Ở nữ giới không mang thai học môn

Progesterone là một trong những hormone sinh dục quan trọng ở phụ nữ có vai trò duy trì chu kỳ kinh nguyệt và theo dõi thai nghén. Xét nghiệm Progesterone là một xét nghiệm có ý nghĩa để theo dõi sức khỏe phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của xét nghiệm này.

1. Nguồn gốc, vai trò của Progesterone?

Ở nữ giới, hormone Progesterone có những nguồn gốc khác nhau khi phụ nữ mang thai và không mang thai.

- Ở phụ nữ lúc không mang thai: hormone này lưu hành trong máu có nhiều nguồn gốc:

  • Nguồn gốc buồng trứng: là nơi tạo Progesterone chính trong cơ thể. Hàm lượng cao nhất trong giai đoạn tạo hoàng thể. Ở độ tuổi mãn kinh khi buồng trứng không còn hoạt động hàm lượng này trở nên thấp.

  • Nguồn gốc thượng thận: Progesterone được tạo ra nhờ quá trình chuyển hóa Cholesterol.

  • Nguồn gốc ngoại vi: do một số mô trong cơ thể chuyển dạng thành.

- Ở phụ nữ mang thai: hormone được tạo thành từ các nguồn gốc sau:

  • Nguồn gốc buồng trứng: phản ánh nồng độ từ ngay sau khi trứng rụng đến cả quá trình mang thai.

  • Nguồn gốc rau thai: là nguồn tổng hợp hormon chính của cơ thể. Nồng độ Progesterone tăng dần trong quá trình mang thai phản ánh hoạt tính của rau thai.

  • Nguồn gốc thượng thận của thai nhi: một phần Progesterone được tổng hợp từ các tuyến thượng thận của thai nhi vào cuối thời kỳ mang thai.

- Nam giới cũng có một hàm lượng rất nhỏ Progesterone lưu hành trong máu có nguồn gốc từ tinh hoàn và tuyến thượng thận.

Hình 1: Progesterone có nguồn gốc ở buồng trứng của nữ giới

Trong máu, Progesterone gắn chủ yếu với Transcortin - là một protein [90%] và được đào thải qua nước tiểu.

- Vai trò của Progesterone đối với cơ thể là:

+ Chuẩn bị cho tử cung đón nhận và làm tổ trứng đã được thụ tinh. Hormone này giúp làm dày lớp nội mạc tử cung để trứng đã thụ tinh phát triển, cung cấp dinh dưỡng trong quá trình mẹ mang thai. Nó duy trì lớp niêm mạc tử cung trong suốt thai kỳ.

+ Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: khi trứng không được thụ tinh, hàm lượng Progesterone giảm dần, niêm mạc tử cung bong ra xuất hiện kinh nguyệt. Nó còn làm tăng nhiệt độ cơ thể trong những ngày kinh nguyệt.

+ Giảm tiết chế của các tuyến nội mạc tử cung: ngăn chặn các cơn co tử cung giúp ngăn ngừa sinh non, bảo vệ thai nhi.

+ Góp phần cùng hormone Estrogen phát triển vú, kích thích tiết sữa.

+ Ngăn sự rụng trứng xảy ra trong quá trình mang thai.

+ Có vai trò sản sinh ra nhiều hormone khác như: Androgen, Cortisol, Aldosterone,…

2. Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm Progesterone là định lượng nồng độ Progesterone có trong huyết thanh do cơ thể tiết ra. Xét nghiệm dùng để đánh giá chất lượng của giai đoạn hoàng thể, chức năng rau thai và để đánh giá tình trạng rụng trứng.

- Chỉ định xét nghiệm trong các trường hợp:

  • Phụ nữ khó mang thai: kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng rụng trứng của bệnh nhân. Khi nồng độ Progesterone giảm thấp hàng tháng, trứng không thể rụng làm kinh nguyệt không đều, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.

  • Kiểm tra sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

  • Theo dõi rối loạn kinh nguyệt: khi trứng không được thụ tinh, nồng độ Progesterone sẽ giảm dần trong 4 ngày cuối chu kỳ.

  • Định lượng nồng độ Progesterone trong 10 tuần đầu của thai kỳ giúp chẩn đoán chính xác nguy cơ sảy thai và mang thai ngoài tử cung.

- Xét nghiệm lấy mẫu máu tĩnh mạch sau đó ly tâm tách huyết tương để làm xét nghiệm. Không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Xét nghiệm Progesterone nên được tiến hành kết hợp với xét nghiệm định lượng Estradiol.

Hình 2: Xét nghiệm Progesterone máu

3. Kết quả xét nghiệm Progesterone phản ánh điều gì?

Kết quả xét nghiệm bình thường có sự khác nhau về độ tuổi, phụ nữ mang thai hay không mang thai. Giá trị bình thường được thể hiện qua bảng sau:

Giai đoạn

Giá trị bình thường

Trước tuổi dậy thì

0.1 - 0.4 ng/mL

Giai đoạn tạo nang

0.057 - 0.892 ng/mL

Giai đoạn rụng trứng

0.119 - 11.963 ng/mL

Giai đoạn tạo hoàng thể

1.821 - 28.833 ng/mL

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

15 - 60 ng/mL

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

25.6 - 89.4 ng/mL

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

48.4 - 42.5 ng/mL

Khi mãn kinh

< 0.13 ng/mL

Hình 3: Xét nghiệm cho phép theo dõi thai nghén

- Các nguyên nhân gây giảm nồng độ Progesterone máu là:

  • Bị mắc các bệnh về tuyến thượng thận như: suy tuyến thượng thận.

  • Những phụ nữ cắt buồng trứng hoặc bị bệnh suy buồng trứng.

  • Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

  • Những người không có kinh nguyệt hoặc rối loạn kinh nguyệt.

  • Tiền sản giật, dọa sảy thai, thai lưu, nhiễm độc thai nghén.

  • Chức năng buồng trứng bị suy giảm.

  • Tình trạng mang thai ngoài tử cung.

- Nguyên nhân gây tăng nồng độ Progesterone là:

  • Các bệnh về tuyến thượng thận như: tăng sản tuyến thượng thận, ung thư tuyến thượng thận,…

  • Ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng.

  • Dậy thì sớm.

  • Chửa trứng.

- Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm là: máu bị vỡ hồng cầu hay bệnh nhân có dùng chất đồng vị phóng xạ trong vòng 1 tuần trước khi làm xét nghiệm. Một số thuốc cũng gây ảnh hưởng đến kết quả như: Estrogen, hormon vỏ thượng thận, ampicillin, thuốc tránh thai,…

4. Tại sao nên làm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC?

Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm quan trọng với phụ nữ đặc biệt trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên xét nghiệm này không được triển khai tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh do phải cần máy móc thiết bị hiện đại. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với mũi nhọn là chuyên ngành Xét nghiệm, phòng lab đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế 15189:2012, máy móc hiện đại tiên tiến bậc nhất và đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm tâm huyết với nghề.

Hình 4: Phòng xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189 : 2012

Bên cạnh đó Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu tận nơi 24/24 sẽ đáp ứng nhu cầu khám bệnh của bạn mọi lúc mọi nơi.

Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 1900565656 để đăng ký dịch vụ và được bác sĩ tư vấn miễn phí về tình hình sức khỏe. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Dịch vụ tốt, công nghệ cao.

Mang thai làm thay đổi chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết, một phần bởi vì rau thai sản sinh ra hormone và một phần bởi vì hầu hết các hormone tuần hoàn dưới các dạng gắn kết với protein và sự liên kết protein tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai.

Rau thai sản sinh ra tiểu đơn vị beta gonadotropin màng nuôi ở người [beta-hCG], một hormone dinh dưỡng, giống như FSH và LH, duy trì thể vàng và do đó ngăn ngừa sự phóng noãn. Nồng độ estrogenprogesterone tăng sớm trong thời kỳ mang thai vì beta-hCG kích thích buồng trứng liên tục sản sinh ra chúng. Sau 9 đến 10 tuần mang thai, chính rau thai sản sinh ra một lượng lớn estrogenprogesterone để giúp duy trì sự mang thai.

Rau thai sinh ra hormone [tương tự như hormone gây kích thích tuyến giáp] kích thích tuyến giáp, gây quá sản, tăng tuần hoàn, và to ra vừa phải. Estrogen kích thích tế bào gan, làm tăng nồng độ globulin liên kết tuyến giáp; do đó, nồng độ thyroxine toàn phần có thể tăng, nồng độ hormone tuyến giáp tự do vẫn duy trì bình thường. Ảnh hưởng của hormone tuyến giáp có xu hướng gia tăng và có thể biểu hiện giống như chứng cường tuyến giáp, với nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mồ hôi quá nhiều và tình trạng bất ổn về cảm xúc. Tuy nhiên, hội chứng cường giáp thực sự chỉ xảy ra trong 0,08% các trường hợp mang thai.

Rau thai sản xuất hormone phóng thích corticotropin [CRH], nó kích thích sản sinh ACTH ở người mẹ. Mức tăng ACTH làm tăng lượng các hormone thượng thận, đặc biệt là aldosterone và cortisol, và do đó góp phần làm phù.

Rau thai sản sinh hormone kích thích tế bào tạo sắc tố [MSH], làm tăng sắc tố da vào cuối thai kỳ.

Tuyến yên to lên khoảng 135% trong thời kỳ mang thai. Nồng độ prolactin huyết thanh mẹ tăng gấp 10 lần. Prolactin gia tăng liên quan đến sự gia tăng sản xuất hormone giải phóng thyrotropin, được kích thích bởi estrogen. Chức năng chính của tăng prolactin là đảm bảo tiết sữa. Mức này sẽ trở về bình thường sau khi sinh, thậm chí ngay cả ở phụ nữ cho con bú sữa mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề