Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt như thế nào

Ngày hỏi:02/02/2021

Trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính có hai người vi phạm có được ra 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?

  • Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

    2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

    3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

    4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

    Như vậy, 2 người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì vẫn có thể ra 01 quyết định xử phạt.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Vậy, khi tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì có bị xử phạt về từng hành vi vi phạm không?

Theo quan điểm của trangtinphapluat.com mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định cá nhân thực hiện nhiều hành vi thì bị xử phạt về từng hành vi, không có quy định trường hợp tổ chức thực hiện nhiều hành vi thì xử lý như thế nào, nhưng theo nguyên tắc của điểm a khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC thì “Mọi hành vi hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính giây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.

Xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần

Và tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”.

Do đó, trường hợp tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền sẽ xử phạt về từng hành vi vi phạm giống như cá nhân vi phạm và áp dụng mức phạt gấy đôi so với cá nhân.

Trường hợp tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm mà người có thẩm quyền xử phạt chỉ xử phạt một hành vi hoặc xử phạt không hết các hành vi vi phạm thì sẽ vi phạm điều cấm của Luật XLVPHC [Điều 12].

Không chỉ cá nhân và tổ chức khi vi phạm hành chính nhiều lần thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Theo khoản 6 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này và chưa hết thời hiệu xử lý.

Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC thì “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt tổ chức vi phạm nhiều lần

Trường hợp tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì có thể bị xử phạt như sau:

– Xử phạt về từng hành vi vi phạm theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính [mọi hành vi đều bị xử phạt].

– Xử phạt 01 hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần để tăng mức phạt vi phạm hành chính lên trên mức khung trung bình của khung hình phạt nhưng tối đa không quá mức khung cao nhất của điều, khoản xử phạt.

Theo quan điểm của trangtinphapluat.com trong trường hợp tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì người có thẩm quyền xử phạt nên xử phạt 1 hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng sẽ có lợi hơn cho tổ chức bị xử phạt [mức phạt sẽ ít hơn so với xử phạt từng hành vi].

[Hướng dẫn xử phạt trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần]

Bạn đọc có thể tham gia ý kiến phản hồi đối với nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính. Ý kiến vui lòng ghi ở mục bình luận bên dưới bài viết.

Rubi

Một hành vi vi phạm chỉ được xử phạt một lần. Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:a] Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;b] Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;c] Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;d] Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;đ] Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;e] Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:a] Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;b] Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;c] Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d] Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

Hủy quyết định xử phạt hành chính khi khởi tố hình sự

Trong trường hợp một người bị xử phạt hành chính, sau đó lại bị khởi tố hình sự theo quy định pháp luật sẽ được hủy bỏ quyết định xử phạt. Cụ thể tại điều 62 luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.


4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6165 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

Video liên quan

Chủ Đề