Chương trình chất lượng cao đại học Hồng Đức

Phòng thí nghiệm vật lý Trường Đại học Hồng Đức

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, Trường Đại học Hồng Đức đã chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Đề án đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua. Theo đó, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường Đại học Hồng Đức đào tạo 4 ngành chất lượng cao gồm: Đại học sư phạm Toán, Đại học sư phạm Vật lý, Đại học sư phạm Ngữ văn, Đại học sư phạm Lịch sử với chỉ tiêu đào tạo hằng năm của mỗi ngành là 20 chỉ tiêu.

Điều kiện xét tuyển là những học sinh dự thi THPT Quốc gia 2018, đậu tốt nghiệp THPT và đạt các tiêu chí: rèn luyện 3 năm ở THPT đạt loại tốt; xếp loại học lực 3 năm ở THPT đạt loại khá trở lên; có tổng điểm thi THPT quốc gia 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên [không có môn nào dưới 5 điểm] và môn chủ chốt của ngành đào tạo đạt từ 8 điểm trở lên. Ưu tiên tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải Quốc tế, Quốc gia [giải Nhất, giải Nhì và giải Ba]. Học sinh tốt nghiệp từ các trường THPT chuyên có 3 năm học THPT đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng được ưu tiên tuyển thẳng. Thứ tự ưu tiên từ giải Quốc tế đến Quốc gia và học sinh giỏi cấp tỉnh. Chỉ tiêu tuyển thẳng không vượt quá 30% chỉ tiêu mỗi ngành. Học sinh trúng tuyển sẽ được tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao và được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi.

NGƯT, PGS, TS Nguyễn Mạnh An - Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức: Học lớp Đề án, sinh viên sẽ được học giáo trình chất lượng cao với chương trình học kéo dài hơn, được tăng thêm phương pháp giảng bộ môn, chương trình ngoại ngữ, lớp học quy mô nhỏ 20 sinh viên tạo điều kiện cho việc tự học, tự nghiên cứu, trao đổi. Đồng thời, sinh viên được thụ hưởng nhiều chính sách như: miễn học phí, bố trí nơi ở, được cấp học bổng với mức rất cao.

Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp đại học lớp Đề án đạt loại khá trở lên, sinh viên  sẽ được đảm bảo tuyển dụng vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Đây là lần đầu tiên, Thanh Hóa “đặt hàng” đào tạo sinh viên ngành sư phạm nhằm tuyển sinh được những học sinh xuất sắc vào học khối ngành sư phạm; tổ chức đào tạo để sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao, kịp thời bổ sung nguồn giáo viên chất lượng cao cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh./.

Thùy Dung – Đăng Tuyển

4 chương trình đào tạo đại học được khảo sát đánh giá chất lượng trong đợt này gồm: Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử và Quản trị kinh doanh. Trong thời gian từ ngày 5- 9/3, Đoàn chuyên gia của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu hồ sơ minh chứng, phỏng vấn, thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chuẩn xác về mức độ đáp ứng yêu cầu về chuẩn chất lượng đối với các hoạt động của các chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành theo Thông tư số 04 năm 2016  của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đó, năm 2019, Trường Đại học Hồng Đức đã có 2 chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn giáo dục bao gồm: Giáo dục Tiểu học và Sư phạm Mầm non. 

Việc khảo sát đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là dịp để Trường Đại học Hồng Đức rà soát tổng thể các hoạt động của các chương trình đào tạo nhằm hướng tới sự hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động trong thời gian tới./.

Theo Thùy Dung/Bản tin TS tối 7/3

Thực hiện kế hoạch công tác kiểm định chất lượng giáo dục [KĐCLGD] năm 2022, ngày 19-20/2/2022, Trung tâm KĐCLGD - ĐHQGHN tổ chức phiên họp XVI của Hội đồng KĐCLGD để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo [CTĐT] đã được đánh giá ngoài của 13 trường Đại học, Cao đẳng. Phiên họp được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trường Đại học Hồng Đức có 04 CTĐT trình độ đại học được thẩm định kết quả đánh giá, gồmĐại học Sư phạm Địa lý, Công nghệ thông tin, Luật và Kế toán.

Hình ảnh trực tuyến tại phiên họp

Tham dự phiên họp có các thành viên của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục; đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT; lãnh đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện các Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và đại diện lãnh đạo của các trường đại học và các khoa có chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài.

Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS. TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ tịch Hội đồng Bảo đảm chất lượng; các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Hội đồng Trường; trưởng các Phòng, Trung tâm; Trưởng khoa và Trưởng Ban thư ký của của 04 CTĐT đã được đánh giá và của 04 chương trình đào tạo chuẩn bị đánh giá ngoài.

Tại phiên họp, Đại diện Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đã báo cáo tóm tắt quá trình đánh giá ngoài và quá trình giám sát đánh giá ngoài 04 CTĐT của Trường Đại học Hồng Đức.

PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng

Hội đồng đã trao đổi, thảo luận với Lãnh đạo Nhà trường để làm rõ hơn về những thông tin liên quan đến 04 CTĐT đã được đánh giá ngoài. PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường thay mặt lãnh đạo Trường trả lời đầy đủ những câu hỏi của các thành viên Hội đồng và được Hội đồng ghi nhận sự quyết tâm và tiến bộ của Nhà trường trong công tác KĐCLGD, tích cực đổi mới và cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài.

Cuối cùng, Hội đồng đã tiến hành họp riêng và bỏ phiếu kín thống nhất 04 CTĐT của Nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT [với số phiếu đạt 93,3%], nâng tổng số CTĐT đã được kiểm định chất lượng của Nhà trường lên 10 CTĐT.

Căn cứ vào kết quả này, trong những ngày tới, Trung tâm KĐCLGD - ĐHQGHN sẽ hoàn thiện các thủ tục tiếp theo để cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT cho 04 CTĐT của Trường Đại học Hồng Đức.

Đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu Trường Đại học Hồng Đức

Kết quả đạt được của ngày hôm nay là sự nỗ lực, cố gắng của tập thể CBVC - LĐ và học viên, sinh viên của Nhà trường, đặc biệt là các khoa có 04 CTĐT đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục./.

Đại biểu tham dự phiên họp chụp ảnh lưu niệm

BBT website

Trong những năm qua, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giỏi, đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, Trường Đại học [ĐH] Hồng Đức đã tập trung xây dựng chương trình đào tạo [CTĐT] theo định hướng ứng dụng, thường xuyên rà soát, điều chỉnh và cập nhật kiến thức mới; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo, tự học của người học; xây dựng môi trường học tập tích cực và năng động giúp người học phát triển toàn diện và trưởng thành. Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng [KĐCL] giáo dục nhà trường, KĐCL giáo dục CTĐT và coi các tiêu chí KĐCL là thước đo cho mọi mặt hoạt động của nhà trường, của CTĐT để từng bước cải tiến, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí KĐCL và nâng cao chất lượng tiêu chí KĐCL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng thương hiệu trong đào tạo.

PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường trao bằng thạc sĩ cho các học viên tốt nghiệp năm 2021

Với phương châm lấy chất lượng, hiệu quả đào tạo là mục tiêu, nguyên tắc là định hướng cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; là yếu tố quyết định cho sự mở rộng, hợp tác, phát triển, cạnh tranh của nhà trường, Trường ĐH Hồng Đức đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng [BĐCL] bên trong. Theo đó, nhà trường đã thành lập phòng chức năng, quản lý, tham mưu về hoạt động BĐCL và KĐCL; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành. Từ đó, nhà trường ban hành quy trình/hướng dẫn cụ thể, như quy trình về tự đánh giá chất lượng CTĐT, hướng dẫn về tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, quy trình về khảo sát ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên... giúp cho các đơn vị, cá nhân dễ dàng trong việc triển khai thực hiện và có sự giám sát của các đơn vị liên quan.

Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn như việc triển khai xây dựng, rà soát chuẩn đầu ra, CTĐT; bồi dưỡng kiến thức về tự đánh giá CTĐT; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, phương pháp giảng dạy... cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thiết lập hệ thống thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan, gồm: người học, cựu người học, giảng viên và cơ quan/doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, chuyên gia, nhà quản lý... để làm cơ sở cải tiến các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, thông qua hệ thống quản lý chất lượng QMS ISO 9001:2015 theo chu trình cải tiến liên tục PDCA [xây dựng kế hoạch - tổ chức thực hiện - kiểm tra, đánh giá - cải tiến, khắc phục], Trường ĐH Hồng Đức đã xây dựng, hoàn thiện các quy trình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Năm 2017, nhà trường thực hiện quy trình KĐCL cơ sở giáo dục và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường ĐH, giai đoạn 2017-2022.

Hằng năm, 100% CTĐT của nhà trường đều được cập nhật dữ liệu đánh giá [đánh giá nhanh], trong đó có 10 CTĐT ĐH đã được KĐCL và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, gồm: Sư phạm tiếng Anh; Giáo dục tiểu học; Sư phạm Toán; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Quản trị kinh doanh; Sư phạm Địa lý; Công nghệ thông tin; Kế toán và Luật.

Theo kế hoạch, trong quý I-2022, nhà trường tiến hành KĐCL 3 CTĐT ĐH và 1 CTĐT sau ĐH đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, phấn đấu hằng năm có từ 4 - 6 CTĐT được KĐCL, phấn đấu đến năm 2025 có trên 60% CTĐT đạt tiêu chuẩn KĐCL CTĐT theo bộ tiêu chuẩn trong nước hoặc khu vực, trong đó 100% CTĐT giáo viên đạt KĐCL.

Hoạt động BĐCL là một quá trình thường xuyên, liên tục cải tiến, nên rất cần sự chia sẻ, thống nhất trong toàn thể giảng viên, cán bộ, nhân viên, người học để cùng hướng đến việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường; hoàn thiện hệ thống BĐCL bên trong, xây dựng văn hóa chất lượng - yếu tố bền vững tạo ra chất lượng và thương hiệu.

PGS.TS Bùi Văn Dũng

Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức

Video liên quan

Chủ Đề