Phân phối chương trình ngữ văn 10 tập 2 năm 2024

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

  • Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

1

Thực hành tiếng Việt

- Biết cách giải nghĩa từ Hán Việt, tránh được lỗi dùng từ sai nghĩa

- Nhận biết được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện

1

Nói và nghe

Biết thuyết trình [giới thiệu, đánh giá] về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Phẩm chất

Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

Tuần 4+5+6+7

Vẻ đẹp của thơ ca

[11 tiết]

VB 1: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

VB 2: Thu hứng

VB 3: Mùa xuân chín

VB 4: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

7

Đọc

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình [chủ thể trữ tình]

- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau.

1

Thực hành tiếng Việt

Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật từ từ, biết cách sửa những lỗi đó

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ

1

Nói và nghe

Biết thuyết trình [giới thiệu, đánh giá] về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

Phẩm chất

Biết nuôi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống.

Tuần 8+9+

10+11

Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

[ 11 tiết]

- Văn bản 1: Hiền tài là nguyên khí quốc gia [ Thân Nhân Trung]

- Văn bản 2: Yêu và đồng cảm [trích – Phong Tử Khải]

- Văn bản 3: Chữ bầu lên nhà thơ [ trích – Lê Đạt]

6

Đọc

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn nghị luận. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản nghị luận.

- Xác định được ý nghĩa của văn bản nghị luận, dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết

- Biết nhận ra và khắc phục những lỗi về lập luận, liên kết trong văn bản

- Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.

- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

1

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận [bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet] có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

2

Viết

Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

1

Nói và nghe

Biết thảo luận một vấn đề có những ý kiến khác nhau

1

Thực hành tiếng Việt

Nhận biết được những lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản, nêu được cách chỉnh sửa hay chủ động chỉnh sửa

Phẩm chất

Có thái độ quí trọng hiền tài, biết đồng cảm với người khác và sống có trách nhiệm

Tuần 12+13+

14+15

Sức sống của sử thi

[ 9 tiết]

- Văn bản 1: Héc to từ biệt Ăng -đro- mác [Trích I-li-at- Hô- me – rơ]

- Văn bản 2: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời [Trích Đăm Săn – Sử thi Ê -đê]

- Văn bản thực hành đọc: Rama buộc tội [Trích

Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki]

5

Đọc

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản, biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu được ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc.

- Hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách trích dẫn và ghi cước chú

1

Thực hành tiếng Việt

Hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

2

Viết

Viết được báo cáo nghiên cứu, có sử dụng trích dẫn, cước chú, có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

1

Nói và nghe

Biết trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề.

Phẩm chất

Biết trân trọng các giá trị tinh thần to lớn được thể hiện trong các sáng tác ngôn từ thời cổ đại còn truyền đến nay.

Tuần 15+16+17

Tích trò sân khấu dân gian

[7 tiết]

- Văn bản 1: Xúy Vân giả dại [ Trích chèo Kim Nham]

- Văn bản 2: Huyện đường [trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến]

Văn bản 3: Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân [ Phạm Thùy Dung]

- Văn bản thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường [trích Tuồng Sơn Hậu]

4

Đọc

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ các văn bản được học.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã học đối với bản thân.

2

Viết

Viết được báo cáo nghiên cứu, có sử dụng trích dẫn, cước chú, có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

1

Nói và nghe

Biết lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu.

Phẩm chất

Có thái độ trân trọng đối với những di sản nghệ thuật quí báu mà ông cha truyền lại.

Tuần 17+18

Ôn tập HK I

1

- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 10, tập một

- Phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong các bài tập

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết những bài tập mang tính tổng hợp.

Kiểm tra HK I

2

Học kỳ II

Tuần 19+20+

21+22

Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”

[12 tiết]

-VB1: Tác gia Nguyễn Trãi

-VB2: Bình Ngô đại cáo

-VB3: Bảo kính cảnh giới số 43]

-VB4: Dục Thúy Sơn

7

Đọc

Đọc Tác gia Nguyễn Trãi; Bình Ngô đại cáo; thơ Nôm, thơ chữ Hán.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

1

Thực hành tiếng Việt

Hiểu tác dụng của biện pháp chêm xen, liệt kê; biết cách vận dụng các biện pháp này vào việc tạo câu.

3

Viết

Viết được một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề và nhân vật trong tác phẩm thơ.

1

Nói và nghe

Biết thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau; đưa ra những căn cứ thuyết phục; tôn trọng người đối thoại.

Phẩm chất

Biết kính trọng, biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hóa dân tộc.

Tuần 23+24+

25+26

Quyền năng của người kể chuyện

[12 tiết]

-VB1: Người cầm quyền khôi phục uy quyền [Trích Những người khốn khổ, Vích-to Huy-gô]

-VB 2: Dưới bóng hoàng lan [Thạch Lam]

-VB3: Một chuyện đùa nho nhỏ [ An-tôn Sê-khốp]

8

Đọc

Đọc tiểu thuyết của Pháp, truyện ngắn của Nga, truyện ngắn của Việt Nam

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

1

Thực hành tiếng Việt

Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật từ từ, biết cách sửa những lỗi đó.

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

1

Nói và nghe

Biết thuyết trình [giới thiệu, đánh giá] về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Phẩm chất

Biết yêu thương và có trách nhệm đối với con người và cuộc sống.

Tuần 27+28 29+30

Thế giới đa dạng của thông tin [11 tiết]

- Văn bản 1. Sự sống và cái chết [Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao]

- Văn bản 2. Nghệ thuật truyền thống của người Việt [Trích Văn minh Việt Nam]

- Văn bản 3. Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

6

Đọc

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.

- Nhận biết được một số dạng của văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một số hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và giải thích được mục đích của sự lồng ghép đó; nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết một bản tin.

- Viết được bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Biết thảo luận về văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng đã viết.

- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang sự hiểu biết về đời sống xung quanh.

1

Thực hành tiếng Việt

- Phân tích và đánh giá được cách đặt nhan đề của tác giả, suy đoán được nội dung của văn bản từ nhan đề.

- Phân tích, đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, suy luận và phân tích được vai trò của các số liệu, dẫn chứng trong việc thể hiện thông tin của văn bản.

- Nhận biết được các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản; giải thích được các mục đích lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.

- Phân tích, đánh giá được quan điểm, thái độ của người viết trong văn bản.

- Nắm được nội dung thông tin trong các văn bản.

3

Viết

- Nắm được yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Biết cách viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

1

Nói và nghe

- Biết trình bày và đánh giá về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Biết lắng nghe, đối thoại góp ý, phản biện với những ý kiến khác trên tinh thần xây dựng.

Phẩm chất

Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang sự hiểu biết về đời sống xung quanh.

Tuần 30+31+ 32+33

Hành trang cuộc sống [11 tiết]

- Văn bản 1. Về chính chúng ta [Trích 7 bài học hay nhất về vật lí]

-Văn bản 2: Con đường không chọn

- Văn bản 3: Một đời như kẻ tìm đường

7

Đọc

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội của văn bản; nêu được ý nghĩa của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh tri thức hiện đại làm nền tảng cho việc nhận thức về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên của tác giả.

- Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với nhận thức của bản thân về vị trí của mình trong thế giới tự nhiên.

1

Thực hành tiếng Việt

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin.

- Nhận biết và sử dụng được một số loại biểu đồ, sơ đồ cơ bản như: biểu đồ tròn, sơ đồ Venn, biểu đồ thời gian, sơ đồ cây.

2

Viết

- Biết cách trình bày quan điểm riêng của người viết về chính bản thân mình và thuyết phục thu hút người đọc bằng những trải nghiệm có thực của mình.

- Thể hiện được phong cách, cá tính, giọng điệu của riêng mình trong bài viết.

- Biết cách sử dụng các yếu tố biểu cảm và tự sự trong bài luận về bản thân.

- Hiểu về bản thân, biết đúc rút những bài học, suy ngẫm từ những trải nghiệm của mình.

1

Nói và nghe

- Biết lựa chọn một vấn đề xã hội phù hợp, biết trình bày vấn đề này dưới hình thức thuyết trình. Biết sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ một cách hợp lí, có hiệu quả trong khi thuyết trình.

- Biết lắng nghe, đánh giá, phản biện, tranh luận,... xoay quanh vấn đề xã hội mà mình thuyết trình hoặc nghe HS khác thuyết trình trên tinh thần xây dựng.

Phẩm chất

Biết tôn trọng, ứng xử hài hòa với tự nhiên

Tuần 34+35

Ôn tập HK II

1

- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 10, tập hai

- Phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong các bài tập

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết những bài tập mang tính tổng hợp.

Kiểm tra HK II

2

2. Chuyên đề tự chọn [theo CTNT]

Lớp 10

STT

Chuyên đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

1

Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

10

1.1

Tập nghiên cứu

3

- Đọc, nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.

1.2

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian

7

- Viết được một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian, vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian.

- Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian.

2

Sân khấu hóa tác phẩm văn học

15

2.1

Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học

4

- Biết cách đọc – hiểu và phân tích một kịch bản sân khấu.

- Hiểu thế nào là sân khấu hóa một tác phẩm văn học; hiểu được các yếu tố cấu thành nên một kịch bản sân khấu.

2.2

Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học

11

- Biết cách để chuyển thể một văn bản văn học thành một kịch bản sân khấu.

- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn, thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học.

- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu.

- Hiểu được ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

3

Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

10

3.1

Đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

2

- Đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

- Nắm được phương pháp đọc về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

- Hiểu được các giá trị nội dung và nghệ thuật của một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

3.2

Viết bài về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

4

- Biết xác định mục đích của việc viết bài giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

- Biết cách viết bài giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

3.3

Giới thiệu dưới hình thức nói về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

4

- Biết cách trình bày, giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Lớp 10

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa Học kỳ 1

90'

Tuần 07 [18-23/10]

  • Kiểm tra kiến thức từ tuần 1 đến tuần 10
  • Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh hoàn thiện hơn năng lực đọc, hiểu văn bản, biết vận dụng một số kiến thức Tiếng Việt đã học để tạo lập văn bản
  • Qua bài kiểm tra, học sinh đánh giá được năng lực của mình về mặt kiến thức và khả năng diễn đạt.

- Đánh giá năng lực tự học, tạo lập văn bản của HS.

Tự luận

Cuối Học kỳ 1

90'

Tuần 16

[20-25/12]

  • Kiểm tra kiến thức từ tuần 11 đến tuần 16.
  • Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh hoàn thiện hơn năng lực đọc, hiểu văn bản, biết vận dụng một số kiến thức Tiếng Việt đã học để tạo lập văn bản
  • Qua bài kiểm tra, học sinh đánh giá được năng lực của mình về mặt kiến thức và khả năng diễn đạt.

- Đánh giá năng lực tự học, tạo lập văn bản của HS.

Tự luận

Giữa Học kỳ 2

90'

Tuần 26

[07/03 -12/03]

  • Kiểm tra kiến thức từ tuần 17 đến tuần 26.
  • Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh hoàn thiện hơn năng lực đọc, hiểu văn bản, biết vận dụng một số kiến thức Tiếng Việt đã học để tạo lập văn bản
  • Qua bài kiểm tra, học sinh đánh giá được năng lực của mình về mặt kiến thức và khả năng diễn đạt.

- Đánh giá năng lực tự học, tạo lập văn bản của HS.

Tự luận

Cuối Học kỳ 2

90'

Tuần 33

[25/04 - 29/4]

  • Kiểm tra kiến thức từ tuần 27 đến tuần 33.
  • Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh hoàn thiện hơn năng lực đọc, hiểu văn bản, biết vận dụng một số kiến thức Tiếng Việt đã học để tạo lập văn bản
  • Qua bài kiểm tra, học sinh đánh giá được năng lực của mình về mặt kiến thức và khả năng diễn đạt.

- Đánh giá năng lực tự học, tạo lập văn bản của HS.

Tự luận

III. Các nội dung khác:

* Công tác bồi dưỡng HSG: Đ/c….. lãnh đội và… đ/c tham gia bồi dưỡng HSG tham gia kì thi HSG cấp Thành phố.

* Công tác khảo thí:

- Các đ/c GV vào điểm theo đúng thời gian quy định

- Tất cả giáo viên thực hiện 4 đầu điểm kiểm tra thường xuyên [theo nhiều hình thức: vấn đáp, viết, dự án học tập…]

- Tổ, nhóm thống nhất nội dung kiến thức các chương trình kiểm tra giữa kì, cuối kì, thi thử theo thời gian cụ thể của nhà trường.

Chủ Đề