Kinh doanh quốc tế và Logistics là gì

Nhiều bạn trẻ yêu thích ngành Kinh doanh quốc tế nhưng lại cảm thấy hoang mang, lúng túng khi chưa hiểu rõ về ngành cũng như mục tiêu, sở trường của bản thân khi đăng ký chọn ngành học này. Vậy, ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ. Đây là lĩnh vực mang tính toàn cầu, bao gồm các chiến thuật, cách thức quản trị, chiến lược kinh doanh được xây dựng giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, theo các hiệp định thương mại đã được ký kết.

Ngành Kinh doanh quốc tế học gì?

Với chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế; các kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm để sau khi ra trường có thể đảm nhận tốt một số vị trí chuyên môn nghiệp vụ và sau đó là các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, Giới thiệu về Quản trị. Các kiến thức chuyên sâu có thể kể đến: Quản trị chuỗi cung ứng và Logistic toàn cầu, Chiến lược kinh doanh quốc tế, Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế, Luật và tài chính quốc tế…

Kinh doanh quốc tế học những môn gì?

Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế Đại học Đại Nam được xây dựng nền tảng vững chắc trong hoạt động kinh doanh quốc tế cho sinh viên thông qua lộ trình đào tạo 4 năm với 135 tín chỉ; cung cấp cho học viên những kiến thức thực tế về nghiệp vụ của kinh doanh quốc tế thông qua các môn học tiêu biểu mang đặc trưng của ngành, như: Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Marketing quốc tế, Quản trị chiến lược toàn cầu, Thương mại quốc tế, Quản trị đa văn hóa, Logistics và vận tải quốc tế, Quản trị xuất nhập khẩu, Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế, Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Đầu tư quốc tế, Quản trị kênh phân phối…

Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có khả năng làm việc tại các vị trí như:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh tại các công ty đa quốc gia, công ty giao nhận ngoại thương, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh ngoại tệ.
  • Chuyên viên tổng hợp, báo cáo, phân tích dữ liệu, số liệu xuất nhập khẩu, chuyên viên thực hiện các gói dự án điều tra, giám sát, tổng hợp dữ liệu làm cơ sở lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, các loại hình kinh doanh quốc tế…
  • Chuyên viên phụ trách dự án, phụ trách nhãn hàng của dự án quốc tế, các dự án trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các công ty Việt Nam ở nước ngoài hoặc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các văn phòng Bộ/Sở Công thương. Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng hoặc tự thành lập doanh nghiệp.

Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế dao động trong khoảng từ 10-15 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập này sẽ gia tăng theo năng lực và kinh nghiệm.

Điểm khác biệt của ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Đại Nam

TS. Nguyễn Việt Anh – Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Đại Nam cho biết: “Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế không chỉ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp về KDQT hiện đại ở phạm vi quốc tế mà còn đặc biệt chú trọng các kỹ năng tiếng Anh, tin học và kỹ năng mềm giúp sinh viên nắm bắt nhanh cơ hội việc làm sau khi ra trường để có thể đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên đến cán bộ cao cấp trong các doanh nghiệp, tổ chức. Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trường ĐH Đại Nam, sinh viên dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc năng động và phát triển nghề nghiệp trong tương lai”.

TS. Nguyễn Việt Anh – Phó Hiệu trưởng, trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Đại Nam.

TS. Nguyễn Việt Anh chia sẻ thêm: “Khoa Quản trị kinh doanh tại trường ĐH Đại Nam luôn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình tham quan thực tập, thực tế tại các nhà máy sản xuất, trung tâm logistics, cảng biển, chi cục hải quan, công ty xuất nhập khẩu… nhằm giảm bớt khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học. Sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế còn được tham gia cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam tổ chức hằng năm trên quy mô toàn quốc”.

Sinh viên CLB Logistics & Kinh doanh quốc tế DNU trong chuyến tham quan thực tế tại Cảng Hải Phòng.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Đại Nam đều được đào tạo ở các nước có nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

TS. Nguyễn Việt Anh khẳng định: “Nhà trường luôn đầu tư cơ sở vật chất từ hệ thống giảng đường, phòng máy tính, trung tâm khởi nghiệp, thư viện, khu thao trường quốc phòng an ninh, ký túc xá, căng-tin… hiện đại, đầy đủ tiện nghi đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học. Hệ thống E.learning cung cấp các bài giảng điện tử, các bài báo khoa học… thuộc nhiều chuyên ngành giúp sinh viên học tập đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lớn”.

Đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống Thư viện sang trọng, hiện đại kết nối Internet tốc độ cao, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú. Ký túc xá tiện ích khép kín nằm ngay trong khuôn viên trường với 1400 chỗ có điều hòa, bình nóng lạnh. Bên cạnh là chuỗi nhà ăn, phòng thể chất, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của sinh viên.

Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hằng năm, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao… Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Cách thức trở thành tân sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Đại học Đại Nam

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

- 04 tổ hợp môn xét tuyển của Ngành Kinh doanh quốc tế:

  • Toán, Vật lý, Hóa học [A00]
  • Toán, Ngữ văn, Lịch sử [C03]
  • Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh [D01]
  • Toán, Địa lý, Tiếng Anh [D10]

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Ban Truyền thông

Tên chương trình: Chương trình tiên tiến ngành “Kinh doanh quốc tế và Logistics”

1. Mục tiêu chung

Những sinh viên học chuyên ngành “Kinh doanh quốc tế và Logistics” được trang bị các kiến thức sau:

- Nền tảng lý thuyết về các ngành khoa học xã hội, được ứng dụng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp vận tải nói chung và vận tải biển nó riêng.

- Những kiến ​​thức phù hợp và kỹ năng phân tích có thể được áp dụng trong một loạt các thiết lập tổ chức bao gồm các lĩnh vực doanh nghiệp, chính phủ và phi lợi nhuận; có nền tảng vững chắc về các lý thuyết kinh tế và chính trị toàn cầu;

- Những kiến thức lý thuyết cần thiết để có thể hiểu được các vấn đề về chính sách hàng hải trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao; hiểu biết về các chính sách kinh doanh thương mại hàng hải, đặc biệt có khả năng phê bình, khả năng nghiên cứu về lượng hoặc phi lượng hóa, các kỹ năng lãnh đạo và những nhận thức về văn hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

Ngành học tập trung vào 2 lĩnh vực chính sau:

- Kinh doanh quốc tế: Sinh viên đạt được một nền tảng vững chắc trong kinh doanh. Khóa học cung cấp những kỹ năng để phê bình tham gia với các khái niệm, lý thuyết và phương pháp, cũng như thực hành hiện đại của kinh doanh quốc tế bao gồm nghiên cứu, lãnh đạo hoạt động, năng lực giao lưu văn hóa, năng lực phân tích và kỹ thuật, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.    

- Logistics: Sinh viên có khả năng lập kế hoạch cung ứng dịch vụ logistics; Xây dựng các chiến lược tác nghiệp cho các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các công ty vận tải và các nhà máy sản xuất; Tổ chức điều phối mạng lưới phân phối hàng hóa tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất; Xây dựng được các chiến lược marketing theo nguyên lý tối ưu hóa của chuỗi cung ứng nghiệp sản xuất và dịch vụ; Quản lý kho hàng và lập kế hoạch tối ưu hóa lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực cho các công; Xây dựng, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng theo quan điểm của chuỗi cung ứng; Kết hợp và điều phối các loại hình phương tiện vận tải nhằm cung cấp mạng lưới vận tải tối ưu cho công ty và cho khách hàng.

3. Thời gian đào tạo và cấp bằng

  • Thời gian đào tạo: >= 4 năm theo hệ tín chỉ

+ Năm 1: Kiến thức bổ sung: Tăng cường bổ sung tiếng Anh và các môn Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng trong năm 1 theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Năm 2-5: Các môn chuyên ngành

  • Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp Cử nhân Kinh doanh quốc tế và Logistics

4. Cơ hội việc làm

Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

- Các tập đoàn đa quốc gia, liên doanh, tổ chức tài chính, các công ty luật, công ty tư vấn toàn cầu, công ty xuất nhập khẩu;

- Các cơ quan quản lý các cấp liên quan tới việc hoạch định chính sách cho hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, lập kế hoạch và điều phối tại các nhà máy sản xuất, tham gia điều phối các tập đoàn bán lẻ;

- Các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, bộ và hàng không, các đại lý hàng, đại lý vận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không, tổ chức - khai thác - quy hoạch kho hàng;

- Bất kỳ công ty và doanh nghiệp nào có ứng dụng logistics trong các hoạt động tổ chức khai thác sản xuất của doanh nghiệp như dầu khí, khai thác mỏ, xuất nhập khẩu, … hoặc phục vụ cho hậu cần quân đội.

5. Nội dung chương trình học

Yêu cầu tổng số tín chỉ phải hoàn thành của cả khoá học: 150

- Trong đó tổng số tín chỉ học tập: 137

            + Số tín chỉ bắt buộc: 128

- Tổng số tín chỉ thực tập và làm tốt nghiệp: 13

Video liên quan

Chủ Đề