Sau khi thành lập, thành phố thủ đức có bao nhiêu người là:

TP Thủ Đức [TP.HCM] được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Sau khi sáp nhập, TP Thủ Đức có 34 phường, trong đó có 2 phường mới là Thủ Thiêm [sáp nhập từ phường Thủ Thiêm và Bình Khánh] và An Khánh [sáp nhập từ phường Bình An và An Khánh].

Sau gần 1 năm hoạt động, TP Thủ Đức [TP.HCM] đạt được một số kết quả tích cực như hoàn thiện bộ máy hành chính từ thành phố đến các phường, thu ngân sách vượt dự toán năm 2021, thực hiện có hiệu quả phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội…Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tinh gọn nên giảm, cộng thêm khối lượng công việc lớn khiến lực lượng cán bộ thành phố này đang quá tải, chịu không ít áp lực và nhiều người đã xin nghỉ việc.

Công việc tăng gấp đôi nhưng lượng cán bộ lại giảm 

TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Sau khi sáp nhập, TP Thủ Đức có 34 phường, trong đó có 2 phường mới là Thủ Thiêm [sáp nhập từ phường Thủ Thiêm và Bình Khánh] và An Khánh [sáp nhập từ phường Bình An và An Khánh].

TP Thủ Đức cần những đột phá hơn nữa về cơ chế [ảnh Hà An]

Theo lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, việc sắp xếp các đơn vị hành chính đã góp phần làm tinh gọn bộ máy, đảm bảo quy mô quản lý phù hợp. Nhưng qua thực tế hoạt động gần một năm cũng đã xuất hiện nhiều bất cập, nhất là về công tác cán bộ.

Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND phường Thủ Thiêm, dân số của phường chưa nhiều với hơn 800 hộ, hơn 2.600 nhân khẩu nên sau sắp xếp không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người dân. Nhưng một số cán bộ phải chuyển sang không chuyên trách nên cũng tâm tư, ảnh hưởng tâm lý. Ngoài ra, tổ chức bộ máy ở cơ sở thiếu, ban điều hành khu phố không có trụ sở và nhân sự để hoạt động, các đoàn thể, mặt trận trong khu dân cư chưa có… ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND phường An Khánh Hồ Hải Phong cho biết, phường thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 phường Bình An và An Khánh. Sau sáp nhập, từ 59 người gồm cán bộ, công chức, bán chuyên trách…đến nay sắp xếp còn 35 người. Công việc tăng gấp đôi đòi hỏi cường độ làm việc cao nhưng lượng người giảm, chế độ cho lực lượng bán chuyên trách thấp nên cán bộ khó có thể an tâm công tác.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng nhìn nhận, qua thực tiễn một năm, việc tinh giản cán bộ cần phải xem lại bởi hiện sau sáp nhập, UBND TP Thủ Đức có 585 người, theo lộ trình phải giảm xuống còn 459 người thì “không biết làm sao”. Theo dự báo tới đây, dân số TP Thủ Đức từ 1,2 triệu sẽ lên 1,5 người nên khối lượng công việc lại càng tăng. Trong khi đó, yêu cầu giải quyết hồ sơ, công việc của người dân cần phải đúng hạn mới đảm bảo được ý nghĩa của việc sáp nhập. Ngoài ra, khi thực hiện phân cấp, uỷ quyền thì có giao thêm việc, trong đó có nhiều việc chưa từng làm nên trước mắt cần duy trì khối lượng công chức, viên chức để đảm bảo công việc.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng [ảnh Hà Khánh]

Bên cạnh xin cơ chế cần tận dụng công nghệ để giảm tải công việc

Theo nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, TP Thủ Đức có số dân 1,2 triệu người, tương tương với một tỉnh nhưng có năng suất lao động cao gấp 3 lần trung bình cả nước. Tuy nhiên, bộ máy của TP Thủ Đức chỉ tương đương cấp huyện thì chắc chắn không thể phát huy hết khả năng. Do đó, TP Thủ Đức không đòi số lượng biên chế nhiều hơn, thu nhập cao hơn một cách phi lí mà tạo điều kiện cho bộ máy phát huy năng lực kinh tế của một địa phương có năng suất cao gấp 3 cả nước.

"Có nhập lại thì tiềm năng của 3 quận rời rạc mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp với một quy hoạch tổng hợp, tạo sự tương tác của 3 đơn vị cũ và tạo nên sức mạnh chung. Lợi thế này đi kèm với việc quản lý dân tốt. Muốn vậy, bộ máy quản lý phải tương xứng nhưng chúng tôi thấy không tương xứng nên rất vất vả. Quản lý một địa phương mà dân số bằng một tỉnh nhưng bộ máy tương đương một huyện thì chắc chắn không làm tốt, quá tải là chắc"- Nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói

Muốn TP Thủ Đức phát triển đột phá, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải có 3 yêu cầu. Đó là TP phải tự chủ, phát huy các nguồn lực có sẵn; phải có trình độ nhân lực bình quân cao nhất TP; phải có đột phá về hạ tầng đô thị, hạ tầng 4.0.…

Nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân [ảnh Hà Khánh]

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia nhận định, thực tế TP Thủ Đức không thiếu tiền nhưng cần cơ chế để “thoát khỏi một cái áo chật chội”; bởi khi thành lập, TP Thủ Đức được xác định là một đơn vị quy mô tương đương cấp huyện nên đây là rào cản lớn. Trong lúc chờ các thay đổi về mặt cơ chế, TP Thủ Đức cần phải tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin, tập trung nâng cấp dữ liệu, số hoá để làm sao tận dụng hết khả năng của Trung tâm điều hành thông minh [IOC] TP Thủ Đức. Qua đó có thể giải bài toán giảm biên chế nhưng tăng khối lượng công việc.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP.HCM gợi ý có thể liên thông dữ liệu 34 phường trên địa bàn để làm sao tiện nhất cho người dân: "Đến phường này có thể xử lý hồ sơ hành chính phường khác. Điều này có nghĩa là số hoá dữ liệu để 34 phường này có dữ liệu liên thông nhau và đi đến mục tiêu là khi giảm số lượng đơn vị hành chính không ảnh hưởng gì đến việc điều hành bộ máy. Đó mới là mục tiêu và áp lực về số lượng con người chúng ta không cần thiết phải đề cập đến nữa bởi lúc đó chúng ta đã áp dụng đúng bản chất của nó là một thành phố thông minh, ứng dụng sáng tạo, tương tác cao".

Theo UBND TP Thủ Đức, dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhưng sau gần một năm thành lập, TP Thủ Đức đã đạt và vượt 25/36 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy TP Thủ Đức đề ra. Bộ máy chính quyền từng bước hoạt động ổn định; tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng của ba quận trước đây như tại Khu Công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến tổng thu ngân sách đạt 8.600 tỷ đồng [đạt 103%], công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, nâng cao sự hài lòng của người dân, tỷ lệ giải quyết hồ sơ tại UBND TP Thủ Đức đạt 99,3%, đúng hạn 97,5%...

Tăng việc, giảm người khiến cán bộ tại TP Thủ Đức bị áp lực [ảnh Hà Khánh]

Rõ ràng, tuy có những kết quả rất tích cực bước đầu nhưng để TP Thủ Đức có thể trở thành một cực tăng trưởng mới của TP.HCM và cả nước, trung tâm phía Đông của TP.HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo, TP Thủ Đức rất cần có những “đột phá” về cơ chế hơn nữa để có thể phát huy hết nguồn lực và phát triển đúng kỳ vọng./.

Quy mô diện tích dân số thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 Quận ở khu vực phía Đông TPHCM là Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức. Tổng diện tích thành phố Thủ Đức là 211,56 km2 và quy mô dân số 1.013.795 người.

Cụ thể diện tích và dân số từng quận trước khi sáp nhập như sau:

  • Quận 2: diện tích 49,79 km2, 171.311 người.
  • Quận 9: diện tích 113,97 km2, 310.107 người.
  • Thủ Đức: diện tích 47,80 km2, 532.377 người.

Thành phố Thủ Đức có quy mô lớn thứ 4 về diện tích chỉ sau: Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ và đứng đầu về quy mô dân số.

Vị trí thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức sau khi thành lập giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Cụ thể:

Vị trí thành phố Thủ Đức
  • Phía Tây: giáp Quận 1, Bình Thạnh, Quận 4
  • Phía Tây Nam: giáp Quận 7
  • Phía Tây Bắc: giáp Quận 12
  • Phía Đông Nam: giáp Đồng Nai
  • Phía Đông: giáp sông Đồng Nai
  • Phía Bắc: giáp tỉnh Bình Dương

Thành phố Thủ Đức có bao nhiêu phường

Thành phố Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Những điểm mới của thành phố Thủ Đức

  • Giải thể Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân các Quận 2, 9, Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức.
  • Xây dựng 8 trung tâm trọng điểm phát triển tại thành phố Thủ Đức làm động lực phát triển khu Đông HCM.
  • Phân quyền cao nhất cho thành phố Thủ Đức trong việc phát triển kinh tế để tạo cơ chế đột phát cho phát triển.

Những trung tâm phát triển của thành phố Thủ Đức

Những trung tâm phát triển của thành phố Thủ Đức
  • Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.
  • Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc
  • Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn.
  • Trung tâm công nghệ giáo dục [Đại học Quốc gia TP HCM]
  • Khu công nghệ sinh thái Tam Đa
  • Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Vị thế kinh tế của thành phố Thủ Đức

Năm 2019, thành phố Thủ Đức phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] của Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa [GDP] cả nước; xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2016 – 2019, 3 quận này thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỷ đồng.

Ngoài những điểm mạnh về kinh tế, thành phố Thủ Đức được người dân đánh giá là nơi đáng sống mới của Tp.HCM. Với lợi thế về quỹ đất, và khu vực phát triển mới, Tp. Thủ Đức đã hình thành các dự án khu dân cư, khu đô thị rộng lớn có môi trường sống xanh, an toàn. Có thể kể đến các khu đô thị trung tâm tài chính Thủ Thiêm, khu đô thị An Phú An khánh, khu đô thị Palm City, khu dân cư Gia Hòa, các khu dân cư của Khang Điền và MIK tại phường Phú Hữu, khu đô thị Vinhomes Grand Park, khu đô thị Vạn Phúc. Ngoài ra, còn các khu đô thị lớn khác đang triển khai hứa hẹn đem lại những khu dân cư sạch – đẹp – an toàn.

Trong những khu dân cư trên, khu dân cư Gia Hòa được lựa chọn như là điển hình về những dự án bất động sản hiện đại tại Tp. Thủ Đức. Không nên so sánh với Thủ Thiêm, An Phú An Khánh, hay Vinhomes Grand Park vì mỗi khu đô thị đều có vị trí, quy mô, hình mẫu khác nhau. Chúng tôi chỉ đang muốn nói về một dự án tổng hòa nhiều yếu tố cả về thời gian lẫn mức độ hoàn thiện, mức độ hài lòng của cư dân đang sinh sống lẫn cư dân không sinh sống tại Gia Hòa. Bài viết sau sẽ miêu tả một phần nào về những khu dân cư mới như vậy. Hy vọng, những khu đô thị sau này cũng đều mang trong mình sự hài lòng của người dân.

Verosa Park Khang Điền – khu dân cư đẳng cấp trung tâm Phú Hữu, TP Thủ Đức.

//investmentland.com.vn/ban-biet-thu-verosa-park-khang-dien-phuong-phu-huu-quan-9-tp-thu-duc/

Investment Land – Nhà tư vấn

Địa chỉ: Tầng 3 An Phú Plaza, 117 – 119 Lý Chính Thắng, Phường 07, Quận 3, Tp.HCM.

MST: 0313851136

Hotline: 0938460400 [English]

Email: 

Facebook: //www.facebook.com/InvestmentLandCompany/

Website: investmentland.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề