Nói dung nào sau đầy không thuốc văn bản thuyết minh

KHÁI NIỆM VĂN BẢN THUYẾT MINH [edit]

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dung trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức [kiến thức] về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội và phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN THUYẾT MINH [edit]

  • Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. 
  • Văn thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, đòi hỏi chính xác, rạch ròi; phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức thì mới làm được.
  • Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH [edit]

  • Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
  • Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như:

           - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” nhằm giới thiệu, giải thích hoặc định nghĩa về sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.

 Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế. Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và trở thành Trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước. [Theo thuathienhue.gov.vn]

Ví dụ trên nhằm giới thiệu và chỉ ra đặc điểm riêng của vùng đất Thừa Thiên Huế trên khía cạnh văn hóa, lịch sử để hấp dẫn du khách đến tìm hiểu vùng đất này.

           - Phương pháp liệt kê: Liệt kê các măt, các phương diện, các phần, các tính chất,… của đối tượng theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan.

 Ngoài ra, iPhone SE [2020], iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max và iPhone XR có khả năng chống lại các chất lỏng thông thường như soda, bia, cà phê, trà và nước trái cây. Nếu bị những giọt nước biển văng vào, hãy rửa vùng bị ảnh hưởng bằng nước máy, sau đó lau khô và để khô. [Theo 24h.com.vn]

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp liệt kê để đưa ra các dòng máy của iPhone có thể chống lại nước và các chất lỏng nào để hướng dẫn người sử dụng biết cách sử dụng và xử lí trong các tình huống gặp phải.

           - Phương pháp nêu ví dụ: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động chính xác và cụ thể, có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc [nghe] tin cậy.

 Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la]. [Trích Ôn dịch, thuốc lá]

Đoạn văn trên đưa ra ví dụ: ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la nhằm mục đích thuyết phục người đọc hơn về việc xử phạt trong chiến dịch chống thuốc lá ở các nước phát triển.

           - Phương pháp dùng số liệu [con số]: Dùng những con số có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất, thực tế nhất mà lại có sức thuyết phục nhất về đặc điểm nào đó của đối tượng, về vai trò nào đó của đối tượng.

 Hôm nay, Qualcomm công bố sáng tạo mới nhất có tên Quick Charge 5, công nghệ sạc dây hứa hẹn sạc đầy pin chỉ trong 15 phút và từ 0% lên 50% trong 5 phút. Trước đó, hãng điện thoại Trung Quốc Vivo tiết lộ Super FlashCharge 120W, dùng củ sạc và cáp USB-C tùy biến để mang đến tốc độ sạc tương tự. Pin 4.000mAh có thể sạc 50% trong 5 phút hay 100% trong 13 phút. [Theo Vietnamnet.vn]

Đoạn văn trên đưa ra số liệu để làm rõ cho người đọc thấy việc một số công nghệ sạc dây với tốc độc nhanh, thậm chí siêu nhanh được ra đời không thua kém gì sạc không dây.

           - Phương pháp so sánh: Sự so sánh đối tượng; khía cạch của đối tượng,… với những cái gần gũi, cụ thể giúp cho người nghe [đọc] tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể, sáng rõ bởi nó dễ hiểu.

 Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh diện tích của hai đối tượng biển Thái Bình Dương và biển Bắc Băng Dương nhằm mục đích giúp người đọc hình dung được độ lớn của biển Thái Bình Dương.

           - Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật, đối tượng đa dạng, người ta chia ra từng loại, từng phần theo đặc điểm đối tượng thuyết minh để trình bày. Như vậy sẽ mang tính khách quan, đầy đủ, dễ theo dõi đối với người đọc [nghe].

 Cây thốt nốt thường vươn cao, có cây cao tới 15 – 20 mét. Thân cây nhiều đốt, có lớp vỏ dày chắc, lá và tán lá xoè ra như tán cọ. Đặc biệt, cây thốt nốt có hoa quanh năm, thuộc loại hoa buồng như hoa dừa, hoa cọ. Nếu là hoa đực, có nhị hoa vươn dài 30 – 40 phân, thân tròn, tiết diện có khi tới 3 – 4 phân. Nhị hoa này chứa và dẫn rất nhiều nước ngọt. Vì thế, người dân nơi có thốt nốt mọc, biết cách lấy nước từ hoa cây để chế biến đường. Đó là đường thốt nốt.

Cây thốt nốt có tuổi thọ cao hơn tuổi thọ con người. Thường thường, phải trồng 20 – 25 năm mới thu hoạch nước ngọt được. Cách thu hoạch thốt nốt bao đời nay, vẫn chỉ là phương thức thủ công. Người dân leo trèo lên cây, dùng dao cắt nhị hoa đực [còn gọi là vòi hoa đực] hứng lấy nước hoa. Người thợ lấy nước thốt nốt có mẹo riêng, họ dùng những ống tre để cắm vào buồng hoa, hứng nước. Các ống tre lấy nước hoa thốt nốt được làm vệ sinh sạch sẽ, trước khi hứng nước ngọt. Ấy là đem hun khói ống tre cho sạch, kẻo làm hỏng nước ngọt.

Việc nấu đường thốt nốt không có gì khó khăn. Nước thốt nốt hứng được, đem vào chảo đun cô cạn dần. Người ta dùng ngay thân cây thốt nốt già hạ xuống, chẻ ra và phơi khô làm củi đun thật đượm lửa. Việc nấu đường thốt nốt nom thì dễ dàng, ấy vậy để tạo ra mẻ đường ngon lại là cả kinh nghiêm dài ngày. Lửa nấu phải cháy đều, vừa lửa, người thợ vừa nấu vừa dùng đũa cả quấy đảo kẻo bén đáy chảo. Đũa cả để đảo đường được làm bằng cật tre già, đẽo tựa mái chèo nhỏ. Khi nước thốt nốt đã được cô sền sệt, ấy là lúc đổ sang chảo thứ hai, lại đều lứa đun tiếp cho đến độ thành hạt đường.

Nấu mẻ đường thốt nốt chừng phải tốn từ 3 – 4 tiếng đồng hồ. Khi nước thốt nốt đã nấu thành đường, thấy đường thốt nốt vàng ươm và thơm mát dịu. Người thợ nấu đường biết dùng khuôn để đổ đường thành từng cột đường tròn đều, đoạn dùng dao cắt ra từng khoanh đường có độ dầy 2 – 3cm là vừa. Có lò nấu đường lại đổ đường ra đầy bát ăn cơm để làm thay khuôn. Đường khô trong lòng bát, được lấy ra gói lại, gọi là bánh đường. Đường đổ khuôn ống tròn, cắt từng khoanh dầy, lại được xếp 10-12 khoanh làm thành một cây đường. Cây đường lại được lấy lá thốt nốt gói lại, nom rất ngon và rất đẹp mắt. [Nghề làm đường thốt nốt]

Đoạn văn trên trình bày các đặc điểm của việc làm đường thốt nốt bằng phương pháp phân loại, phân tích các mặt:

           - Đặc điểm của cây thốt nốt

           - Những cách thu hoạch nước ngọt từ hoa của cây thốt nốt

           - Cách nấu đường thốt nốt

BỐ CỤC CHUNG VÀ CÁC DẠNG BÀI VĂN THUYẾT MINH [edit]

1. Bố cục chung của một bài văn thuyết minh

  • Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,… của đối tượng và công dụng của nó.
  • Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế.

2. Các dạng bài văn thuyết minh

  • Dạng 1: Thuyết minh về một thứ đồ vật
  • Dạng 2: Thuyết minh về một loài vật
  • Dạng 3: Thuyết minh về một phương pháp [cách làm món ăn]
  • Dạng 4: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
  • Dạng 5: Thuyết minh về một phong tục
  • Dạng 6: Thuyết minh về một thể loại văn học [hoặc một tác giả văn học]

CÁCH LÀM và những yêu cầu, lưu ý của mỗi một dạng bài thuyết minh được cung cấp đầy đủ trong chuỗi video của chuyên đề Văn thuyết minh trong khóa Ngữ Văn 8. Dưới đây là cách làm của mỗi dạng.

3. Cách làm của mỗi dạng bài thuyết minh

DẠNG 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ VẬT

Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được thuyết minh

Thân bài: Thuyết minh theo một trình tự rõ ràng, liên kết, mạch lạc các đặc điểm của đối tượng thuyết minh

  • Xuất xứ, nơi sản xuất, sự ra đời và phát triển
  • Hình dáng, nguyên liệu, cấu tạo, tác dụng
  • Cách sử dụng, cách bảo quản
Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của đối tượng thuyết minh trong cuộc sống

DẠNG 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI VẬT

Mở bài: Giới thiệu chung về loài vật được thuyết minh

Thân bài: Thuyết minh rõ ràng, liên kết, mạch lạc các đặc điểm của đối tượng thuyết minh:

  • Nguồn gốc xuất xứ
  • Đặc điểm sinh học: hình dáng, các bộ phận, tập tính, thời gian sinh trưởng
  • Nguồn gốc: từ đâu?, ra đời khi nào?,
  • Nguyên vật liệu:

     - Cách nuôi dưỡng, chăm sóc và duy trì, phát triển

     - Tác dụng/Lợi ích kinh tế

Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của đối tượng thuyết minh trong cuộc sống.

DẠNG 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP/CÁCH LÀM

Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng được thuyết minh

Thân bài: Thuyết minh theo một trình tự rõ ràng, liên kết, mạch lạc các bước làm của đối tượng

  • Nguồn gốc: từ đâu?, ra đời khi nào?,
  • Nguyên vật liệu:
  • Quy trình, cách thức làm [các bước tiến hành]
  • Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
  • Sử dụng/Thưởng thức
  • Ý nghĩa

     - Danh sách: máy móc, dụng cụ.., nguyên vật liệu,…

     - Tìm mua tại đâu?

     - Số lượng bao nhiêu?

  • Quy trình, cách thức làm [các bước tiến hành]
  • Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
  • Sử dụng/Thưởng thức
  • Ý nghĩa

Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của đối tượng thuyết minh trong cuộc sống

DẠNG 4: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng và tạo sự hứng thú cho người đọc bằng cách nêu đặc điểm chung và nổi bật về đối tượng.

Thân bài

  • Giới thiệu nguồn gốc, vị trí, lịch sử của danh lam, thắng cảnh đó

     - Danh thắng đó có nguồn gốc từ đầu? Được ai khám phá? Có từ bao giờ?

     - Sự mở mang, phát triển của danh thắng

     - Sự kiện, nhân vật lịch sử [nếu có] liên quan.

     - Cấu trúc khi nhìn từ xa

     - Miêu tả nét đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh và từng bộ phận kiến trúc.

  • Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của đối tượng thuyết minh đối với:

     - Địa phương 

     - Đất nước 

Kết bài

  • Tương lai của danh lam, thắng cảnh đó.
  • Cảm nghĩ của bản thân về danh lam, thắng cảnh đó.
DẠNG 5: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG

Mở bài: Giới thiệu chung về phong tục truyền thống được chọn thuyết minh

Thân bài

  • Phong tục đó thuộc dân tộc nào, vùng đất nào, khu vực nào?
  • Nguồn gốc, lịch sử ra đời của phong tục đó
  • Phong tục đó có gắn với truyền thuyết hay câu chuyện cổ nào không?
  • Nét đẹp của phong tục:
     - Thời gian

     - Những người tham gia

     - Các hoạt động của phong tục: nghi thức lễ, hội hè, các trò chơi dân gian…

  • Ý nghĩa của phong tục
  • Những nét mới/hạn chế của phong tục [nếu có]
Kết bài
  • Vai trò của phong tục trong đời sống tâm linh và tình cảm của cộng đồng
  • Nhấn mạnh niềm vui, ý nghĩa văn hóa của phong tục
  • Cách thức để duy trì, bảo tồn vẻ đẹp của phong tục
DẠNG 6: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC [HOẶC TÁC GIẢ VĂN HỌC]

Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học/tác giả văn học

Thân bài

     - Giải thích khái niệm của thể loại văn học đó

     - Sự phát triển của thể loại văn học:

          + Nguồn gốc

          + Quá trình phát triển và biến đổi

     - Đặc điểm về hình thức và nội dung của thể loại văn học:

          + Hình thức: số chữ, số câu, thanh bằng – trắc, luật đối, vần, nhịp,…

          + Nội dung: thể hiện những khía cạnh nội dung gì của tác phẩm

     - Vị trí của thể loại trong lịch sử văn học dân tộc

     - Cuộc đời:

          + Tên thật, bút danh/tên chữ/biệt hiệu

          + Năm sinh năm mất

          + Quê quán

          + Xuất thân

          + Đặc điểm về cuộc đời: những mốc thời gian quan trọng cùng những sự kiện trong cuộc đời

          + Đặc điểm về con người: tính cách, phẩm chất…

     - Sự nghiệp sáng tác:

          + Phong cách sáng tác

          + Thể loại/Chữ viết

          + Chặng đường sáng tác/Đề tài sáng tác

          + Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu

          + Giá trị nội dung của các sáng tác

          + Đặc sắc nghệ thuật của các sáng tác

     - Vị trí, đánh giá, các giải thưởng văn học [nếu có]

Kết bài: Đánh giá vai trò, vị trí của thể loại/tác giả văn học trong sự phát triển của nền văn học.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề