Khách quan là gì chủ quan là gì

HỎI NHANH:

Theo bạn, trong 6 phát biểu dưới đây, phát biểu nào đưa ra dữ kiện [khách quan], phát biểu nào đang nói về quan điểm [chủ quan]?

  • Bố anh cao hơn bố tôi.
  • Mẹ tôi tuyệt vời nhất thế giới.
  • Số điện thoại của tôi rất khó nhớ.
  • Độ sâu ở đáy đại dương là 11,030 mét.
  • Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
  • Chó Phú Quốc dễ nuôi hơn chú Tây Tạng.

TRẢ LỜI: chỉ có 2 phát biểu thuộc nhóm dữ kiện [khách quan], còn lại là thuộc nhóm quan điểm chủ quan. Vậy phát biểu nào thuộc nhóm nào vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt rất rõ ràng 2 khái niệm: Dữ kiện và Quan điểm.

Xét về mặt định nghĩa, chắc chẳng mấy ai nhầm lẫn giữa 2 khái niệm ‘Dữ kiện‘ và ‘Quan điểm‘.

Dữ kiện: điều được thừa nhận hoặc đã biết, được dựa vào để lập luận, nghiên cứu, tìm tòi. [Nguồn: soha]

Quan điểm: cách nhìn, cách suy nghĩ, cách xem xét đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. [Nguồn: soha]

Định nghĩa rõ ràng như vậy? Sao chúng ta có thể dùng sai thậm chí đánh tráo khái niệm của 2 từ này được nhỉ?

Ví dụ cụ thể: có bao giờ bạn nghe ai đó nói câu “Em chỉ nói sự thật” hoặc ‘Tính tôi thẳng như ruột ngựa, có sao nói vậy’ chưa? Nếu có thì bạn hiểu ý của họ là gì? Chẳng phải họ đang nói rằng họ chỉ nói ‘sự thật’ mà ‘sự thật’ ở đây là những gì họ cho rằng luôn đúng, ai cũng biết và mọi người phải chấp nhận ‘sự thật’ đó? Chẳng phải họ đang nói rằng những gì họ nói là dữ kiện hay sao?

Xin thưa, đây là một ví dụ điển hình của một hành vi rất phổ biến của chúng ta: chúng ta đang trình bày/phát biểu một quan điểm của mình như một dữ kiện luôn đúng, bất di bất dịch.

Sự nhầm lẫn này tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra những tác hại vô cùng lớn. Bởi vì một khi quan điểm trở thành dữ kiện thì người nói sẽ mất đi khả năng nhìn nhận sự việc ở nhiều góc nhìn và từ đó hạn chế rất nhiều tư duy phản biện của mình.

Vậy tôi đang nói dối à?

Sẽ có người đến đây hỏi ‘Thế thì nghĩ sao nói vậy là sai à? Thế tôi nói ra quan điểm của cá nhân tôi thì là không đúng sự thật, là đang nói dối à?’

À không, bài viết này không có ý chê bai sự chính trực, trung thực, và thành thực. Đương nhiên ai cũng có quyền phát biểu ý kiến, quan điểm của riêng mình, ai cũng có quyền NÓI THẬT.

Nhưng có 3 loại sự thật mà chúng ta cần phân biệt rất rõ ràng:

  1. Sự thật cá nhân = quan điểm. Đây là sự thật mà cá nhân mỗi con người chúng ta mặc định, cho là đúng.
  2. Sự thật cộng đồng. Đây là sự thật được hình thành khi chúng ta lặp đi lặp lại 1 điều gì đó quá nhiều lần cho đến khi mọi người ai cũng tin rằng điều đó là đúng. Tôn giáo và chính trị là 2 ví dụ rất cụ thể của sự thật này
  3. Sự thật khách quan = dữ kiện. Đây là sự thật LUÔN LUÔN đúng và được thiết lập không phải do 1 hoặc 1 vài người dựng nên mà là do các phương pháp và công cụ khoa học kiểm chứng được.

Thế nên, từ nay trở đi, trước khi bạn nói ‘Tôi chỉ nói sự thật’, hãy tự đặt cho mình 1 câu hỏi ‘Tôi đang nói sự thật nào trong 3 loại sự thật?’ Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn rất nhiều, trả lời câu hỏi đó sẽ làm bạn suy nghĩ sâu sắc hơn, tư duy rành mạch hơn, và có một cái nhìn sáng suốt hơn.

Rồi, hãy quay lại phần HỎI NHANH ở đầu và tự tìm cho mình lời giải nhé.

Nguồn tham khảo: Neil Degrasse Tyson – Vulture 

Chia sẻ:

Chưa có đánh giá.

Mời các bạn cùng thảo luận

Các bài viết về: Tư duy phản biện

  • Đa góc nhìn – nghe dễ sao làm lại khó?

    Một trong những kỹ năng quan trọng để rèn luyện tư duy phản biện là đứng trên các góc nhìn khác nhau để xem xét, đánh giá sự vật, sự việc. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn gặp trục trặc với việc này dù có vẻ đơn giản? Gửi tiết kiệm ngân hàng: Anh […]

  • Giá đất Thủ Thiêm: mua rẻ, bán đắt, lỗi thằng trả giá cao?

    1- Thành phố HCM tổ chức đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm. Kết quả, các lô đất đều được đấu giá thành công với mức giá cao. Cụ thể, công ty Tân Hoàng Minh đặt giá 24.5 ngàn tỷ cho lô đất rộng hơn 10 ngàn m2 [trung bình 2,4 tỷ/ m2]. Giá […]

  • Bán giá cao liệu có “lừa đảo”

    Bạn đi ra chợ Bến Thành mua nón lá và vô tình biết được giá ở đây cao cấp 3 lần chợ An Đông. Hầu hết cảm giác của người đi mua hàng là mình bị trấn lột hay lừa đảo.   Vậy góc nhìn cho tình huống này là gì?   1. Góc nhìn […]

  • “Tiên học lễ, hậu học văn” – có ảnh hưởng tiêu cực đến Sáng tạo?

    Đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Nguyễn Ngọc Thêm đang gây tranh cãi. Ông đưa ra 1 giả thuyết [hypothesis] là: “Tiên học lễ” trói buộc con người, yêu cầu người dưới phục tùng người trên và từ đó hạn chế sức sáng tạo. Nói là giả thuyết […]

  • Kỹ năng tư duy định lượng?

    Tư duy định lượng là gì? Là sự kết hợp giữa kỹ năng toán + năng lực tư duy phản biện để giải quyết 1 bài toán của đời sống thực. Đây là loại năng lực cực kỳ cốt yếu của con người, đặc biệt là các nhà quản lý và lãnh đạo. Hầu hết […]

  • Đối Diện Thách Thức

    Trong gian khó, ắt có cơ hội, chỉ là giữ tâm thanh tịnh sẽ từ từ nhìn thấy cơ hội. Khi khó khăn đừng tự trói mình vào các suy tư dằn vặt. Cái gì đã qua cho qua, cái gì phải đến sẽ đến, dũng cảm đối diện và hãy tươi tỉnh bằng mọi […]

  • Shopping ở… Mỹ

    Đối với giới doanh nhân toàn thế giới, thị trường Mỹ quả thực là một chiến trường vừa vô cùng hấp dẫn lại hết sức khốc liệt. Thế nhưng hệ quả của cuộc chiến này lại biến nước Mỹ thành “thiên đường” cho các “thượng đế” mua sắm. Shopping ở Mỹ quả thực rất “sướng”! […]

  • Tranh Luận – Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?

    Nhân clip “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, cùng thử bàn về các thành phần của 1 cuộc tranh luận. Cảm xúc và tư duy Hôm qua tới giờ OISP nóng vụ Phan Anh. Trưa nay ngồi ăn, cô bé nhân viên part time nói với mình: “Hôm qua lúc coi clip, […]

  • Học Tư Duy Phản Biện Là Học Gì?

      Câu chuyện 1:  Sếp và nhân viên đi dự hội thảo. Về – Sếp hỏi: các em học được gì từ phát biểu của anh K mà thấy tâm đắc thế? – Nhân viên: dạ, em thấy hay lắm, anh K nói trong những năm tới, phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như […]


Các bài viết khác

  • Đa góc nhìn – nghe dễ sao làm lại khó?

    Một trong những kỹ năng quan trọng để rèn luyện tư duy phản biện là đứng trên các góc nhìn khác nhau để xem xét, đánh giá sự vật, sự việc. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn gặp trục trặc với việc này dù có vẻ đơn giản? Gửi tiết kiệm ngân hàng: Anh […]

  • Giá đất Thủ Thiêm: mua rẻ, bán đắt, lỗi thằng trả giá cao?

    1- Thành phố HCM tổ chức đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm. Kết quả, các lô đất đều được đấu giá thành công với mức giá cao. Cụ thể, công ty Tân Hoàng Minh đặt giá 24.5 ngàn tỷ cho lô đất rộng hơn 10 ngàn m2 [trung bình 2,4 tỷ/ m2]. Giá […]

  • Bán giá cao liệu có “lừa đảo”

    Bạn đi ra chợ Bến Thành mua nón lá và vô tình biết được giá ở đây cao cấp 3 lần chợ An Đông. Hầu hết cảm giác của người đi mua hàng là mình bị trấn lột hay lừa đảo.   Vậy góc nhìn cho tình huống này là gì?   1. Góc nhìn […]

  • Chuyển đổi số và các câu chuyện vui

    Chuyển đổi số là chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây, nhưng thực tiễn triển khai cũng là điều thú vị không kém. Cùng xem các câu chuyện vui được quan sát bởi Thinking School để thấy được hoạt động này ở Việt Nam. Đi uống café. Ngồi vào bàn. Hỏi: […]

  • “Tiên học lễ, hậu học văn” – có ảnh hưởng tiêu cực đến Sáng tạo?

    Đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Nguyễn Ngọc Thêm đang gây tranh cãi. Ông đưa ra 1 giả thuyết [hypothesis] là: “Tiên học lễ” trói buộc con người, yêu cầu người dưới phục tùng người trên và từ đó hạn chế sức sáng tạo. Nói là giả thuyết […]

  • Kỹ năng tư duy định lượng?

    Tư duy định lượng là gì? Là sự kết hợp giữa kỹ năng toán + năng lực tư duy phản biện để giải quyết 1 bài toán của đời sống thực. Đây là loại năng lực cực kỳ cốt yếu của con người, đặc biệt là các nhà quản lý và lãnh đạo. Hầu hết […]

  • 2,000 tỷ nhiều hay ít?

    2,000 tỷ nhiều hay ít?   Với cá nhân Ad thì chắc là quá lớn quá đã, nhưng với Tp.HCM thì sao ta?   Thử xem số liệu gần đây về việc TP.HCM được TW cân nhắc hỗ trợ 2.000 tỉ đồng trong công tác chống dịch xem nhé   1. Trong 5 năm gần […]

  • Thấy gì từ livestream của tân Chủ Tịch Tp.HCM Phan Văn Mãi

    Tối 08/07/2021, tân chủ tịch TP. HCM có buổi giao lưu cùng người dân TP. HCM thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội. Có gì hay, có gì còn có thể cải thiện, cùng xem phân tích của TS. Vũ Thế Dũng – CEO Thinking School để rõ thêm nhé Ưu điểm 1. […]


Chủ Đề