Phim bố già có cho trẻ em xem được không

Đây là động thái “nhắc nhở” của hệ thống rạp này khi tiêu chí phân loại phim mới gồm 4 loại: P, C13, C16 và C18 đã bắt đầu được áp dụng tại rạp chiếu toàn quốc từ hôm qua 1.1.2017.

“Chúng tôi có thể gặp rủi ro, khán giả có thể chọn những rạp chiếu khác để xem phim một cách dễ dàng hơn. Nhưng đây là cách quản lý của chúng tôi, để kiểm soát được độ tuổi theo đúng quy định”, ông Vương Thế Phong, Quản lý khu vực phía nam của cụm rạp CGV, nói.

Trước đó, Bộ VH-TT-DL và Cục Điện ảnh đã phổ biến Thông tư Ban hành quy chế thẩm định, phân loại và cấp phép phổ biến phim, trong đó đưa ra tiêu chí phân loại phim mới đã được phổ biến tới tất cả hệ thống các cụm rạp. Với tiêu chí phân loại mới, các bộ phim sẽ được quy định để đáp ứng với nhiều độ tuổi khác nhau: P (phim được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng), C13 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13), C16 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16) và C18 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18). Tuy nhiên, không có văn bản quy định hay hướng dẫn cụ thể về việc kiểm soát độ tuổi của người xem, mà việc này phụ thuộc vào từng rạp chiếu.

Nhìn mặt đòi… xem giấy

Chiều qua, chúng tôi có mặt tại một trong những cụm rạp lớn nhất của Hà Nội. Hiện tại, chưa có bộ phim nào loại C18 và C13 chiếu tại rạp. Thông tư vừa được ban hành, hầu hết các bộ phim đang chiếu được phân loại theo tiêu chí cũ (phim phù hợp với mọi đối tượng khán giả hoặc phim cấm phổ biến đến khán giả dưới 16 tuổi). Gần chục bộ phim cấm khán giả dưới 16 tuổi đang được chiếu: Liên minh sát thủ, Sát thủ bóng đêm, Người du hành, Thế giới ngầm - trận chiến đẫm máu (Mỹ); Biệt đội mãnh hổ (Trung Quốc), Vệ sĩ Sài Gòn, Ba vợ cưới vợ ba, Chạy đi rồi tính (VN). Hàng dài khán giả xếp hàng mua vé các phim này, nhưng không ai cần phải chứng minh đã đủ tuổi xem phim hay chưa. Nhân viên của rạp chiếu giải thích: “Chỉ khi nào thấy nghi ngờ chúng tôi mới yêu cầu khán giả xuất trình chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân”. Chúng tôi tiếp tục tới một rạp chiếu khác, nhân viên bán vé cũng không hỏi tuổi hay tìm cách xác minh độ tuổi người mua vé. “Mua vé xem phim cấm khán giả dưới 16 tuổi không cần phải đưa chứng minh thư hay giấy tờ gì”, nhân viên này cho hay và nói thêm: “Nhìn mặt người mua mà “non” quá, chúng tôi mới kiểm tra”.

Trung tâm chiếu phim quốc gia (Hà Nội) chưa thể đưa ra cách kiểm soát độ tuổi của khán giả với tiêu chí phân loại mới. Trước đây, khi tiêu chí phân loại chỉ gồm loại dành cho mọi đối tượng và cấm khán giả dưới 16 tuổi, trung tâm dùng thước đo chiều cao để kiểm soát độ tuổi người xem. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng chiếu phim Trung tâm chiếu phim quốc gia (Hà Nội), nhìn nhận: “Đây chỉ là cách làm tương đối vì nhiều đứa trẻ phát triển sớm, có khi ở lứa tuổi dậy thì đã cao hơn anh chị 16 tuổi. Chỉ khi nào nghi ngờ, chúng tôi mới yêu cầu kiểm tra”. Trước đó, khi chờ thông tư mới được ban hành, ông Cường đã đề xuất: “Nên có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các rạp chiếu, bởi chúng tôi đang loay hoay về việc kiểm soát độ tuổi khán giả sao cho đúng”.

Hồi hộp cảnh “nóng”

\n

Nhiều nhà làm phim và công chúng còn chờ đợi, với tiêu chí phân loại mới, việc thẩm định cảnh “nóng” hay những cảnh có yếu tố bạo lực, kinh dị... sẽ được “mở”, không còn bị “cắt”, “sửa” như từng áp dụng với tiêu chí phân loại cũ.

Khi được hỏi về việc này, ông Đỗ Duy Anh, Cục phó Cục Điện ảnh, trả lời rằng không thể nói là “mở” hay không “mở”. “Việc thẩm định phim phụ thuộc vào hội đồng thẩm định. Căn cứ vào từng bộ phim cụ thể, hội đồng mới xem xét, thẩm định theo đúng với quy định đã được đưa ra”, ông Duy Anh nói. Về yếu tố cảnh “nóng”, theo quy định, phim C18 không chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ khi phù hợp với nội dung của phim; không chấp nhận các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ các trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và không có thời lượng kéo dài.

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia, nhìn nhận: “Việc phân loại phim theo độ tuổi trên và dưới 16 tuổi đã lạc hậu, không còn phù hợp. Tiêu chí phân loại mới với 4 loại đáp ứng nhu cầu thực tế nhiều hơn và giúp việc thẩm định có hiệu quả hơn”.

Như vậy, từ thông tin của những “người trong cuộc”, có thể hiểu thông tư vừa mới ban hành nên chưa thể biết phim C18 ra rạp có được “mở” hơn trong các cảnh “nóng”, bạo lực, kinh dị… hay không.

Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPAA) đưa ra hệ thống phân loại phim như sau: PG 13 - không thích hợp cho trẻ em dưới 13 tuổi, R - không dành cho người dưới 16 tuổi, NC-17 - không dành cho người xem dưới 17 tuổi. Khán giả xem phim phải mang thẻ căn cước đi kèm.

Tại Úc, có phân loại phim MA 15+ cấm khán giả dưới 15 tuổi và R 18+ cấm khán giả dưới 18 tuổi. Với những bộ phim được phân loại MA 15+, khán giả dưới 15 tuổi không được phép vào rạp chiếu trừ khi đi cùng với bố mẹ hoặc người giám sát đã trên 18 tuổi. Rạp chiếu sẽ xác minh độ tuổi trước khi cho khán giả vào xem phim. Giấy tờ xác minh là một bản photo giấy tờ tùy thân của người xem, hoặc của cả người giám hộ đi cùng.
Tại Anh, ngoài thẻ căn cước còn có loại thẻ xác minh độ tuổi như từ 12 - 15 tuổi, 16 - 18 tuổi, trên 18 tuổi. Tấm thẻ này được đưa ra khi cần xác minh độ tuổi cho việc sử dụng các phương tiện công cộng, chơi trò chơi điện tử, hay vào rạp chiếu phim. 

Tin liên quan

  • Từ 1.1.2017, rạp chiếu trong nước sẽ có phim 18+

Nhiều bố mẹ vẫn cho rằng để trẻ nhỏ xem phim hoặc tivi là một cách hữu hiệu để giữ trẻ ngồi yên, lại có thể giải trí. Nhưng liệu điều đó có tốt không? Hoặc ở mức độ nào là tốt hay không tốt?

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng, trẻ dưới 18 tháng chưa nên tiếp xúc với các màn hình điện tử. Trẻ từ 18 đến 24 tháng có thể bắt đầu dùng thiết bị điện tử, nhưng chỉ nên xem hoặc dùng một số ít các chương trình mang tính giáo dục thôi. Khi trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ dùng các thiết bị điện tử trong khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày, nhưng nên có người lớn xem cùng. Nếu dựa trên những mức khuyến nghị như vậy, thì việc bố mẹ cho trẻ xem cả một bộ phim dài từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng sẽ là không nên.

Phim bố già có cho trẻ em xem được không
Bố mẹ hãy cân nhắc kỹ trước khi đưa trẻ nhỏ đến rạp xem phim

Tuy nhiên, cũng có những khi bố mẹ thấy rằng, lựa chọn tốt nhất chỉ là cho con đi xem phim, dù vì lý do gì đi nữa. Nếu vậy, bố mẹ hãy lưu ý đến một số yếu tố dưới đây:

Âm thanh trong rạp quá lớn

Đa số các bộ phim đều rất ồn ào. Âm thanh trong nhiều phim là quá lớn, kể cả đối với người trưởng thành, nên sẽ là đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, khi thính giác của trẻ còn đang phát triển. Vì vậy, bố mẹ có thể mang theo đồ bịt tai cho trẻ, để giảm bớt tác động của âm thanh.

Những hình ảnh có thể gây hại

Những cảnh quay hoặc âm thanh rùng rợn, bạo lực có thể khiến trẻ sợ hãi, dẫn đến ác mộng khi ngủ. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng có thể bắt chước những thói quen hoặc hành vi xấu trong phim, ví dụ như nói những từ ngữ tiêu cực, đấm đá...

Vì vậy, nếu muốn đưa trẻ đi xem phim ở rạp, bố mẹ nên chọn những bộ phim có dán nhãn phù hợp với lứa tuổi.

Phim bố già có cho trẻ em xem được không
Bố mẹ nên chọn những bộ phim thiếu nhi có độ dài vừa phải để cho trẻ xem.

Trẻ nhỏ không ngồi yên được lâu

Trẻ em khó có thể ngồi yên trong rạp để xem cả bộ phim dài. Cho nên, nếu cho trẻ đi xem phim, bố mẹ nên thỉnh thoảng dắt trẻ ra ngoài một lúc để trẻ được thư giãn, vận động hoặc đi vệ sinh. Như vậy, trẻ sẽ thoải mái hơn, và cũng tránh làm ảnh hưởng tới những khán giả khác.

Nguồn tham khảo: www.verywellfamily.com

Chọn tuổi được xem trước khi chọn phim

Theo quy định, từ ngày 1/1/2017 Cục Điện ảnh sẽ áp dụng Bảng tiêu chí phân loại phổ biến phim theo độ tuổi. Sở dĩ có tiêu chí phân loại này vì những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam “ra lò” khá nhiều bộ phim gắn mác 16+ (cấm trẻ em 16 tuổi trở xuống) như: “Mỹ nhân kế”, “Cô dâu đại chiến”, “Giữa hai thế giới”, “Săn đàn ông”… Đi kèm với đó là những tranh cãi của các nhà sản xuất phim với cơ quan quản lý điện ảnh về việc đâu là giới hạn của các cảnh có yếu tố tình dục, bạo lực ngày càng nhiều hơn, nhất là khi có những phim bị yêu cầu cắt, hoặc bị cấm chiếu.

Mặt khác, sản xuất điện ảnh ngày càng đa dạng. Các quy định thô sơ, cứng nhắc sẽ không chỉ làm khó quản lý mà còn làm cản trở sự sáng tạo của nghệ sĩ.Điều đáng nói là thay vì có một hệ thống phân loại phim theo tuổi kỹ hơn thì chúng ta chỉ có một mốc trên 16 và dưới 16 tuổi. Chính điều này gây thiệt thòi cho các nhà sản xuất phim Việt bởi tất cả những cảnh chớm vi phạm đến bạo lực hay tình dục đều sẽ bị “thổi còi”. Trong khi tại Mỹ, có một hệ thống phân loại rất kỹ với 5 mức lứa tuổi đi kèm khuyến cáo cụ thể, tạo điều kiện cho nhà sản xuất.

Một thiệt thòi khác nữa là trong khi phim nội bị siết chặt đầu ra thì phim ngoại lại được duyệt khá thoáng. Có thể kể tên một loạt phim ngoại nhập như “Thiện xạ”, “Cô bạn gái kinh dị”, “Tội ác phía sau ô cửa”, “Vô gian đạo”, “Sự thật về tình yêu”… lại không bị cắt bớt những cảnh gây phản cảm cho một số đối tượng người xem, nhất là các khán giả dưới 16 tuổi.

Thế nên, để cho “công bằng”, bắt đầu từ ngày 1/1/2017, Cục Điện ảnh áp dụng Bảng tiêu chí phân loại phổ biến phim theo độ tuổi. Theo đó, phim dành cho mọi lứa tuổi (dán nhãn là P), phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi (C13), phim không dành cho người dưới 16 tuổi (C16) và phim cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Việc phân loại phim dựa trên các tiêu chí về chủ đề, nội dung, mức độ bạo lực, khỏa thân, tình dục, ma túy, ngôn ngữ tục và tính chất kinh dị có trong tác phẩm điện ảnh.

Ở loại phim C13, sẽ cấm những hành động bạo lực được miêu tả chi tiết, có thời lượng kéo dài; chỉ chấp nhận hình ảnh khoả thân không trực diện phía trước, phía sau hoặc hình ảnh khoả thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số.

Hạng mục này cũng không chấp nhận cảnh thể hiện hoạt động tình dục, việc dùng ma tuý và các chất kích thích gây nghiện, cảnh kinh dị gây sợ hãi được miêu tả chi tiết hoặc ngôn ngữ thô tục… Ở loại phim C16, sẽ cấm các cảnh giết người, gây đau đớn, thương tích, chảy máu thường xuyên cũng như các hình ảnh khoả thân và hoạt động tình dục được miêu tả chi tiết, kéo dài.

Loại phim C18, các tiêu chí phân loại đã được nới lỏng hơn, chỉ cấm các cảnh phim tả thực cảnh bạo lực gây tác động mạnh đến người xem; cấm các hình ảnh khoả thân toàn phần hoặc cảnh miêu tả chi tiết bộ phận sinh dục cũng như hoạt động tình dục; những hình xăm phản cảm và cảnh miêu tả chi tiết việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý cũng không được chấp nhận.

 Đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân ủng hộ: “Tôi rất mừng dù lẽ ra phải làm sớm hơn nữa. Các hãng phim, đạo diễn có trong tay văn bản cụ thể, chi tiết này sẽ giải tỏa rất nhiều khi sáng tác”. 

Đi xem phim phải mang giấy khai sinh?

Đây là một điều đáng mừng đối với ngành Điện ảnh. Nhưng rất nhiều người không khỏi lo lắng băn khoăn, trước sự trình chiếu phim 13+, 16+, 18+ ngoài rạp, những cảnh phim nhạy cảm, những đoạn hội thoại trần trụi về chuyện phòng the hay cảnh bạo lực, đẫm máu hoàn toàn không phù hợp với văn hóa Việt và rất khó kiểm soát đối tượng khán giả dưới 13, 16, 18 tuổi. 

Nỗi lo này không phải không có cơ sở. Bởi lẽ, nếu phim cấm người xem dưới 13, 16, 18 tuổi thì những khán giả dạng này lại càng tò mò và đổ xô đến rạp. Các rạp thường lờ đi việc kiểm soát tuổi khán giả vì theo họ, kiểm tra tuổi thông qua chứng minh thư mất thời gian và dễ dàng... mất khách, giảm sút doanh thu. Thế nên, việc cấm người xem không đúng độ tuổi bị…vô hiệu hóa. Người bán vé tại một rạp chiếu phim khẳng định: “Khách hàng là “thượng đế”. Ai có vé thì cho vào. Chúng tôi cũng chưa từng bị xử phạt trường hợp nào trẻ em chưa đủ tuổi xem phim cấm!”. 

Đạo diễn Quang Dũng cho rằng: “Muốn cho điện ảnh phát triển, chúng ta buộc phải hoàn thiện hệ thống phân loại phim theo lứa tuổi và những tiêu chí để duyệt phim. Thế nhưng, việc phân loại phim theo lứa tuổi mà không đi kèm với một hệ thống kiểm soát gắt gao tại các phòng chiếu, rạp chiếu thì có cũng bằng thừa”. 

Ở Mỹ, việc khán giả đi xem một bộ phim đã được dán nhãn phân loại độ tuổi sẽ phải xuất trình ID để chứng minh lứa tuổi của mình. Nếu rạp chiếu phim nào không tuân thủ việc này và để lọt khán giả có thể bị phạt rất nặng, thậm chí là đóng cửa rạp chiếu. Còn ở Việt Nam từ trước tới nay, việc kiểm soát độ tuổi khán giả hầu như bị bỏ ngỏ. 

Ông Nguyễn Danh Dương - Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho rằng, bên cạnh việc dựa vào chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước mà khán giả trên 18 tuổi đến xem phim phải xuất trình khi mua vé thì với độ tuổi từ 13 đến dưới 18 tuổi lại là một việc khó khăn. Ở độ tuổi này, nếu bắt khán giả đến xem phim phải mang theo giấy khai sinh thì rất nhiêu khê mà để nhìn mặt đoán tuổi khán giả dường như “thách đố” người soát vé.

Thế nên, dù Cục Điện ảnh áp dụng Bảng tiêu chí phân loại phổ biến phim theo độ tuổi hơn 10 ngày nhưng các rạp chiếu phim vẫn đang “nghe ngóng”. Ông Dương chia sẻ: “Thực sự chúng tôi cần phải trao đổi kỹ hơn với Cục Điện ảnh để đưa ra từng giải pháp cụ thể nhất. Hiện tại mọi thứ vẫn đang mông lung lắm, chúng tôi chưa thể nói được gì rõ ràng cả. Trước mắt, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã dán thông báo rộng rãi đến khán giả để họ nắm được những quy định mới của Cục Điện ảnh. Sau đó, khi có sự thống nhất cụ thể, Trung tâm sẽ kết hợp giữa tuyên truyền và vận động mọi người tự giác chấp hành quy định mới này”.