Nước cất có nồng độ các chất tan như thế nào so với tế bào

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Năng lượng và vật chất trong tế bào

Tế bào đã thực hiện quá trìn trao đỏi vật chất với môi trường bằng cách nào ?

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

1. Khái niệm:

Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng.

2. Cơ sở khoa học:

Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp.

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Hình 1 : Nguyên tắc khuyếch tán các chất

Có thể khuếch tán bằng 2 cách:

+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

+ Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng.

Hình 2 : Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch  nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.

Chất được vận chuyển qua màng gồm có  nước, chất không phân cực , ion và các chất phân cực

Do đặc điểm tính chất  hoá học và vật lí của các chất vận chuyển khác nhau nên nó được  đưa vào tế bào thông qua các kênh vận chuyển khác nhau.

+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.

+ Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.

3. Các loại môi trường bên ngoài tế bào

– Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào →chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

– Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

– Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

 Hình 3 : Tế bào  trong các loại môi trường

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG [VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC]

– Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao [ngược chiều građien nồng độ] và tiêu tốn năng lượng.

– Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

VD: Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phôt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin và làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO

1. Nhập bào

– Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

+ Nhập bào gồm 2 loại:

+ Thực bào:  là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn → đưa thức ăn vào trong tế bào → Lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.

+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

2. Xuất bào:

Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất

Hình 4 : Vận chuyển các chất bằng hình thức xuất bào và nhập bào

IV.BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Phân biệt các khái niệm khuếch tán trực tiếp, khuếch tán qua kênh và vận chuyển chủ động

Khuếch tán trực tiếp là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nông độ cao đến nơi có nồng độ thấp thông qua màng phospholipit

Khuếch tán qua kênh  là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao  đến nơi có nồng độ thấp thông qua kênh protein

Vận chuyển chủ động là quá trình vận chuyển các chất ngược chiều gradien nồng độ [ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp] và tiêu tốn năng lượng.

Câu 2. Phân biệt môi trương ưu trương, đẳng trương, nhược trương ?

– Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào →chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

– Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

– Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

Câu 3. Tại sao muốn giữa rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau?

Vì khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thấm vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.

Câu 4. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?

Nước cất là nước tinh khiết không chứa các chất tan => môi trường nước cất là môi trường nhược trưa so với tế bào

Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước trong nước cất đi vào trong tế bào => tế bào tăng kích thước sau đó bị vỡ ra .

Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào làm tăng kích thước của tế bào tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã có thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào.

Câu 5. Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?

Nguyên nhân do nồng độ chất tan của môi trường trong cơ thể và nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu như nhau nên lượng nước vào trong tế bào và lượng nước ra khỏi tế bào là ngang nhau nên tế bào không bị vỡ ra

Câu 6. Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn xanh?

Khi xào rau, do tính thẩm thấu, nước ra khỏi tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, ko ngon.
Để tránh hiện tưỡng này, ta nên chia ra xào từng ít một, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau “cháy” ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào => Rau xanh, ko bị quắt lại, vẫn giòn ngon.

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 [ Đề thi học kì 1] - Sinh học 10 t Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 [ Đề thi học kì 1 ]- Sinh học 10

Đề bài

Câu 1: Nếu cho các tế bào hồng cầu của người vào ống nghiệm chứa nước cất, thì hiện tượng nào dưới đây có thể quan sát được?

A. hồng cầu không thay đổi hình dạng do nước di chuyển cân bằng.

B. hồng cầu nhận nước quá nhiều làm chúng vỡ ra.

C. hồng cầu mất nước, trở nên biến dạng nhăn nheo.

D. hồng cầu nhận nước, trương lên, nhưng không vỡ.

Câu 2: Trong tế bào thực vật, nồng độ chất tan X vào khoảng 0,8%. Tế bào nói trên sẽ bị co nguyên sinh khi đặt trong dung dịch chứa chất nào dưới đây?

A. Dung dịch chất X có nồng độ 1%.

B. Nước cất.

C. Dung dịch chất X có nồng độ 0,8%.

D. Dung dịch chất X có nồng độ 0,4%.

Câu 3: Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng có đặc điểm là

A. chỉ có ở tế bào nhân thực.

B. không cần tiêu tốn năng lượng.

C. từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn.

D. không cần các kênh protêin xuyên màng.

Câu 4: Cho các phát biểu về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất dưới đây:

[1] Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng.

[2] Hình thức nhập bào và xuất bào các chất tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào.

[3] Trong vận chuyển chủ động, các chất được vận chuyển xuyên qua lớp photpholipid kép của màng sinh chất.

[4] Sự khuếch tán của các phân tử nước tự do qua màng bán thấm gọi là sự thẩm thấu.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 5: Ở các tế bào có hoạt động sản sinh protein tiết ra bên ngoài sẽ phát triển mạnh loại bào quan nào dưới đây?

A. Nhân.

B. Lưới nội chất trơn.

C. Lizoxom.

D. Lưới nội chất hạt.

Câu 6: Xenlulozo và tinh bột đều là đường đa cấu tạo bởi đơn phân là glucozo, tuy nhiên, enzyme xenlulaza chỉ xúc tác phản ứng phân hủy xenlulozo mà không phân giải được tinh bột. Nguyên nhân là do

A. liên kết giữa các đơn phân trong tinh bột bền vững hơn trong xenlulozo.

B. tinh bột có kích thước quá lớn so với xenlulaza.

C. trung tâm hoạt động của xenlulaza chỉ tương thích với xenlulozo.

D. tinh bột chỉ có thể bị phân hủy bởi các xúc tác vô cơ.

Câu 7: Lizoxom là bào quan chứa hệ thống enzyme thủy phân các chất, tuy nhiên các enzyme này lại không thể phá hủy chính lizoxom, đó là vì

A. lizoxom có màng nhầy bảo vệ tránh tác động của enzyme.

B. enzyme ở trạng thái bất hoạt do pH trong lizoxom không phù hợp.

C. cấu tạo màng lizoxom có thêm các yếu tố bảo vệ vững chắc.

D. trong lizoxom không có các chất hoạt hóa enzyme.

Câu 8: Riboxom được cấu tạo bởi các thành phần là

A. rARN, protein

B. rARN, tARN, protein.

C. tARN, protein

D. rARN, mARN

Câu 9: Ở người, khi có các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ tấn công và ”nuốt” lấy vi khuẩn để tiêu diệt chúng. Phương thức bạch cầu ”nuốt” vi khuẩn vào trong tế bào để tiêu diệt chúng được gọi là

A. xuất bào.

B. hợp bào.

C. ẩm bào.

D. thực bào.

Câu 10: Tính chất quan trọng nào của màng sinh chất cho phép nó có thể biến dạng màng để vận chuyển các chất theo phương thức nhập- xuất bào?

A. Tính ổn định

B. Tính khảm

C. Tính bán thấm

D. Tính động

Câu 11: Với một lượng cơ chất xác định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme biến đổi như thế nào?

A. Hoạt tính enzyme giảm xuống.                                          

B. Hoạt tính enzyme tăng lên.

C. Hoạt tính enzyme không đổi.

D. Hoạt tính enzyme tăng đến một giá trị rồi giảm dần.

Câu 12: Các bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực chỉ có 1 lớp màng bao bọc?

[1] ti thể [2] lục lạp[3] lizoxom

[4] bộ máy Golgi[5] lưới nội chất [6] riboxom

Tổ hợp lựa chọn đúng là:

A. [1], [2], [4], [5], [6].

B. [3], [4], [5], [6].

C. [3], [4], [5].

D. [1], [2], [3], [6].

Câu 13: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của các tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?

A. tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B.

B. chủ yếu của loài A.

C. chủ yếu của loài B.

D. một nửa của loài A, một nửa của loài B.

Câu 14: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây là chung cho lục lạp và ti thể?

[1] được bao bọc bởi 2 lớp màng.

[2] tìm thấy ở tất cả các tế bào nhân thực.

[3] có chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào.

[4] có các phân tử ADN dạng sợi kép.

[5] có bào quan riboxom.

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 15: Khi quan sát 1 tế bào dưới kính hiển vi, một học sinh mô tả một cấu trúc như sau: “Đó là một chồng túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách khỏi cái kia, không thông với nhau”. Theo em, cấu trúc học sinh đó đề cập đến là

A. hệ thống hạt grana.

B. bộ máy Golgi.

C. các túi tilacoit.

D. lưới nội chất trơn.

Câu 16: Các quá trình biến đổi nào dưới đây là quá trình đồng hóa?

[1] ADP + P vô cơ → ATP

[2] saccarozo → glucozo + fructozo

[3] acid amin → chuỗi polipeptid → phân tử protein

[4] tinh bột → mantozo → glucozo

A. [1], [3], [4].

B. [1], [3].

C. chỉ [1].

D. [2], [4].

Câu 17: Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.

Enzyme

Cơ chất

1. Saccaraza

2. Pepsin

3. Amilaza

4. Mantaza

a. Protein

b. Tinh bột chín

c. Mantozo

d. Saccarozo

A. 1d, 2c, 3b, 4a.

B. 1d, 2b, 3a, 4c.

C. 1d, 2a, 3c, 4b.

D. 1d, 2a, 3b, 4c.

Câu 18: Ở người, loại tế bào nào trong các tế bào dưới đây có nhiều lưới nội chất hạt nhất?

A. Tế bào hồng cầu.

B. Tế bào biểu bì.

C. Tế bào cơ tim.

D. Tế bào bạch cầu.

Câu 19: Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1, 2, 3, người ta quan sát thấy các hiện tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do.

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?

[1] Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược trương so với tế bào.

[2] Trong môi trường 1, tế bào mất nước gây ra hiện tượng co nguyên sinh.

[3] Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào.

[4] Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với ban đầu.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 20: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là

A. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

B. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.

C. bao bọc xung quanh và bảo vệ nhân tế bào.

D. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.

Câu 21: Chất nào dưới đây có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipid của màng sinh chất?

A. O2

B. Glucozo

C. Na+

D. Saccarozo

Câu 22: Tế bào rễ của thực vật sống trong môi trường ngập mặn thường tích lũy rất nhiều chất khoáng để đảm bảo áp suất thẩm thấu cao, có thể giúp rễ hấp thụ nước. Lượng khoáng này sẽ được tích lũy ở đâu trong tế bào?

A. Bào tương

B. Lizoxom

C. Không bào

D. Thành tế bào

Câu 23: Cho các thành phần, bào quan sau:

[1] Thành xenlulozo                                                                          [2] Không bào trung tâm lớn

[3] Ti thể                                        [4] Lưới nội chất hạt                   [5] Chất nền ngoại bào

Có bao nhiêu thành phần, bào quan có thể tìm thấy ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 24: Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở người thường có thêm cấu trúc giúp chúng có thể ít bị bạch cầu tiêu diệt hơn. Cấu trúc đó là

A. lông.

B. roi.

C. vỏ nhầy.

D. màng sinh chất.

Câu 25: Vùng nhân của vi khuẩn chứa vật chất di truyền là phân tử

A. ARN dạng sợi, đơn.

B. ADN dạng vòng, kép.

C. ARN dạng vòng, kép.

D. ADN dạng sợi, kép.

Câu 26: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ hợp chất nào?

A. Photpholipit.

B. Xenlulozo.

C. Peptidoglican.

D. Kitin.

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây là SAI khi nói về enzyme?

A. hoạt động trong điều kiện sinh lý bình thường.

B. được hoàn trả lại sau khi phản ứng kết thúc.

C. được tổng hợp trong các tế bào sống.

D. tính đặc hiệu với cơ chất thấp.

Câu 28: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì các tế bào sẽ có hình dạng như thế nào?

A. tất cả trương nước nhưng hình dạng không đổi.

B. tất cả sẽ bị co nguyên sinh, nhăn nheo lại.

C. tất cả trương nước và bị vỡ ra.                                                   

D. tất cả đều có dạng hình cầu.

Câu 29: Dạng năng lượng dự trữ chủ yếu trong các tế bào sống là

A. điện năng.

B. nhiệt năng.

C. hóa năng.

D. quang năng.

Câu 30: Phân tử ATP có bao nhiêu nhóm photphat cao năng [giàu năng lượng]?

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 1 nhóm

D. không xác định được

Câu 31: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây là chung cho các vi khuẩn?

[1] Chưa có nhân hoàn chỉnh

[2] Đa số là sinh vật đơn bào, một số đa bào.

[3] Kích thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, chuyển hóa vật chất nhanh chóng.

[4] Tế bào chất chứa bào quan duy nhất là riboxom

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 32: Enzyme có bản chất hóa học là hợp chất nào?

A. Protein

B. Lipid

C. Cacbohydrat

D. Photpholipid

Câu 33: Ở tế bào nhân thực, bào quan được xem như “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào hoạt động là

A. nhân.

B. lục lạp.

C. lưới nội chất hạt.

D. ti thể.

Câu 34: Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?

A. Nồng độ cơ chất quá cao.

B. Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.

C. Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.

D. Độ pH của môi trường không phù hợp.

Câu 35: Các tế bào trong cùng cơ thể nhận diện được nhau là nhờ thành phần nào của màng sinh chất?

A. photpholipid

B. glicoprotein

C. cacbohydrat

D. cholesterol

Câu 36: Bào quan nào có thể được tìm thấy trong tất cả các tế bào nhân sơ cũng như nhân thực?

A. lizozom

B. thành tế bào

C. riboxom

D. nhân


Câu 37: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa thì trong tế bào, nồng độ chất nào sẽ gia tăng một cách bất thường?

A. Chất H

B. Chất A

C. Chất B

D. Chất C

Câu 38: Nhận định nào dưới đây về màng sinh chất của tế bào thực vật là ĐÚNG?

A. Màng sinh chất có tác dụng bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.

B. Màng sinh chất tăng cường tính ổn định bởi cholesterol xen kẽ trong màng.

C. Màng sinh chất cấu tạo chủ yếu bởi photpholipid kép và protein.

D. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, chỉ cho nước di chuyển qua màng.

Câu 39: Thực vật có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng hóa học vì có chứa chất diệp lục. Chất này được định vị ở đâu trong tế bào?

A. Chất nền lục lạp

B. Xoang tilacoit

C. Màng trong lục lạp

D. Màng tilacoit

Câu 40: Trước khi trở thành ếch con thì nòng nọc phải “cắt” bỏ chiếc đuôi của mình bằng cách giải phóng hàng loạt enzyme thủy phân chứa trong một loại bào quan ở các tế bào vùng đuôi, kết quả là làm cho đuôi bị rụng. Đó là bào quan nào?

A. Lizoxom.

B. Riboxom.

C. Không bào.

D. Bộ máy Golgi.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

A

B

D

D

6

7

8

9

10

C

B

A

D

D

11

12

13

14

15

B

C

C

C

B

16

17

18

19

20

B

D

D

B

A

21

22

23

24

25

A

C

A

C

B

26

27

28

29

30

C

D

D

C

A

31

32

33

34

35

B

A

D

A

B

36

37

38

39

40

C

A

C

D

A

 Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề