Công văn 9656 của ubnd tỉnh thanh hóa năm 2024

Huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) vừa tiến hành việc rà soát để tiến hành xác định số giáo viên (GV) dôi dư trên địa bàn huyện. Ngày 27/3, Phòng GD-ĐT cùng Phòng nội vụ huyện Thường Xuân công bố “Danh sách GV THCS dôi dư năm học 2018 - 2019” là 39 GV. Những GV dôi dư này sẽ được điều chuyển đến những trường thiếu GV trên địa bàn huyện hoặc chuyển xuống dạy ở bậc tiểu học, mầm non sau khi hoàn thành khóa học văn bằng 2.

Sau khi danh sách được công bố, nhiều GV trong diện dôi dư trên đã phản ứng dữ dội vì cho rằng huyện Thường Xuân đã làm trái quy định của cấp trên.

Công văn 9656 của ubnd tỉnh thanh hóa năm 2024

Văn bản xét giáo viên dôi dư của UBND huyện Thường Xuân bất ngờ đảo ngược tiêu chí so với hướng dẫn của tỉnh Thanh Hóa.

Được biết, ngày 22/3/2019 UBND huyện Thường Xuân gửi Công văn số 387/UBND-NV đến các trường THCS trên địa bàn huyện Thường Xuân để hướng dẫn “xét GV dôi dư”. Trong văn bản này, các tiêu chí để xét GV dôi dư đã bị đảo ngược so với quy định của tỉnh Thanh Hóa trong công văn 9656/UBND-VX, ra ngày 26/8/2016.

Cụ thể, quy định của tỉnh Thanh Hóa về các tiêu chí trong xét điều động GV dôi dư thực hiện theo thứ tự “Người có tuổi đời ít hơn” rồi đến “Người có thời gian công tác ít hơn”. Trong khi đó, hướng dẫn của huyện Thường Xuân cho các trường xét GV dôi dư lại đảo ngược hai tiêu chí trên, xét theo thứ tự “Người có thời gian công tác ít nhất” rồi mới đến “Người có tuổi đời ít nhất”. Cách làm trên của huyện Thường Xuân đã đẩy nhiều GV không thuộc diện dôi dư (theo quy định của tỉnh Thanh Hóa) trở thành GV dôi dư.

Đáng nói, với cách xét này, em vợ của Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thường Xuân là cô Lê Thị Hà, GV Trường THCS Xuân Cẩm, là đối tượng dôi dư theo cách xét của tỉnh Thanh Hóa lại không nằm trong danh sách dôi dư nữa.

Một GV bức xúc: “Nếu xét theo tiêu chí của tỉnh thì tôi và rất nhiều GV nữa sẽ không nằm trong diện dôi dư thế nhưng cách làm này của huyện Thường Xuân đã khiến chúng tôi trở thành dôi dư. Bức xúc hơn nữa là nhiều GV đang dôi dư lại nghiễm nhiên không dôi dư nữa. UBND huyện đảo tiêu chí này liệu có mục đích gì, có hay không việc bao che cho người nhà của lãnh đạo. GV chúng tôi đã cống hiến bao nhiêu năm, chúng tôi rất mong làm rõ để lấy lại công bằng”.

Công văn 9656 của ubnd tỉnh thanh hóa năm 2024

Nhiều giáo viên dù không thuộc diện dôi dư theo tiêu chí của tỉnh Thanh Hóa nhưng cách làm của UBND huyện Thường Xuân đẩy họ vào diện dôi dư.

Ông Cầm Bá Qúy, Hiệu Trưởng Trường THCS Xuân Cẩm xác nhận việc năm học 2017 - 2018 , cô Lê Thị Hà nằm trong danh sách GV dôi dư của trường, tuy nhiên do năm nay cách xét GV dôi dư khác nên cô Hà không còn trong diện dôi dư nữa.

Đáng nói, tại Trường THCS Xuân Cẩm khi đang có GV dôi dư môn Toán thì năm học 2018-2019, trường này vẫn nhận thêm 3 GV môn Toán về. Việc nhận thêm số GV này về nâng tổng số GV dạy Toán lên 6 trong khi quy định trường hạng 2 chỉ được sắp xếp 2 GV.

Đặc biệt, trong số người được điều động về trường có thầy giáo Phùng Duy Ngọc là cán bộ Phòng giáo dục.

Về việc này, ông Cầm Bá Quý thừa nhận: “Theo quy định thì không được giữ hơn 2 GV Toán nhưng cấp trên chuyển GV về thì chúng tôi cứ phải nhận và riêng môn Toán, chúng tôi xét có GV Ngọc thuộc diện dôi dư nhưng khi chuyển danh sách lên huyện thì GV Ngọc lại không nằm trong danh sách dôi dư nữa”.

Công văn 9656 của ubnd tỉnh thanh hóa năm 2024

Trường THCS Xuân Cẩm dù đang dôi dư giáo viên vẫn đưa thêm giáo viên về dạy.

“Đảo ngược do GV đề nghị”!

Liên quan đến những vấn đề trên, ông Lâm Anh Tuấn - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thường Xuân cho biết: “Việc đảo 2 tiêu chí cho nhau trong cách xét GV dôi dư so với quy định của tỉnh là do GV đề nghị xét như thế nên chúng tôi mới làm.

Còn việc giữ 4 GV Toán lại trường THCS Xuân Cẩm là do tình hình chung của huyện. Việc anh Ngọc, cán bộ của Phòng sau khi luân chuyển xuống nằm trong danh sách dôi dư nhưng sau đó lại không nằm trong danh sách dôi dư nữa là do giữ anh Ngọc lại trường để luân chuyển sau”.

Trường THCS Xuân Cẩm (nằm trên địa bàn thị trấn huyện Thường Xuân) là trường trong danh sách vùng khó khăn. Giáo viên dạy ở trường Trường THCS Xuân Cẩm sẽ được cộng thêm 140% lương cho 2 chính sách là thu hút và dạy vùng khó khăn nên rất nhiều giáo viên muốn được dạy ở trường này để có thu nhập cao.

  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học

18/10/2018 | 06:26

TPO - Bộ GD&ĐT quy định giáo viên điều chuyển xuống dạy tiểu học, mầm non phải có văn bằng 2. Tuy nhiên, việc triển khai bồi dưỡng cho giáo viên ở Thanh Hóa chưa thực hiện được

Thực hiện công văn 9656/UBND-VX, ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh, về việc sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường mầm non, tiểu học và THCS công lập, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai rà soát, sắp xếp, điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính trường mầm non, tiểu học và THCS công lập trong phạm vi huyện. Trong đó, toàn tỉnh Thanh Hóa đã điều chuyển 633 người từ THCS xuống dạy tiểu học, mầm non và tiểu học xuống dạy mầm non.

Sau khi các huyện, thị xã, thành phố thực hiện điều chuyển giáo viên xuống dạy tiểu học, mầm non, để đảm bảo chất lượng dạy học, ngày 29/12/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 5094/QĐ-ƯBND về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS được điều chuyển dạy mầm non, tiểu học năm học 2016 – 2017. Theo đó, các giáo viên sẽ được tập huấn, bồi dưỡng trong thời gian 6 tuần theo hình thức tập trung tại Trường ĐH Hồng Đức.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phải đào tạo văn bằng 2 (thời gian 2 năm) đối với giáo viên điều chuyển xuống dạy tiểu học, mầm non. Vì vậy, đến nay việc triển khai bồi dưỡng cho giáo viên đã thực hiện điều chuyển tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chưa thực hiện được.

  1. Năm học 2018-2019, vẫn còn hàng trăm giáo viên điều chuyển đang dạy ở bậc học không đúng với chuyên môn. Để đảm bảo các giáo viên điều chuyển xuống dạy tiểu học, mầm non theo đúng chức danh, nghề nghiệp theo quy định, Sở GD&ĐT đã có văn bản thông báo cho giáo viên điều chuyển đăng ký học văn bằng 2. Tuy nhiên, số người đăng ký đi học ít nên việc tổ chức lớp học gặp khó khăn.

Nguyên nhân là nhiều giáo viên không có ý định chuyển đổi lâu dài, mà chờ cơ hội khi cấp THCS thiếu giáo viên sẽ được điều chuyển lại theo đúng trình độ, chuyên môn.