P orbiculare là gì

Dát nhạt màu cần chẩn đoán phân biệt với bạch biến, dựa vào sự xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay.

Dát nhạt màu mà những dát này sẽ không sẫm màu lại, hoặc dát thẫm màu.

Dát mịn màu nâu, màu tráng, màu hồng hoặc thẫm màu, có vảy nhỏ khi cạo.

Khu trú chủ yếu ở thân mình.

Tìm thấy nấm ở vảy khi soi dưới kính hiển vi.

Đánh giá chung

Bệnh lang ben là một bệnh da do nhiễm nấm nông loại Pityrosporum orbiculare [Malassezia fufur] ở thân mình, bào tử nấm lang ben là một vật ký sinh ở da của người, do vậy bệnh thường tái phát mạnh vào 2 năm sau khi điều trị khỏi lần đầu. Người ta không hiểu tại sao một số bệnh nhân nấm lại biểu hiện ở dạng bào tử và dạng sợi, và có biểu hiện lâm sàng. Điều làm cho bệnh nhân chú ý là những vùng có thương tổn sẽ không sẫm màu lại được, và kết qủa của sự rối loạn màu da có thể chẩn đoán nhầm với bạch biến. Thể có dát thẫm màu ít gặp. Bệnh thường ít lây lan.

Tríệu chứng và dấu hiệu

Thương tổn thường không có triệu chứng, trừ một vài bệnh nhân có ngứa nhẹ. Thương tổn là những dát mịn có màu thẫm, màu hồng, màu trắng hoặc màu nâu, có kích thước 4 - 5 mm khu trú ở một vùng rộng, thoạt nhìn thương tổn như không có vảy, nhưng cạo thì sẽ có vảy. Thương tổn khu trú ỡ thân mình, cẳng tay, cổ, mặt và bẹn.

Xét nghiệm

Nhiều sợi nấm lớn và bào tử vách dày có chỗ [hình mì ống với thịt viên] có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi ở vật kính có độ phóng đạt nhỏ, bệnh phẩm là vảy được làm rõ ra trong dung dịch KOH 10%. Nuôi cấy không có giá trị vì P. Ovale và P. Orbiculare đòi hỏi phải có điều kiện đặc biệt và chúng thường có mặt ở da của người bình thường.

Chấn đoán phân biệt

Dát nhạt màu cần chẩn đoán phân biệt với bạch biến, dựa vào sự xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay. Đặc điểm của thương tổn bạch biển [chứ không có ở thương tổn lang ben] là sự mất sắc tố hoàn toàn, không còn tý sắc tố nào. Dát màu nâu và màu hồng ở ngực cần phân biệt với viêm da tiết bã nhờn ở vùng vị trí bằng kỹ thuật xét nghiệm KOH.

Điều trị và tiên lượng

Thuốc bôi bao gồm dung dịch selenium sulfit, có thể bôi hàng ngày từ cổ xuống đến vùng thắt lưng trong 5 - 15 phút liên tục trong 7 ngày; điều trị như vậy được nhắc lại hàng tuần trong một tháng, rồi điều trị duy trì hàng tháng. Shampoo ketoconazol cũng được điều trị duy trì hằng tuần. Chúng ta cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rằng sự nổi gờ lên và có vảy của dát sẽ được điều trị khỏi, còn sự thay đổi màu sắc ở các thương tổn có thể kéo dài hằng tháng để trở lại bình thường. Chúng ta cũng có thể dùng propylen glycol hoà trong nước với tỷ lệ 1:1, nếu kích thích da có thể hoà loãng thuốc bằng nước. Một thuốc khác cũng được chọn để dùng là acid salicylic 3% trong cồn và dung dịch Tinver [có chứa sodium thiosulfat]. Bệnh nhân thường phân nàn về sự kích thích da và mùi hôi của những loại thuốc này. Tái phát hay gặp.

Xà phòng hoặc shampoo acid sulíursalicylic [Sebulex] dùng một cách liên tục có thể có tác dụng.

Ketoconazol, 200mg/ngày, uống trong 1 tuần hoặc 400mg liều duy nhất, kết quả điều trị khỏi trong thời gian ngắn là 90% trường hợp. Liều duy nhất có thể không có tác dụng ở những vùng nóng và ẩm của nước Mỹ, và điều trị kéo dài hơn thì chữa khỏi được một số nhỏ nhưng hạn chế được nguy cơ gây viêm gan do thuốc để được một bệnh hoàn toàn lành tính. Nếu không điều trị duy trì thì bệnh sẽ tái phát sau 2 năm vào khoảng 80% các trường hợp đã được chữa khỏi. Nên hướng dẫn cho bệnh nhân không được tắm trong vòng 12 - 18 giờ sau khi uống ketoconazol, vì thuốc được bài tiết ra tuyến mồ hôi ở da.

Thuốc bôi mới imidazol dạng kem, dung dịch, và dịch treo có tác dụng rất tốt đối với thương tổn khu trú nhưng qúa đắt nếu dùng cho vùng rộng lớn như ngực và lưng.

"Tôi bị lang ben, đã chữa khỏi nhưng tự nhiên đợt này lại bị tái phát nhiều hơn. Xin hỏi chữa như thế nào để bệnh khỏi hẳn?".

Trả lời:

Lang ben là một bệnh da do nhiễm nấm nông loại pityrosporum orbiculare [malassezia fufur]. Tổn thương là những dát mịn có màu thẫm, màu hồng, màu trắng hoặc màu nâu, kích thước 4-5 mm, khu trú ở một vùng rộng thoạt nhìn thương tổn như không có vảy, nhưng cạo nhẹ sẽ thấy vảy nhỏ như các dăm bào. Thương tổn thường khu trú ở thân mình, cẳng tay, cổ, mặt và bẹn. Tuy nhiên, cần phân biệt lang ben với bạch biến, dựa vào vị trí xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay, hơn nữa, nếu là bạch biến thì tổn thương là sự mất sắc tố hoàn toàn. Trường hợp có các dát màu nâu và màu hồng ở ngực cần phân biệt với viêm da tiết bã nhờn.

Thuốc điều trị lang ben bao gồm:

- Dung dịch selenium sulfit, có thể bôi liên tục trong 7 ngày, điều trị như vậy được nhắc lại hằng tuần trong một tháng, rồi điều trị duy trì hằng tháng.

- Shampoo ketoconazol cũng được điều trị duy trì hằng tuần, hoặc dùng propylen glycol hòa tan trong nước với tỷ lệ 1:1. Nếu kích thích da, có thể hòa loãng thuốc bằng nước. Bình thường, sau khi điều trị các gờ của dát và vảy sẽ hết. Tuy nhiên màu da nơi tổn thương có thể kéo dài hằng tháng.

- Dung dịch acid salicylic 3% trong cồn và dung dịch tinver [có chứa sodium thiosulfat].

- Xà phòng salicylic [sebulex] dùng liên tục cũng có tác dụng.

- Ketoconazol 200 mg/ngày, uống trong một tuần hoặc 400 mg liều duy nhất. Không được tắm trong vòng 12-18 giờ sau khi uống thuốc ketoconazol vì thuốc được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da.

Nếu không điều trị duy trì, bệnh sẽ tái phát sau hai năm và khoảng 80% các trường hợp đã được chữa khỏi.

BS. Đỗ Quang Huy, Sức Khỏe & Đời Sống

[Pityriasis versicolor]

1. ĐẠI CƯƠNG

Năm 1835, tác giả Eichstedt mô tả đầu tiên sự hiện diện của tế bào nấm men trong tổn thương da của người bệnh bị lang ben. Năm 1853, Robin phát hiện được nấm và đặt tên là Microsporum furfur. Năm 1874, Malassez mô tả tế bào tròn và hình bầu dục nảy chồi. Sabouraud nhấn mạnh hình thái biến đổi của các tế bào nấm men và đề nghị các tên Pityrosporum malassezi. Nấm lần đầu tiên được nuôi cấy năm 1913 bởi Castellani và Chalmers và gọi là Pityrosporum ovale. Dạng thứ hai của men, P.orbiculare được đặt tên bởi Gordon vào năm 1951 sau xác định cả hình cầu và hình bầu dục của nấm men từ da có tổn thương va không tổn thương. Hiện nay, nấm gây lang ben được xếp vào nhóm Malassezia.

Bệnh xuất hiện ở khắp trên thế giới và 30-40% dân số người ở vùng nhiệt đới đã từng bị. Bệnh xuất hiện ở vùng nhiệt đới hơn vùng ôn đới. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển. Lang ben hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Do sự phát triển của nấm ưa mỡ, nên bệnh hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ và người già [độ tuổi mà tuyến bã hoạt động ít]. Ở vùng khí hậu ôn đới, các yếu tố khác nhau liên quan gồm da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid. Bởi vì nấm men này ưa mỡ, sử dụng các loại dầu tắm và dầu bôi trơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ đối với viêm nang lông do Pityrosporum bao gồm sử dụng kháng sinh kéo dài, suy giảm miễn dịch và băng bịt tại chỗ.

Xem thêm:  Bài 77: Viêm da dầu

2. CĂN SINH BỆNH HỌC

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người: M.sympodialis, M.globosa, M.restricta, M.slooffiae, M.furfur, M.obrusa và mới được phân lập là M.dermatis, M.japonica, M.yamotoensis, M.nana, M.caprae và M.equina.

Bảng chủng Malessezia và biểu hiện lâm sàng hay gặp

Chủng Malassezia Biểu hiện lâm sàng
M.furfur Lang ben, viêm da dầu, viêm nang lông, trứng cá trẻ sơ sinh, viêm bờ mi, nhiễm nấm hệ thống trên người
M.globosa Viêm da dầu, lang ben, viêm nang lông, trứng cá trẻ sinh
M.sympodialis Lang ben, trứng cá trẻ sơ sinh
M.pachydermatitis Thường phân lập từ động vật hoang dại hoặc nuôi; nhiễm nấm hệ thống trên người; viêm da cơ địa mạn tính và viêm tai ngoài
M.restricta Viêm da dầu
M.sloofiae Ít được phân lập
M.obtusa Ít được phân lập

Một chủng không phụ thuộc hoàn toàn vào mỡ M.pachydermatis hay gặp hơn ở da động vật. Nấm thường ký sinh bình thường trên da ở những vùng da tiết nhiều chất bã như da đầu, phần trên thân mình, vùng gấp. Nấm được cho là sinh vật cộng sinh trên da và ở dạng men. Với điều kiện thuận lợi, nấm chuyển từ dạng men sang dạng sợi và gây bệnh. Sự phát triển phụ thuộc vào các yếu tốt nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh như suy dinh dưỡng, tăng tiết mồ hôi, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch hệ thống hoặc tại chỗ, hoặc suy giảm miễn dịch. Yếu tố ngoại sinh như khí hậu nóng, ẩm, điều kiện vệ sinh cũng là yếu tố gây nặng bệnh. Tính nhạy cảm của bệnh mang tính chất gia đình cũng được đề cập. Lang ben ít xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng khi xuất hiện thì thường ở vùng mặt. Nấm Malassezia không gây tổn thương tóc, móng và niêm mạc.

Xem thêm:  Bài 1: Cấu trúc của da

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Tổn thương thường là mảng hoặc dát hình oval hoặc tròn kèm theo vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện [dấu hiệu vỏ bào]. Các tổn thương liên kết với nhau ở vùng trung tâm tạo tổn thương lan rộng. Tổn thương thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng thân bên trên và vai. Tổn thương ít gặp hơn ở mặt [thường gặp ở trẻ em], da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn. Khi lang ben xuất hiện ở mặt gấp, là thể đảo ngược.

Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu [tăng sắc tố] và nâu vàng [giảm sắc tố]; thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ [màu hồng]. Sắc tố giảm có thể thứ phát do tác động ức chế củ acid dicarboxylic lên tế bào hắc tố [acid này là kết quả của chuyển hóa lipid bề mặt bởi nấm men] hoặc màu nâu vàng do nấm có tác dụng ngăn ánh sáng.

Lang ben thường không có triệu chứng cơ năng.

Viêm nang lông do Pityrosporum: bệnh thường thấy ở phụ nữ trẻ và đặc trưng bởi các sẩn và mụn mủ ở nang lông, ngứa. Vị trí gặp ở thân mình, cánh tay, cộ và thỉnh thoảng ở mặt. Nguyên nhân là do tăng trưởng quá mức của M.furfur và M.globosa trong nang lông, gây nên hiện tượng viêm [từ các sản phẩm của nấm men và các acid béo tự do được sản xuất từ men lipase của nấm]. Xét nghiệm chỉ thấy dạng bào tử nấm men mà không thấy dạng sợi như lang ben. Một số loài Malassezia cũng cho là liên quan đến trứng cá trẻ sơ sinh.

Xem thêm:  Bài 57: Bệnh thủy đậu

[Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Lê Hữu Doanh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội]

Video liên quan

Chủ Đề