Đánh phủ đầu có nghĩa là gì

Chiến tranh phủ đầu hay chiến lược chiến tranh phủ đầu là chiến lược tấn công trong quân sự được thực hiện để đẩy lùi hoặc đánh bại một nguy cơ xâm lược, nhằm đạt được một lợi thế chiến lược trước một cuộc chiến tranh sắp xảy ra [bị xem là không thể tránh khỏi] mà đối phương sẽ tấn công. Đó là một chiến lược chiến tranh "phá vỡ hòa bình".

Thuật ngữ "chiến tranh phủ đầu" đôi khi bị nhầm lẫn với thuật ngữ "chiến tranh phòng ngừa". Sự khác biệt là một cuộc chiến phòng vệ được phát động để tiêu diệt mối đe dọa tiềm tàng của một bên thù địch khi cuộc tấn công đó chưa xảy ra hoặc được biết là đã được lên kế hoạch. Còn một cuộc chiến tranh phủ đầu được đưa ra với dự đoán về sự xâm lược ngay lập tức của quân đối phương.[1] Hầu hết các học giả hiện đại đánh đồng chiến tranh phòng ngừa với sự gây hấn, và vì vậy lập luận đó là bất hợp pháp.[2] Việc tiến hành chiến tranh phủ đầu có ít sự kỳ thị hơn so với việc tiến hành chiến tranh phòng ngừa.[3]

Chiến lược này khởi đầu của xung đột vũ trang: bắt đầu "phá vỡ hòa bình" khi chưa có "cuộc tấn công vũ trang" nào, không được Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép, trừ khi được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền như là một nhiệm vụ thực thi. Một số học giả tuyên bố khi một kẻ thù được cho là bắt đầu chuẩn bị và điều này xác nhận cho một cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai, nhưng chưa thực sự tấn công thì thực tế cuộc tấn công đã "bắt đầu", tuy nhiên ý kiến này chưa được Liên Hợp Quốc tán thành.[4][5]

Tham khảoSửa đổi

  • Cổng thông tin Quân sự

  1. ^ Beres, Louis Rene [1991–1992], On Assassination as Anticipatory Self-Defense: The Case of Israel, 20, Hofstra L. Rev., tr.321
  2. ^ Shue, Henry and Rhodin, David [2007]. Preemption: Military Action and Moral Justification. Oxford University Press. tr. 116. ISBN 978-0-19-923313-7
  3. ^ Shue and Rodin 2007, tr. 118.
  4. ^ “The Implications of Preemptive and Preventive War Doctrines: a Reconsideration” [PDF]. 2007. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010. A US Army sponsored discussion of various justifications for preemptive, preventive and 'precautionary' war.
  5. ^ “Adoption of Policy of Pre-emption Could Result in Proliferation of Uniliteral, Lawless Use of Force: By Kofi Annan”. 2003. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010. Kofi Annan discusses his unwillingness to accept proposed new changes in UN policy towards the use of preemptive force, and why.

Thực chất của học thuyết “đánh phủ đầu”

Từ những nhận định và kết luận của nhà sử học quân sự Úc Ekins, Max Walsh, Phó Tổng Biên tập tuần báo The Bulletin, đi sâu phân tích thực chất cái gọi là học thuyết Bush “đánh phủ đầu” sẽ được áp dụng tại Iraq như sau: “Học thuyết Bush” là sự thay đổi toàn diện trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nó không chỉ tạo khuôn mẫu cho TT Bush xâm lược Iraq mà còn đặt ra những quy luật cơ sở chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai có thể thấy trước. Lời lẽ, thái độ và những hành động đe dọa của ông Bush không chỉ đi trước dư luận ở Mỹ mà còn đi trước cả những thế lực hùng mạnh tại Washington, trước hết là Bộ Ngoại giao và những tướng lĩnh chóp bu tại Lầu Năm Góc. Lợi dụng cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 này, học thuyết Bush càng được đề cao, lấn át cả những vấn đề chính trị trong nước. Thậm chí học thuyết này còn đang gây sức ép đòi HĐBA Liên Hiệp Quốc [LHQ] thông qua nghị quyết mới cho phép Mỹ tấn công Iraq để thay đổi chế độ nước này. Lời lẽ của TT Bush và các cố vấn cấp cao của ông nói không úp mở rằng nếu HĐBA LHQ không thông qua nghị quyết do Mỹ đề xuất thì Mỹ sẽ đơn phương hành động. Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” thời chiến tranh lạnh nay đang sống lại với “học thuyết Bush” thông qua chủ nghĩa đơn phương. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến môi trường chính trị toàn cầu trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Mỹ có sức mạnh quân sự của một siêu cường, nhưng có một điểm yếu không dễ khắc phục mà nhà báo Anh Josef Joffe nói đó là “sức mạnh mềm [soft power]. Theo ông, không ai chối cãi Mỹ có “sức mạnh cứng” là đại bác, máy bay, tên lửa, tàu chiến hiện đại, nhưng “sức mạnh mềm” là sức mạnh tranh thủ con tim khối óc, lối sống, văn hóa, lại là điểm yếu của Mỹ. “Sức mạnh mềm” của Mỹ đã thua trong chiến tranh Việt Nam là có ý nghĩa lịch sử.

“Sức mạnh mềm” của Mỹ thể hiện trong hàng loạt chính sách đơn phương từ rút khỏi Nghị định thư Kyoto, xé bỏ hiệp ước chống tên lửa ABM, đến việc tẩy chay Tòa án Hình sự quốc tế [ICC] và từ chối ký Nghị định thư Công ước Quốc tế chống vũ khí sinh học. Trong lĩnh vực kinh tế, chủ nghĩa đơn phương Mỹ đã gây mối hận thù với các đồng minh châu Âu trong chính sách áp đặt thuế nhập khẩu thép và tăng trợ cấp nông nghiệp. Chính nhược điểm của “sức mạnh mềm” và “chủ nghĩa đơn phương” đã được giáo sư Joseph Nye, Giám đốc trường hành chính của Đại học Harvard, phân tích trong cuốn Nghịch lý của sức mạnh: Tại sao siêu cường duy nhất của thế giới không thể hành động đơn phương vừa xuất bản [The Paradox of Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go It Alone]. “Sức mạnh mềm” còn thể hiện ở phong trào chống Mỹ đang bùng lên phản đối Mỹ tấn công Iraq. Tại Úc, 74% dư luận phản đối Mỹ xâm lược Iraq nếu không có nghị quyết của HĐBA LHQ. Ngay tại Mỹ chỉ có 20% ủng hộ kế hoạch đơn phương tấn công Iraq bất chấp LHQ. Trong lĩnh vực kinh tế, “sức mạnh mềm” đang đẩy Mỹ vào thế yếu qua chiến dịch chống toàn cầu hóa trên thế giới đả kích các công ty đa quốc gia của Mỹ, điển hình là McDonald’s. Nếu Mỹ tấn công Iraq, cơn bão táp chống Mỹ sẽ bùng lên trong thế giới Hồi giáo láng giềng của Baghdad và càng tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố quốc tế trả thù Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng viết: “Thử thách của lịch sử đối với Mỹ sẽ là liệu chúng ta có thể biến sức mạnh áp đảo hiện nay thành sự đồng thuận quốc tế và các nguyên tắc của chúng ta thành các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận hay không”. Học thuyết của TT Bush mà những hậu quả của nó do hành động quân sự đơn phương tấn công Iraq gây ra chắc chắn làm cho mong ước đầy tham vọng của Henry Kissinger không thể thực hiện được.

[*] Xem Báo NLĐ từ số ra ngày 24-10-2002

Hiền Lương

Video liên quan

Chủ Đề