Dòng điện và nguồn điện là gì

Điện là nguồn năng lượng vôi cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong lĩnh vực điện, dòng điện hay nguồn điện là gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm cơ bản này.

Điện là gì?

Điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu một cách đơn giản, điện chính là sự dịch chuyển điện tích, bên cạnh đó điện cũng là tập hợp các hiện tượng vật lý liên quan đến hút – đẩy các electron – điện tích âm và notron – điện tích dương. Sự hút – đẩy này sẽ tạo ra năng lượng điện.

Dòng điện là dòng chảy có hướng của các điện tích. Chiều dòng điện sẽ được quy ước là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương. Theo thuyết electron các điện tích nguyên tố electron có thể rời khỏi nguyển tử và trở thành các electron tự do.

Có thể hiểu như sau, dòng điện chính là sự chuyển dời theo hướng xác định của điện tích. Điện tích bao gồm: điện tích âm và điện tích dương.

Các electron rời khỏi nguyên tử sẽ tạo thành các electron tự do dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Khi đặt trong điện trường, điện tích sẽ chuyển động theo hướng nhất định và tạo thành dòng điện.

Nguồn điện là vật cung cấp dòng điện cho các thiết bị có thể hoạt động. Mỗi nguồn điện sẽ gồm 2 cực là cực âm và cực dương. Nguồn điện cơ bản thường thấy như pin, ắc quy, máy phát điện hay ổ điện trong gia đình…

Cường độ dòng điện là gì?

Mỗi nguồn điện sẽ có cường độ dòng điện khác nhau, nó được ký hiệu bằng đơn vị A. Đây là chỉ số trên ampe kế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện. Ampe kế là thiết bị chuyên dụng cho khả năng đo cường độ dòng điện lớn. Chỉ số của ampe kế càng lớn cho thấy dòng điện càng mạnh và ngược lại.

Điện áp là gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, nó được viết tắt là V hoặc U. Điện áp chính là sự chênh lệch của điện thế giữa 2 cực, nó là công thực hiện để di chuyển một hạt điện tích trong các trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.

Ví dụ: bảng điện gia đình thông thường sẽ có điện thế 220V và dưới đất có điện thế là 0V, từ đó ta sẽ có bảng điện xuống đất là 220V. Hay bảng điện A có điện thế là 220V, bảng điện B có điện thế 180V, ta sẽ đo từ bảng A xuống bảng B sẽ có được mức điện áp là 40V.

Có thể nói tổng quát hơn, điện áp giữa 2 điểm A và V của mạch sẽ được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = -UBA

Ví dụ: Hình bên dưới là cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng tại 2 điểm A và B của nguồn DC được nối ngắn mạch qua một điện trở. Di chuyển đến thang đo VDC, 2 que đo song song với 2 điểm cần đo. Nối que đo màu đỏ [VΩ] đặt tại vị trí A [dương nguồn], que đo màu đen [COM] tại vị trí B [âm nguồn] ta sẽ thu được mức điện áp trên 2 đầu điện trở 6V.

Việc đảo ngược que đo kết quả sẽ chuyển thành -6V hoặc kim đồng hồ quay ngược.

Trên đây là những khái niệm điện bạn cần nắm bắt và phân biệt rõ từ đó giúp vận hành và sử dụng thiết bị điện an toàn hơn.

Từ khi phát minh ra dòng điện, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người có những cải tiến rõ rệt. Nhờ có điện, rất nhiều công việc thủ công đã được chuyển đổi thành máy móc, tiết kiệm sức người đáng kể. Cùng tìm hiểu với Điện máy Yên Phát để hiểu rõ hơn khái niệm nguồn điện là gì? Phân loại nguồn điện? qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn điện là gì?

Nguồn điện là khái niệm chung để chỉ những vật mang điện tích, có khả năng cung cấp nguồn điện để máy móc có thể hoạt động được. Nguồn điện sẽ gồm nhiều khái niệm đơn lẻ khác nhau, để người dùng dễ dàng theo dõi được các thông số cụ thể. 

Trong mỗi nguồn điện thì sẽ tồn tại hai cực gồm: Cực dương - ký hiệu là [+] và cực âm - ký hiệu là [–]. Khi mắc nguồn điện trong mạch có dây dẫn kim loại thì các electron tự do sẽ chuyển động về phía cực dương. Sự chuyển dịch khi mắc nguồn điện sẽ tạo ra chênh lệch điện tích. Chuyển đổi chênh lệch điện thế gọi chung là chuyển đổi năng lượng điện. Nguồn điện có thể được lấy và sử dụng qua nhiều hình thức khác nhau như: Ác quy, ổ điện, pin, máy phát điện,... 

Dòng điện là gì?

Dòng điện là khái niệm đơn lẻ trong nguồn điện, đây là khái niệm chỉ sự chuyển dịch của dòng điện tích theo một hướng nhất định gồm có điện tích dương và điện tích âm. Dòng điện được chia ra thành dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.

Mô tả dòng điện theo hình vẽ

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là khái niệm chỉ mức độ mạnh yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện có thể thay đổi để phù hợp với các thiết bị sử dụng điện. Để đo được cường độ dòng điện thì người ta sử dụng một thiết bị có tên gọi là Ampe kế. Cường độ dòng điện trong vật lý ký hiệu là [A].

Điện áp là gì?

Điện áp là khái niệm để chỉ sự chênh lệch giữa nơi có điện thế thấp và nơi có điện thế cao. Điện áp trong vật lý ký hiệu là [V]. Các đơn vị quy đổi gồm có: kV [Kilovolt], mV [Milivolt], MV [Megavolf], …

Có thể bạn quan tâm:
Cập nhật bảng giá máy phát điện công suất lớn dùng trong công nghiệp
Bảng giá máy phát điện mini chuyên dùng trong các hộ gia đình

Phân loại nguồn điện gồm có gì?

Nguồn điện là một khái niệm chung trong vật lý liên quan tới điện. Nó cũng được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

Nguồn điện 1 chiều [DC]

Đây là nguồn điện thường thấy trên các thiết bị sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nguồn điện 1 chiều cung cấp dòng điện 1 chiều, gồm hai cực là cực âm và cực dương, luôn có luồng điện tích di chuyển theo một chiều hướng nhất định và không thay đổi theo thời gian. Các thiết bị cung cấp điện một chiều dễ thấy nhất là ắc quy, pin,...

Nguồn điện một chiều cung cấp dòng điện một chiều

Trong nguồn điện một chiều, hiệu điện thế chỉ điện áp giữa hai cực có sự khác nhau, cực âm thường mang giá trị bằng 0V vì điện tích sẽ dịch chuyển từ chiều dương sang.

Khi sử dụng nguồn điện một chiều, chúng ta có nhiều cách để nối mạch giữa các thiết bị chung nguồn. Cụ thể:

Ghép nối tiếp: Đây là cách ghép nguồn điện một chiều giữa nhiều thiết bị lại với nhau. Sau khi ghép nối tiếp thì các giá trị điện áp của nguồn điện sẽ tăng lên.

Ghép song song: Với cách ghép này thì điện áp của nguồn điện lại được giữ nguyên, cường độ dòng điện theo đó lại tăng lên.

Ghép xung đối: Cách này thường được áp dụng để ghép nối cực dương và cực âm của hai nguồn điện khác nhau. Việc ghép nối sẽ tạo ra suất điện động khiến cho hiệu suất điện động giữa hai đầu bằng tổng điện trở.

Ghép hỗn hợp đối xứng: Cách ghép này sẽ ghép nối nhiều dãy nguồn điện với nhau theo kiểu dạng song song.

Nguồn điện xoay chiều [AC]

Dòng điện xoay chiều là gì?

Nguồn điện xoay chiều hay gọi cách khác là dòng điện xoay chiều. Hiểu đơn giản là dòng điện có chiều dịch chuyển luôn thay đổi liên tục theo thời gian. Nó được biến đổi điện tích giữa cực âm và cực dương và không có tính chất cố định. Mỗi thời điểm khác nhau thì các cực của nguồn điện sẽ có vai trò khác nhau, ở thời điểm hiện tại bạn đo thì có thể là cực dương, nhưng ngược lại chỉ sau thời gian ngắn thì nó lại thành cực âm.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện bạn có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày, điển hình là lưới điện quốc gia. Dòng điện có hiệu điện thế là 220V.

Nguồn điện 3 pha

Điện ba pha thường được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp, gồm có 4 pha nóng và 1 pha lạnh. Điện ba pha cung cấp công suất tải vô cùng lớn, chạy được các dòng máy móc hạng nặng [điện dân dụng thì không thể chạy được hoặc sẽ bị quá tải].

Nguồn điện là gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài viết trên. Đây là một trong những phát minh có tính quan trọng, hữu ích đối với cuộc sống loài người. Hy vọng trong tương lai nguồn điện sẽ được cải tiến nhiều hơn, sinh ra từ các nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường.

Chủ Đề