng hoàn thiện;

          + Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, và cơ sở năng lượng.

          + Xây dựng cơ cấu CN đa dạng, mở rộng thu hút đầu tư.

          + Quan tâm đến môi trường, phát triển CN tránh tổn hại đến du lịch.

* Trong dịch vụ:

- Thực trạng:

          + Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng dịch vụ.

          + Phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

- Hướng phát triển:

          + Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

          + Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, chú trọng thu hút đầu tư.

* Trong nông-lâm nghiệp;

- Thực trạng:

          + Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu: chương trình thủy lợi Dầu Tiếng lớn nhất nước.

          + Phát triển cây cao su giống mới, kỹ thuật mới.

          + Hình thành các vùng sản xuất cà phê, tiêu, điều và cây CN ngắn ngày.

- Hướng phát triển:

          + Dự án xây dựng thêm công trình thủy lợi Phước Hòa ® giải quyết nước cho mùa khô.

          + Thay đổi cơ cấu cây trồng, giống mới.

          + Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn và các vườn quốc gia.

* Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Thực trạng;

           + Có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch biển.

           + Khai thác dầu khí có qui mô lớn, sản lượng tăng nhanh.

           + Phát triển các ngành CN lọc dầu, hóa dầu và dịch vụ khai thác dầu khí.

          + Ngành thủy sản phát triển mạnh, cảng Sài Gòn… du lịch Vũng Tàu.

- Hướng phát triển:

            + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

           + Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, vận chuyển dầu khí.

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

Video liên quan

Chủ Đề