Nói dung nào sau đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học

Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến

B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng

C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai

Trường hợp nào sau đây là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập?

Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?

Trong tập thể, khi xuất hiện mâu thuẫn cần phải làm gì để giải quyết?

Câu hỏi: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.

B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

1. Thế nào là mâu thuẫn?

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

a.Mặt đối lập của mâu thuẫn.

- Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

- Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

- Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

c.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

- Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

2.Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

a. Giải quyết mâu thuẫn

Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

=>Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

b.Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng chiến tranh

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn.

c. Bài học thực tiễn

- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.

- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.

- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.

- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách

- Biết thực hiện phề bình và tự phê bình.

- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

3. Bài tập trắc nghiệm vận dụng

Câu 1.Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 2.Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập

B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập

D. Nhiều mặt đối lập.

Câu 3.Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn

B. Xung đột

C. Phát triển

D. Vận động.

Câu 4.Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Câu 5.Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 6.Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 7.Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 8.Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 9.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 10.Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp

B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể

D. Một cấu trúc

Mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu thuẫn trong triết học được coi là hạt nhân của phép biện chứng vì nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. Đề cập đến vấn đề này, phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì?

Mâu thuẫn là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng, tạo nên sự vật, hiện tượng đó.

Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn triết học được hiểu như sau: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi mâu thuẫn luôn có hai mặt đối lập với nhau trong đó nó vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh qua lại với nhau.

Đặc điểm của mâu thuẫn

Sau khi hiểu được mâu thuẫn triết học là gì? Đặc điểm của mâu thuẫn cũng là thông tin chúng ta cần tìm hiểu. Mâu thuẫn triết học có những đặc điểm như sau:

– Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ một lực lượng siêu tự nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật, hiện tượng.

– Mâu thuẫn mang tính phổ biến: Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật, mâu thuẫn được hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, bởi lẽ sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Vật chất tồn tại ở hình thức vận động cao hơn, mâu thuẫn thể hiện càng rõ nét hơn, gắn liền với sự vật xuyên suốt quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật.

Từ hai đặc điểm trên có thể thấy mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, được hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản thân, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn triết học vận động như thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ mâu thuẫn triết học là gì? Tại phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự vận động của mâu thuẫn triết học. Mâu thuẫn triết học vận động và tồn tại bằng sự thống nhất và đấu tranh trong chính bản thân nó.

– Sự thống nhất là được Lê nin nhận định rằng: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập[sự thống nhất của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng]”.

– Sự đấu tranh là sự phủ định lẫn nhau nhằm mục đích loại trừ giữa các mặt đối lập. Có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, được quy định dựa vào các yếu tố về tính chất của sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng; điều kiện tồn tại của sự vật, hiện tượng.

– Sự chuyển hóa giữa mặt đối lập là hệ quả tất yếu của hai quá trình trên, đây là lúc mâu thuẫn được giải quyết. Nhưng, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lại lặp lại và cứ thế không ngừng vận động. Từ đó làm động lực để sự vật, hiện tượng được phát triển.

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

– Mặt đối lập: Là những đặc điểm, thuộc tính tồn tại khách quan ở trong mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà khi đó các mặt đối lập có sự tác động lẫn nhau. Trạng thái này tồn tại một cách khác quan trong sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Sự thống nhất của các mặt đối lập: Đây là sự tồn tại thống nhất, không tách rời nhau của các mặt đối lập. Nếu không có sự tồn tại của mặt này thì mặt còn lại sẽ thiếu cơ sở tồn tại. Kết quả của sự thống nhất này là yếu tố đồng nhất của chúng và là căn cứ để tạo nên quá trình chuyển đổi để mâu thuẫn được giải quyết.

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đây là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập với xu hướng là để loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi phát triển đến một giai đoạn nào đó thì đây lại là yếu tố kết hợp cùng sự đồng nhất để chấm dứt mâu thuẫn.

Trên đây chúng tôi đã đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì? Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề