Phthalate trong mỹ phẩm là gì?

Phthalate là nhóm các ester của acid phthalic đa dạng về phân loại và đặc tính. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm, phthalate được sử dụng như dung môi, chất hóa dẻo, chất tạo màng phim, denaturant, odor masker và dưỡng tóc.

Những năm gần đây, chúng ta vẫn thấy Dibutyl Phthalate trong nước sơn móng tay bóng [chống gãy móng] hoặc Dimethyl Phthalate [DMP trong keo xịt tóc [chống khô xơ]. Ngoài ra, các dụng cụ nhựa chứa mỹ phẩm cũng là nguồn chính sinh ra phthalate. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn DMP và Diethyl Phthalate [DEP] được cho phép sử dụng trong mỹ phẩm, những thành viên khác trong họ này đều được chứng minh là không an toàn và cấm sử dụng.

DEP gần như không mùi, được sử dụng như dung môi và chất định hình cho nước hoa. Những chất có thể thay thế cho DEP dùng nhiều nhất là Dipropylen Glycol và Isopropyl Myristate. Ngoài ra, DEP còn được xem là tác nhân denaturant thường thấy trong SDA Alcohol 39.

Silicone

Khác với Paraben hoặc Phthalate, Silicone là một đại gia đình gồm những hợp chất tạo thành từ Si và O, và hệ quả là Silicone rất đa dạng về cấu trúc cũng như đặc tính và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bài viết chủ yếu tập trung vào hai loại silicone thường bị “lên án” trong mỹ phẩm là Dimethicone và Cyclopentasiloxane.

Dimethicone là hợp chất đơn giản nhất trong nhóm, với các gốc methyl được gắn vào nguyên tử Si xen kẽ với nguyên tử O tạo thành mạch thẳng dài, được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân từ những năm 1950 và ngày càng trở nên phổ biến vì tính kinh tế.

Dimethicone là những hợp chất trơ, không mùi với độ nhớt đa dạng tùy theo yêu cầu. Dimethicone có độ nhớt thấp đến trung bình [5 – 1.000 cst] được dùng trong sản phẩm chăm sóc da với vai trò làm đầy các rãnh và nếp nhăn không đều màu, tạo thành lớp bao phủ ngoài da và giữ ẩm. Dimethicone độ nhớt cao [60.000 – 100.000 cst] được dùng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, giúp làm mềm tóc, tạo độ bóng mượt và dễ chải.

Vậy vấn đề của Dimethicone ở đây là gì? Dimethicone là một thành phần an toàn nhưng lại có độ tan rất kém trong nước, dễ gây ra hiện tượng vón cục, lắng đọng lại trên tóc tạo cảm giác nặng nề và bết dính, để loại bỏ Dimethicone trên tóc chỉ còn cách dùng những dầu gội chứa sulfate nồng độ cao làm tóc bị hư tổn và mất nước. Trong các sản phẩm chăm sóc da, Dimethicone theo ghi nhận thì rất dễ vón cục và gây tình trạng bít tắc, sinh ra mụn ẩn và mụn đầu đen. Hơn nữa, Dimethicone ngăn cản các mỹ phẩm khác tiếp xúc được với da. Ngoài ra, Dimethicone rất khó bị phân hủy sinh học và nguy hại cho môi trường.

Cyclopentasiloxane [D5] là chuỗi 5 đơn vị Dimethicone, trong đó đơn vị 1 và 5 liên kết lại với nhau tạo cấu trúc vòng. Ưu điểm tuyệt vời nhất của Dimethicone là có nhiệt độ bay hơi thấp, khi thoa lên da tạo cảm giác khô thoáng và dễ chịu cho người dùng, đồng thời D5 là chất giữ ẩm có sức căng bề mặt thấp, lan nhanh và giúp nhũ tương phân bố đồng nhất trên da, thường được dùng trong những sản phẩm wash-off với nồng độ ít hơn 0,1%. Phối hợp một lượng nhỏ alkyl Silicone với dầu tự nhiên [như behenyl dimethicone tan trong dầu đậu nành và đạt nồng độ micelle tới hạn ở 4% và tạo gel cho dầu] cũng cho được hiệu quả tương tự.

Chất thay thế Silicone

Một vài dẫn xuất của Silicone tan rất tốt trong nước nhưng ít nhược điểm hơn Dimethicone, nổi bật nhất là Dimethicone Copolyol. Đây là nhóm những hoạt chất được phân loại dựa theo tỉ lệ mol của ethylene dioxid và propylen oxid trong phân tử. Điển hình là Bis-PEG/PPG-14/14 Dimethicone có cấu tạo gồm Dimethicone với 2 đầu là những chuỗi dài gồm 14 đơn vị ethylen oxid và 14 đơn vị propylen oxid. Nhược điểm lớn nhất là nhóm chất thay thế này khá đắt tiền.

Chất thay thế Silicone-free

Hợp chất Dimethicone có thể được thay thế bằng các hỗn hợp sau: Coco-Caprylate/Caprate hoặc Butylen glycol Dicaprylate/Dicaprate. Một nhóm khác cũng có đặc tính tương tự như Silicone là Alkan, trong đó điển hình nhất là Coconut Alkan. Ở những sản phẩm chăm sóc tóc, Dimethicone có thể được thay bằng những thành phần tạo màng phim như C12-15 Alkyl Benzoate Isopropyl Myristate hoặc PPG-3 Benzyl Ether Myristate. Hỗn hợp các chất Diheptyl Succinate, Capryloyl Glycerin và Acid Sebaic Copolymer với những tỉ lệ khác nhau cũng mô phỏng được các mức độ nhớt khác nhau của Dimethicone.

Bạn có thể đã nghe nói về paraben, SLS, phthalate vì nhiều thương hiệu mỹ phẩm làm đẹp đang tích cực loại bỏ chúng khỏi các sản phẩm của họ, nhưng có thể bạn không rõ lắm lý do tại sao họ lại làm như vậy. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét paraben, SLS, phthalate là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào và cách bạn có thể tránh sử dụng chúng. 

 

Paraben là gì? 

Parabens là một chất bảo quản đã được sử dụng từ những năm 1950 để kéo dài thời hạn sử dụng của mọi thứ, từ thực phẩm, dược phẩm đến các sản phẩm chăm sóc da và tóc. 

Chúng ta cần chất bảo quản trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp để giữ cho chúng được sử dụng lâu hơn. Ví dụ như sử dụng kem dưỡng da, khi chúng ta nhúng ngón tay vào kem thì một lượng vi trùng từ tay xâm nhập vào và chúng có thể dễ dàng sinh sôi, nảy nở trong đó. Kết hợp với hàm lượng nước cao và ấm của phòng tắm, mỹ phẩm sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ nếu nó không có chất bảo quản.

Bằng cách thêm paraben vào, các nhà sản xuất có thể đảm bảo thời hạn sử dụng của sản phẩm vì paraben giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển theo thời gian.

Paraben có nguy hiểm không?

Hiện tại thì FDA không quy định việc sử dụng paraben trong mỹ phẩm. Giống như các thành phần mỹ phẩm khác tuân theo Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm thì chúng không cần sự chấp thuận của FDA trước khi đưa ra thị trường. Theo trang web của FDA, "Các nhà khoa học của FDA tiếp tục xem xét các nghiên cứu đã được công bố về tính an toàn của paraben. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa có thông tin cho thấy paraben được sử dụng trong mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không".

Tức là, hiện tại chúng ta chưa thấy rõ mức độ nguy hại của paraben nhưng chúng ta đã biết paraben có thể phá vỡ các chức năng của hệ thống nội tiết bằng cách bắt chước estrogen, gây cản trở quá trình sản xuất hormone thường xuyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể dẫn đến các biến chứng về sinh sản.

Một bài báo nghiên cứu năm 2004 cho thấy paraben có thể đi qua da và vào cơ thể bạn. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để kết luận rằng paraben gây tăng nguy cơ ung thư.

Các nhà nghiên cứu biển cũng đã báo cáo mối liên hệ nguy hiểm của paraben và môi trường như paraben trong kem chống nắng hóa học có thể làm hỏng các rạn san hô [Hawaii gần đây đã cấm sử dụng kem chống nắng hóa học]. Ngoài ra, paraben đã được tìm thấy trong mô của động vật biển, bao gồm cả cá heo.

Thành ra, nếu có thể tránh được paraben thì chúng ta nên làm. Lợi ích của việc có thể giữ các sản phẩm làm đẹp của bạn trong tủ phòng tắm trong nhiều tháng sẽ không thể so được với việc paraben có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

 

Hạn chế sử dụng paraben

Cách tốt nhất để tránh paraben trong mỹ phẩm của bạn [bao gồm cả các sản phẩm chăm sóc da và tóc] là kiểm tra thông tin trên nhãn của sản phẩm bạn đang mua. Một số loại ghi rõ là No Paraben hoặc Paraben Free, hoặc nếu không có thì bạn hãy xem thành phần của sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tìm kiếm 'paraben' trong danh sách thành phần sẽ đơn giản như vậy, nhưng bạn hãy chú ý là tên của chúng sẽ luôn kết thúc bằng từ 'paraben'. Ví dụ như một số paraben phổ biến nhất có thể được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp là methylparaben, propylparaben, ethylparaben và butylparaben. Bằng cách tránh các sản phẩm có chứa những chất này, bạn có thể tự tin rằng mình đang tránh được bất kỳ tác dụng phụ nào mà chúng có thể mang lại.

Một số sản phẩm không sử dụng paraben mà thay thế bằng các chất bảo quản tự nhiên như chiết xuất từ hạt bưởi, Axit Salicylic [BHA], Axit sorbic [vitamin C] hoặc Benzyl alcohol. Điều này làm cho sản phẩm vẫn duy trì được thời hạn sử dụng và tránh được sự nguy hại của paraben.

 

SLS là gì?

SLS [Sodium Lauryl Sulfate], SLES [Sodium Laureth Sulfate] và ALS [Ammonium Laurel Sulfate] là những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội đầu, thuốc đánh răng, nước súc miệng, sữa tắm, xà phòng và chất tẩy rửa.

SLS là chất tẩy rửa và là chất hoạt động bề mặt. Về cơ bản, điều này có nghĩa là nó phá vỡ sức căng bề mặt và phân tách các phân tử để cho phép tương tác tốt hơn giữa sản phẩm và tóc hoặc da của bạn. Quá trình này tạo ra bọt và làm cho các sản phẩm như dầu gội đầu và kem đánh răng tẩy rửa hiệu quả hơn. SLS - Sodium Lauryl Sulfate rất hiệu quả và rẻ đến mức nó được tìm thấy trong một số chất tẩy rửa công nghiệp như chất tẩy dầu mỡ động cơ và chất tẩy rửa công nghiệp.

SLS cũng được sử dụng rộng rãi như một chất gây kích ứng da khi thử nghiệm các sản phẩm được sử dụng để chữa lành các tình trạng da. Nếu bạn bị chàm hoặc bất kỳ tình trạng da khô nào khác, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện chỉ bằng cách tránh sử dụng SLS.

SLS có hại không?

Các đánh giá về thành phần mỹ phẩm [CIR - The Cosmetic Ingredient Review] đã phê duyệt SLS và SLES an toàn để sử dụng, tuy nhiên, điều đó đi kèm với một số lưu ý:

- Sodium lauryl sulfate [SLS] có khả năng gây hại cho da và tóc. Chất này làm sạch bằng cách ăn mòn, đồng nghĩa với việc nó sẽ làm khô da và gây kích ứng bằng cách loại bỏ các chất béo bảo vệ khỏi bề mặt da, vô hiệu hóa tính năng tự cân bằng độ ẩm của làn da. Nhiều người sống chung với các tình trạng da nhạy cảm như chàm hoặc vẩy nến chọn sử dụng các sản phẩm không chứa SLS hoặc các thành phần tổng hợp khác vì họ tin rằng chúng tốt cho làn da của họ.

- SLS có khả năng gây kích ứng mắt và da, đặc biệt nếu nó không được pha chế đúng công thức hoặc lưu lại trên da trong thời gian dài.

Tránh sử dụng SLS

Bạn có thể tìm thấy các loại sữa tắm, xà phòng không chứa SLS và nhiều sản phẩm làm đẹp khác sử dụng các tác nhân khác nhau để tạo bọt và làm sạch da của bạn.

Nhiều người cũng chọn sử dụng các sản phẩm tự nhiên vì chúng cũng hiệu quả như những sản phẩm có chứa các thành phần nhân tạo đó và đi kèm với những lợi ích độc đáo của riêng chúng.

  • Tốt hơn cho da nhạy cảm vì chúng không chứa màu hoặc hương thơm nhân tạo.
  • Ngửi tốt hơn vì chúng sử dụng mùi hương tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
  • Chứa chất bảo quản tự nhiên chứ không phải chất nhân tạo như paraben.

 

Các sản phẩm của Manuka Doctor không chứa Parabens, SLS và phthalates.

 

Phthalates là gì?

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nhựa, chẳng hạn như đồ chơi và sàn nhựa vinyl, để làm cho chúng dẻo hơn và khó vỡ hơn. Phthalates cũng hoạt động như một chất liên kết hoặc chất dung môi.

Phthalates còn được gọi là chất làm dẻo [plasticizers], chúng được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm và lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1920 với vai trò là một chất phụ gia trong polyvinyl clorua [PVC] và một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như thuốc chống côn trùng.

Trong mỹ phẩm, Phthalates giúp mang lại cho chúng một kết cấu đáng mơ ước hơn. Ví dụ, chúng giúp kem dưỡng da bám vào da lâu hơn và tạo cảm giác cứng cáp cho keo xịt tóc.

Tác động của phthalates

Các nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [US.CDC] đã phát hiện ra phthalate hiện diện trong phần lớn dân số, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Phthalate được cho là ngấm vào các sản phẩm thực phẩm thông qua nhựa có trong bao bì thực phẩm và trong các cơ sở sản xuất. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington cho biết vào năm 2013, Phthalates đã được tìm thấy trong thực phẩm, đặc biệt là trong sữa và gia vị.

Phthalates có trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, nước hoa, sơn móng tay, keo xịt tóc, băng vệ sinh, ...

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về tác động của phthalate đối với con người, nhưng chúng được cho là có tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển và sinh sản, bao gồm giảm số lượng tinh trùng, gây vô sinh, tăng nguy cơ ung thư vú và thậm chí sẩy thai.

Làm thế nào để tránh phthalates trong mỹ phẩm?

Cũng giống như paraben và SLS, cách tốt nhất để tránh mỹ phẩm có chứa phthalates là đọc nhãn thành phần thật cẩn thận. Tất cả các phthalate sẽ có từ 'phthalate', chẳng hạn như dibutyl phthalate hoặc diethyl phthalate, vì vậy chúng rất dễ phát hiện.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc da và tóc có ghi thành phần 'hương thơm'. Điều này là do các nhà sản xuất có thể thêm 'hương thơm' vào danh sách mà không cần chỉ rõ có gì trong đó [nước hoa rất thường chứa phthalates]. Với suy nghĩ đó, việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ với hương thơm tự nhiên sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Chủ Đề